Hà Nội
23°C / 22-25°C

Từ vụ bé 12 tuổi bị ung thư thận, bác sĩ chỉ rõ "thủ phạm" chính là món bé hay ăn hàng ngày

Thứ ba, 21:00 31/03/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Theo bác sĩ, thói quen ăn quá nhiều bánh mì có lẽ chính là "thủ phạm" khiến cậu bé mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Ngày 28/3 vừa qua, trang Sohu đưa tin, cậu bé Tiểu Bảo (12 tuổi ở Trung Quốc) đã tử vong sau 1 tháng điều trị ung thư thận không hiệu quả.

Trước đó, Tiểu Bảo nhập viện trong tình trạng đau bụng, bác sĩ phát hiện phần bụng phía bên phải của cậu bé có một vết sưng nhỏ.

Sau khi xét nghiệm chụp CT, xét nghiệm máu và xét nghiệm chức năng gan và thận, kết quả cho thấy chỉ số Nitơ urê, Creatinine, Phosphatase kiềm và Lactate dehydrogenase của Tiểu Bảo đều rất cao, cho thấy chức năng gan và thận bị đã bị suy giảm nghiêm trọng. Chẩn đoán cuối cùng là ung thư thận.

Từ vụ bé 12 tuổi bị ung thư thận, bác sĩ chỉ rõ thủ phạm chính là món bé hay ăn hàng ngày - Ảnh 2.

Ảnh: Sohu/TTT

Điều tra bệnh sử, cha Tiểu Bảo kể rằng, do công việc bận rộn nên chuyện ăn uống của con trai đều là do cậu bé tự chuẩn bị. Do thích món bánh mì nên cậu thường xuyên ăn trừ bữa, có ngày cậu bé ăn tới 5 chiếc bánh mì.

Theo bác sĩ, thói quen ăn quá nhiều bánh mì có lẽ chính là "thủ phạm" khiến cậu bé mắc căn bệnh nguy hiểm này.

Mặc dù là món ăn nhanh, rẻ tiền và được nhiều người ưa thích, nhưng theo các chuyên gia, dù có yêu thích thì món bánh mì cũng chỉ nên хuất hiện vàо buổi sáng hоặc một trоng hаi bữа ăn nhẹ. Mỗi ngàу chỉ nên ăn khоảng 2 - 3 lát bánh mì kèm các thực phẩm khác.

Tuyệt đối không ăn bánh mì trừ bữa vì đây là thực phẩm mà cơ thể nhanh chóng tiêu hóa và chuyển hóa thành đường glucose trong máu, làm tăng nguy cơ sản sinh ra hormone chất béo insulin. Nếu lạm dụng ăn bánh mỳ sẽ dễ dấn tới tới tình trạng tiểu đường, béo phì, táo bón... Đây cũng là "tiền thân" của nhiều bệnh mãn tính khác.

Dưới đây là những lý do bạn nên từ bỏ bánh mì trong thực đơn hàng ngày của mình.

Từ vụ bé 12 tuổi bị ung thư thận, bác sĩ chỉ rõ thủ phạm chính là món bé hay ăn hàng ngày - Ảnh 3.

Chỉ nên ăn khоảng 2 - 3 lát bánh mì kèm các thực phẩm khác. Ảnh minh họa

Tăng nguy cơ mệt mỏi mãn tính

Đó là kết luận của bác sĩ chuyên khoa tim William Davis của Hoa Kỳ. Ông khẳng định rằng bánh mì là nguyên nhân của "căn bệnh thế kỷ": Gây mệt mỏi mãn tính. Bởi theo những nghiên cứu gần đây, các loại bánh mì bày bán trên thị trường không mang lại sức khỏe cho bạn. Các nhà khoa học từng chỉ ra rằng việc sử dụng bánh mì trắng với số lượng không giới hạn dẫn đến thiếu chất xơ trong cơ thể. Tuy nhiên, chất xơ lại giúp bộ não bộ hoạt động, vì vậy khi thiếu chúng não bộ không thể hoạt động bình thường.

Tăng nguy cơ gây ung thư thận

Kết luận trên được Viện nghiên cứu dược Milan (Ý) rút ra sau cuộc khảo sát chế độ ăn uống của 767 bệnh nhân bị ung thư biểu mô tế bào thận (Renal Cell Carcinoma – RCC) và 1.534 người khỏe mạnh cách đây 9 năm. Khi so sánh giữa nhóm hấp thu nhiều ngũ cốc nhất và nhóm ít nhất, bánh mì đã làm tăng nguy cơ mắc bệnh RCC lên 94%; mì ống và gạo ở mức 29%; sữa và yoghurt 27%. Ngược lại, nguy cơ trên giảm 26% ở nhóm ăn nhiều thịt gia cầm và giảm 35% ở nhóm ăn nhiều rau quả.

Tăng đường huyết

Theo Boldsky, bánh mì được làm từ bột ngũ cốc, cơ thể tiêu hóa và chuyển hóa nhanh chóng thành glucose trong máu, kích thích sản xuất các hormone béo insulin. Thậm chí, bánh mì còn có chỉ số đường huyết GI cao hơn so với các loại kẹo ngọt. Lượng đường trong máu tăng giảm liên tục có thể khiến bạn cảm thấy đói nhanh chóng. Điều này tiếp tục gây ra một chu kỳ ăn thường xuyên, dẫn tới tình trạng béo phì, tăng cân mất kiểm soát.

Thiếu dinh dưỡng thiết yếu

Bánh mì đáp ứng nhu cầu khi đói, nhưng nó lại thiếu giá trị dinh dưỡng. Thường xuyên ăn bánh mì có thể dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em.

Không những thế, bánh mì còn là nguyên nhân làm giảm hấp thụ dinh dưỡng từ các thực phẩm khác. Các axit phytic trong lúa mì sẽ tạo phản ứng hóa học với các chất kẽm, sắt, canxi, không tạo thành chất dinh dưỡng. Đồng thời gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, làm cho các chất dinh dưỡng không còn hiệu quả.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Ăn dưa hấu nhớ kỹ những lưu ý này để tránh rước bệnh vào thân

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Dưa hấu chứa nhiều vitamin và chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai ăn dưa hấu cũng tốt. Dưới đây là những điều cần lưu ý khi ăn dưa hấu có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm cho cơ thể.

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 2 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Những thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây nguy cơ ngộ độc trong mùa nắng nóng

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, các thực phẩm có nguồn gốc động vật, nhiều đạm gồm thịt, cá, hải sản, sữa, đồ chưa nấu chín hoặc còn tái như rau quả sống, sushi, nem chua... là nhóm thực phẩm dễ bị vi khuẩn tấn công gây ngộ độc trong mùa nắng nóng.

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bài tập phòng ngừa và ngăn chặn sự phát triển của phì đại tiền liệt tuyến

Bệnh thường gặp - 4 giờ trước

Chẩn đoán nhanh chóng phì đại tiền liệt tuyến giúp người bệnh được can thiệp điều trị kịp thời, đồng thời áp dụng các bài tập vận động thể chất, xoa bóp để phòng ngừa và ngăn sự tiến triển của bệnh.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

9 món ăn bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh gan nhiễm mỡ hiệu quả nhất

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có thể kiểm soát và điều trị được nếu như bạn thực hiện đúng phương pháp.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng thế nào hiệu quả nhất?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Mướp đắng tốt cho người bệnh tiểu đường nhưng không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn một đến hai lần trong một tuần và nên ăn vào buổi sáng.

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Các phương pháp điều trị nhồi máu cơ tim cấp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Nhồi máu cơ tim cấp là trường hợp cần được điều trị ngay lập tức, vì vậy hầu hết các trường hợp đều được xử lý điều trị ở phòng cấp cứu...

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bài tập cho người thiểu năng tuần hoàn não

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Thiểu năng tuần hoàn não là một bệnh khá phổ biến hiện nay. Cùng với việc dùng thuốc, chế độ dinh dưỡng khoa học thì tập luyện thể dục thể thao có vai trò hết sức quan trọng trong phòng và điều trị bệnh thiểu năng tuần hoàn não.

Top