Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Tuyến phòng thủ đầu tiên" của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn

Chủ nhật, 16:30 29/08/2021 | Sống khỏe

Một khi niêm mạc bị rách, cơ quan này sẽ bị tấn công, xuất hiện tình trạng viêm nhiễm và các biến đổi bệnh lý khác, thậm chí có thể phát triển thành ung thư theo thời gian.

Chúng ta thường nhấn mạnh tầm quan trọng của dạ dày, phổi và các cơ quan khác, nhưng lại dễ dàng bỏ qua lớp màng nhầy "lót" của chúng. Lớp này được gọi là niêm mạc, là tuyến phòng thủ quan trọng của hệ thống miễn dịch của con người. Nó không chỉ có thể tiết ra chất nhầy mà còn có thể ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh và duy trì sự ổn định của môi trường bên trong của các mô và cơ quan.

Những lớp niêm mạc của cơ quan nào dễ bị tổn thương? Làm sao để bảo vệ chúng?

1. Niêm mạc miệng - "quả bóng bảo vệ" miệng

Tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn - Ảnh 1.

Niêm mạc miệng là mô liên kết bao phủ bên trong khoang miệng. Kết cấu của nó mềm và ẩm, giống như một "quả bóng bảo vệ" của khoang miệng. Tuy nhiên, khi chúng ta già đi, niêm mạc miệng sẽ mỏng và nhạy cảm hơn. Chức năng của nó cũng dần bị thoái hóa, dễ xảy ra nhiều bệnh lý răng miệng, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thu.

Khi chúng ta uống nước hoặc ăn một thứ gì đó mà cảm thấy đau miệng, khô miệng không thể thuyên giảm thì tức là niêm mạc miệng đã bị tổn thương. Một khi xảy ra hiện tượng chảy máu không rõ nguyên nhân, vết loét, có màu sắc bất thường và ăn mòn thì tình trạng tổn thương niêm mạc miệng đã nghiêm trọng và bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.

Chức năng của niêm mạc miệng

Trước hết, bản thân niêm mạc miệng đóng 2 vai trò chính:

- Chức năng cảm giác: Khi ăn, niêm mạc miệng sẽ phát huy hết tác dụng của xúc giác, nhiệt độ, cảm giác đau, vị giác... để mọi người hiểu rõ hơn về độ cứng, nóng lạnh, chua ngọt, cay đắng của đồ ăn.

- Khả năng chống kích ứng: Niêm mạc miệng thường phải chịu áp lực, lực kéo và ma sát khi nhai thức ăn, nhưng nó có thể chống lại những kích thích cơ học này ở một mức độ nhất định và đảm bảo rằng cơ thể con người ăn uống bình thường.

Thứ hai, nước bọt do niêm mạc miệng tiết ra cũng có 2 vai trò chính:

- Loại bỏ chất độc hại trong miệng: Có một số chất kháng khuẩn trong nước bọt, có thể loại bỏ hiệu quả các chất độc hại trong khoang miệng và làm giảm sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng.

- Hỗ trợ tiêu hóa: Amylase nước bọt trong nước bọt có thể giúp tiêu hóa thức ăn.

Tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn - Ảnh 2.

3 việc nên làm để duy trì niêm mạc miệng khỏe mạnh

- Tránh kích ứng: Giảm ăn thức ăn cay, kích thích, cay nóng, cứng để tránh kích ứng trực tiếp niêm mạc miệng. Mặt khác giảm ăn đồ nếp, nhiều đường, đồ uống có ga... để giảm sự phát triển của vi khuẩn miệng.

- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng và súc miệng sau bữa ăn. Đồng thời kiểm tra răng miệng mỗi năm một lần.

- Bổ sung vitamin B để thúc đẩy quá trình lành vết loét và bảo vệ tế bào miệng: Nên ăn nhiều thịt, trứng, sữa, cần tây, rau diếp, cải bó xôi... vì nhóm thực phẩm này giàu vitamin B.

2. Niêm mạc thực quản, "chiếc ô bảo vệ" thực quản

Thực quản, nối với thanh quản ở phía trên và dạ dày ở phía dưới, vì vậy, niêm mạc thực quả dễ bị ảnh hưởng do tiếp xúc gần với thức ăn nhập khẩu. Một khi bị tổn thương, thực quản sẽ có một số bất thường về hình thái và chức năng như thực quản bị xơ cứng và giảm độ đàn hồi nên sẽ ảnh hưởng đến chức năng nuốt. Tổn thương lâu dài có thể dẫn đến viêm mãn tính, loét và cuối cùng là ung thư.

Tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn - Ảnh 3.

Niêm mạc thực quản "sợ" 4 điều:

- Sợ nóng: Niêm mạc thực quản chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 40-50 độ C. Nếu tiếp xúc nhiệt độ cao hơn dễ bị rách hoặc xói mòn, gây viêm, loét và thậm chí là ung thư thực quản.

- Sợ cứng: Thường xuyên ăn một số thức ăn thô, cứng chắc chắn sẽ gây ra những tổn thương thực thể cho niêm mạc thực quản, thậm chí có thể để lại sẹo trên niêm mạc thực quản.

- Sợ mặn: Thức ăn muối chua như dưa muối, cá muối, thịt muối chứa nhiều nitrit, nếu ăn lâu dài có thể gây đột biến tế bào niêm mạc thực quản và gây ung thư thực quản.

- Sợ axit: Axit ở đây là axit dịch vị, axit dạ dày là một axit mạnh, khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ gây kích ứng thậm chí ăn mòn niêm mạc thực quản khiến nó bị tổn thương, xuất hiện các vết loét, trào ngược thực quản.

Chất dinh dưỡng bảo vệ niêm mạc thực quản

Ngoài việc tránh xa các tác nhân gây tổn thương đến thực quản, chúng ta cũng có thể bổ sung một số chất dinh dưỡng trong cuộc sống hàng ngày để giúp quá trình tự phục hồi của niêm mạc thực quản. Các chất này bao gồm:

Tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn - Ảnh 4.

- Vitamin A : Được biết đến là "chất phục hồi niêm mạc", có chức năng giữ ẩm cho niêm mạc, sửa chữa niêm mạc, chống lại sự xâm nhập của vi trùng.

Xoài, táo, chuối, xà lách, bí ngô... là những thực phẩm rất giàu vitamin A. Bạn cũng có thể ăn một số loại rau củ quả có màu xanh đậm hoặc vàng đỏ như cà rốt, bông cải xanh... vì chúng rất giàu caroten có thể chuyển hóa thành Vitamin A.

- Protein: Mặc dù protein trong khẩu phần ăn có thể kích thích tiết axit dịch vị nhưng cũng có thể kích thích tiết gastrin. Gastrin có thể tăng cường sức căng của cơ thắt thực quản dưới và ức chế trào ngược dạ dày thực quản. Vì vậy, có thể ăn thịt nạc, tôm cá, trứng, sữa tách béo... một cách thích hợp.

3. Niêm mạc dạ dày, tuyến phòng thủ đầu tiên bảo vệ dạ dày

Niêm mạc dạ dày là lớp trong cùng của thành dạ dày. Một lượng rượu nhất định, thuốc aspirin, axit cholic và axit axetic đều có thể phá vỡ hàng rào này và các chất ion có thể thoát đến những nơi chúng không nên đến, điều này có thể gây ra một loạt các tổn thương, chẳng hạn như phù nề niêm mạc, chảy máu và loét dạ dày.

Tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn - Ảnh 5.

3 điều sợ nhất của niêm mạc dạ dày

- Sợ ăn đêm: Nhiều người ăn tối không đều đặn vì lý do công việc, đặc biệt là ăn quá khuya rồi đi ngủ ngay. Thói quen này về lâu dài sẽ khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương rất nghiêm trọng.

- Ăn quá no: Ăn uống quan trọng là chỉ nên ăn no 70%, nhưng đứng trước đồ ăn ngon, nhiều người rất dễ rơi vào tình trạng ăn quá no. Lúc này, thức ăn tiêu hóa trong dạ dày càng lâu thì gánh nặng càng lớn và khả năng niêm mạc dạ dày bị thương càng lớn.

- Đồ ăn chế biến sẵn: Ăn nhiều thực phẩm hun khói, nướng, chiên rán dễ chứa các chất gây ung thư như benzopyrene và các hydrocacbon thơm trong thời gian dài có thể kích thích niêm mạc dạ dày. Tiêu thụ quá nhiều muối trong các sản phẩm ngâm chua cũng có thể làm hỏng hàng rào niêm mạc dạ dày.

Tuyến phòng thủ đầu tiên của miệng, thực quản, dạ dày một khi bị hư hại, viêm nhiễm và ung thư đều có thể tìm đến bạn - Ảnh 6.

Cách ăn uống bồi bổ dạ dày

- Uống nước là cách đơn giản nhất để nuôi dưỡng dạ dày: BS Vĩ, Giám đốc Khoa Lá lách và Dạ dày tại 1 Bệnh viện thuộc Học viện Khoa học Y tế Trung Quốc, tin rằng uống nhiều nước đun sôi có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày ở một mức độ nào đó. Nước đun sôi để nguội trong y học Trung Quốc được coi là một chất nuôi dưỡng dạ dày, giúp tránh tổn thương niêm mạc dạ dày.

- Bổ sung vitamin C  và vitamin U - "người sửa chữa" niêm mạc dạ dày: Vitamin C không chỉ có thể ức chế sự tiết axit dịch vị và bảo vệ hiệu quả niêm mạc dạ dày mà còn có thể thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen và hỗ trợ phục hồi niêm mạc dạ dày. Táo tàu, kiwi, chanh, cam, bắp cải... là những "đại gia" vitamin C nên bạn có thể ăn thường xuyên hơn.

Trong khi đó, vitamin U còn được gọi là "yếu tố chống loét", có tác dụng phục hồi mạnh mẽ niêm mạc dạ dày và có lợi cho việc phục hồi các bệnh như loét dạ dày và xói mòn niêm mạc dạ dày. Bắp cải, rau diếp, cỏ linh lăng và các loại rau lá xanh khác có hàm lượng vitamin U cao và bạn có thể ăn thường xuyên.

Theo KKNews,Sohu

T.L

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè nắng nóng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh so với thời tiết bình thường, điều này sẽ làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư hạ họng không có triệu chứng rõ rệt nên chỉ 4% số ca được phát hiện sớm. Từ 60 tới 80% số trường hợp phát hiện bệnh khi đã có di căn hạch cổ.

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Y tế - 4 giờ trước

Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Ghi nhận thực tế có bệnh nhân tiêu chảy, ngứa 10 năm không biết mình nhiễm giun đũa chó, mèo. Vậy chẩn đoán căn bệnh này thế nào?

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Một cô gái 33 tuổi đã tử vong sau khi thực hiện thủ thuật đặt bóng hơi vào dạ dày để giảm cân trước ngày cưới.

Những người nên hạn chế ăn bún

Những người nên hạn chế ăn bún

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bún rất phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bởi vậy, bạn phải lưu ý cách chọn bún để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe.

8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thiếu sắt là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nhiều người không nhận ra rằng lượng sắt của họ thấp. Thiếu sắt có thể gây ra một loạt vấn đề cho sức khỏe…

Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra?

Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Gan là cơ quan chính chuyển hóa thuốc trong cơ thể nhưng nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau.

Kiểm soát dịch COVID-19 tốt nên Bộ Y tế không sử dụng tới nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Kiểm soát dịch COVID-19 tốt nên Bộ Y tế không sử dụng tới nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo, việc kiểm soát dịch bệnh tốt và huy động các nguồn viện trợ, tài trợ vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến không phải sử dụng nguồn vốn này.

5 thực phẩm bổ sung có tác dụng chống lão hóa

5 thực phẩm bổ sung có tác dụng chống lão hóa

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mong muốn duy trì sự trẻ khỏe là mục đích nhắm đến của mỗi con người. Mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, nhưng việc bổ sung một số chất trong thói quen hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa...

Chiều nay, 3 nạn nhân bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính ra viện

Chiều nay, 3 nạn nhân bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính ra viện

Y tế - 1 ngày trước

Trong chiều nay 25/5, 3 người bị thương trong vụ cháy nhà trọ Trung Kính, điều trị tại Bệnh viện Giao thông Vận tải sẽ được xuất viện.

Top