Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ nam thanh niên phải cắt bỏ chân vì đắp lá chữa tiểu đường: Hãi hùng những hậu quả khôn lường từ thói quen hàng triệu người Việt hay mắc phải

Thứ hai, 19:10 11/03/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet – Lở loét, hoại tử, phải cắt bỏ một phần cơ thể, thậm chí tử vong… là những hậu quả khôn lường có thể gặp phải khi tự ý dùng các loại lá hoặc các bài thuốc nam truyền miệng trong dân gian để chữa bệnh.

Mới đây, Bệnh viện Nội tiết Trung ương đã tiếp nhận một bệnh nhân nam (quê Phú Thọ) bị biến chứng đái tháo đường type 1, loét hoại tử bàn chân trái. Bệnh nhân phát hiện bị đái tháo đường đường cách đây 12 năm và đang tự điều trị tại nhà.

Chàng trai trẻ phải cắt bỏ chân do đắp lá chữa tiểu đường Chàng trai trẻ phải cắt bỏ chân do đắp lá chữa tiểu đường

Bệnh nhân 28 tuổi (Phú Thọ) mắc tiểu đường, biến chứng loét, hoại tử bàn chân vì một vết xước nhỏ.

Theo lời kể của bệnh nhân, trước khi vào viện khoảng một tháng, anh bị ngã xe máy, xây xát vùng da mu chân trái, không gãy xương. Vài ngày sau, vết thương lan rộng, sâu toàn bộ chân trái, chảy dịch hôi, sưng tấy, đau nhức, mất cảm giác. Bệnh nhân vẫn không tới bệnh viện điều trị mà ở nhà tự dùng thuốc kháng sinh và tìm các loại thuốc lá dân gian để đắp lên vết thương. Sau đó không lâu, người này thấy mệt mỏi, sốt cao trên 38 độ C, vết thương hoại tử lan rộng gần hết mu chân, lan tỏa xuống gan chân, chảy dịch hôi thối…

Khi tiếp nhận bệnh nhân, BS Tôn Thất Kha, Trưởng khoa Điều trị tích cực, Bệnh viện Nội tiết Trung ương nhận định đây là ca bệnh diễn biến rất nặng do nhập viện muộn. Khi vào viện, sức đề kháng của bệnh nhân rất yếu, sốt cao liên tục kèm theo viêm phổi, nhiễm trùng bàn chân nặng, được theo dõi nhiễm khuẩn huyết nghiêm trọng.

Theo BS Kha, để bảo toàn tính mạng, các bác sĩ đã phải cắt chân của bệnh nhân lên gần đến đùi. Đây là một đáng tiếc do sai lầm và thiếu hiểu biết trong việc chăm sóc, điều trị bệnh đái tháo đường.


Bệnh nhân phải cắt bỏ chân vì đắp lá chữa đái tháo đường. Ảnh TL

Bệnh nhân phải cắt bỏ chân vì đắp lá chữa đái tháo đường. Ảnh TL

Trên thực tế, không chỉ bệnh nhân mắc đái tháo đường có quan niệm đắp các loại lá hoặc bài thuốc nam truyền miệng trong dân gian để chữa bệnh mà đây là thói quen của hàng triệu người Việt. Dù việc làm này tiềm ẩn vô vàn những hậu quả khôn lường, thậm chí đe dọa đến tính mạng của người bệnh nhưng nhiều hệ lụy, câu chuyện đau lòng vẫn diễn ra.

Tử vong vì đắp lá chữa mụn

Giữa năm 2018, Bệnh viện Việt Nam Thụy Điển (Uông Bí, Quảng Ninh) đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 47 tuổi trú tại thị xã Đông Triều, Quảng Ninh nhập viện trong tình trạng co giật, sốt cao trên 40 độ C, vùng mông có vết loét rộng đường kính 10cm, sâu 4cm đang chảy dịch mủ.

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân, vài tháng trước bệnh nhân có mọc một cái nhọt ở mông nhưng đã chủ quan không đi khám. Một thời gian sau, người này thường xuyên kêu đau, nhức vùng mông do vết mụn sưng to. Tuy nhiên, anh cũng không đi khám mà tự mua các loại cao dán về đắp.

Sau khi đắp cao vết mụn càng sưng to, mưng mủ và vỡ ra chảy nhiều mủ trắng lẫn máu. Chưa dừng lại ở đó, nghe một số người hàng xóm mách, bệnh nhân đã mua 2 liều thuốc nam về đắp tiếp. Sau đắp thuốc 1 ngày bệnh nhân có biểu hiện mê sảng, co giật, sốt cao gia đình mới vội vàng đưa đến viện cấp cứu.

Sau khi thăm khám, các bác sĩ kết luận, bệnh nhân bị nhiễm khuẩn huyết có vết loét rộng vùng mông trên nền bệnh xơ gan. Dù được cứu chữa nhưng sau 3 ngày điều trị tích cực không tiến triển, tiên lượng xấu, gia đình bệnh nhân đã xin về nhà lo hậu sự.

Mất cơ hội điều trị ung thư vú vì tin bài thuốc đắp lá của thầy lang

Giữa năm 2018, Bệnh viện K cơ sở Tân Triều đã tiếp nhận một nữ bệnh nhân 51 tuổi, ở Bắc Quang, Hà Giang nhập viện với các vết lở loét, sưng phồng, chảy máu mủ ở vú.


Nhiều người rơi vào tình trạng ngực lở loét, hoại tử vì tin vào các bài thuốc dân gian truyền miệng chữa ung thư. Ảnh Internet

Nhiều người rơi vào tình trạng ngực lở loét, hoại tử vì tin vào các bài thuốc dân gian truyền miệng chữa ung thư. Ảnh Internet

Theo lời kể của bệnh nhân, trước đó khoảng 1 năm, bà tự sờ thấy u vú nhưng không đi khám mà nghe lời mách bảo mua thuốc lá của thầy lang về đắp. Gần một năm đắp lá, khối u vú không nhỏ đi mà ngày càng to hơn, căng phồng như quả bưởi. Sau đó, chúng vỡ gây loét ngoài da khiến ngực người này sùi như chiếc súp lơ.

Theo BS Đỗ Huyền Nga, Phó Khoa Nội 1 (Bệnh viện K), bệnh nhân đã bị tổn thương nặng toàn bộ vú trái, giai đoạn lan rộng tại chỗ không còn khả năng phẫu thuật. Các bác sĩ chỉ có thể điều trị triệu chứng, kéo dài thời gian sống của bệnh nhân.

Hoại tử hậu môn vì đắp lá chữa trĩ

Cũng trong năm 2018, một bệnh nhân nữ 36 tuổi (quê Phù Ninh, Phú Thọ) được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ trong tình trạng bị hoại tử hậu môn vì tự ý cắt lá thuốc nam chữa tại nhà.

Theo đó, bệnh nhân bị trĩ hơn 1 năm trước nhưng do tâm lý chủ quan, e ngại, chị này không tới viện điều trị theo chỉ định của các bác sĩ, mà mua thuốc nam đắp theo lời mách của người quen. Sau 4 ngày đắp thuốc, tình trạng đau đớn càng trầm trọng hơn, bệnh nhân mới tới viện để điều trị.

Theo BS Nguyễn Quang Hòa, Trưởng Khoa Ngoại tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ) bệnh nhân bị hoại tử nặng vùng hậu môn, được chỉ định phẫu thuật cắt trĩ vì tình trạng bệnh khá nguy hiểm, nếu chậm trễ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Sản phụ bị áp xe, chảy mủ vì đắp lá chữa tắc tia sữa

Tháng 10/2018, BS Nguyễn Thị Bích Thủy, Trưởng khoa Khám Phụ khoa tự nguyện (Bệnh viện Phụ sản Hà Nội) cho biết, Bệnh viện đã điều trị cho sản phụ Trần Thị H. (Thị trấn Na Hang, Tuyên Quang) bị áp xe vú ngực chảy mủ do điều trị tắc tuyến sữa sai cách.

Trước đó, sản phụ được đưa đến bệnh viện trong tình trạng ngực có một ổ nhiễm khuẩn, chảy mủ. Theo lời người nhà bệnh nhân, sản phụ này mới sinh con và đang trong thời kỳ cho con bú thì bị tắc sữa. Nghe lời người thân, chị này đã dùng các loại lá cây để đắp vào ngực. Tuy nhiên, chỉ sau vài ngày, ngực bệnh nhân vô cùng đau nhức, chảy mủ vàng. Khi đó, người nhà mới tá hỏa đưa sản phụ đến bệnh viện thăm khám thì đã trong tình trạng bị áp xe ngực nặng, phải ở lại viện điều trị.

Theo các chuyên gia, việc đắp các loại lá hoặc các bài thuốc nam truyền miệng trong dân gian thực sự rất nguy hiểm. Việc tự ý mua lá, rễ cây về sắc uống, đắp ngoài theo gợi ý của người quen mách bảo mà không theo chỉ định của thầy thuốc, không đến cơ sở thuốc y học cổ truyền được cấp phép… đều có thể dẫn đến hậu quả đáng tiếc. Ðể tránh tình trạng tiền mất tật mang, các bác sĩ khuyến cáo khi phát hiện các triệu chứng bệnh, cần đến các cơ sở chuyên khoa để được chẩn đoán, tư vấn và điều trị đúng cách.

N.Mai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bật mí công dụng chữa ‘bách bệnh’ từ loại lá rụng đầy vườn, sử dụng theo cách này rất tốt cho người bệnh tiểu đường

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Ổi được biết đến là một loại quả chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, tác dụng của lá ổi đối với sức khỏe không phải ai cũng nắm rõ. Bài viết dưới đây cung cấp các thông tin hữu ích liên quan đến loại lá này.

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Thiếu vitamin và khoáng chất có thể gây ung thư

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

Dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong phòng ngừa và điều trị ung thư. Sự thiếu hụt một số vitamin, khoáng chất có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư...

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Mùa hè, uống trà xanh theo cách này còn tốt hơn thuốc bổ, đây có thể là 'bí quyết sống thọ' của người Nhật

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

GĐXH - Trà xanh không chỉ ngon mà còn nhiều lợi ích cho sức khỏe, nó giúp chống oxy hóa cực mạnh, chống các gốc tự do và làm giảm quá trình lão hóa và tất nhiên là cả giảm cân nữa rồi.

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Bí quyết để đạt được mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày

Sống khỏe - 13 giờ trước

Đi bộ 10.000 bước mỗi ngày đã trở thành một khuyến nghị phổ biến được sử dụng để thúc đẩy hoạt động thể chất thường xuyên. Tuy nhiên, cần làm gì để thực hiện đủ mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày?

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 13 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Loại quả mùa hè thơm ngon bổ dưỡng, giúp ngừa bệnh tiểu đường và giảm mỡ máu, người Việt nên ăn thường xuyên để kéo dài tuổi thọ

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Quả mướp không chỉ là món ăn ngon mà còn là một vị thuốc chữa được nhiều bệnh, trong đó mướp đặc biệt tốt trong việc ngừa bệnh tiểu đường, mỡ máu, tim mạch...

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 1 ngày trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Top