Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tử vong vì pha cồn y tế thành rượu để... uống

Thứ tư, 07:00 19/07/2017 | Y tế

GiadinhNet - Các chuyên gia cấp cứu, chống độc nhiều lần cảnh báo việc uống phải cồn công nghiệp methanol rất nguy hiểm, có thể gây chết người. Thực tế, việc hít phải methanol vẫn có nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt với những người thường xuyên phải tiếp xúc.

Điều trị bệnh nhân ngộ độc rượu ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: V.Thu
Điều trị bệnh nhân ngộ độc rượu ở Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: V.Thu

Nghiện rượu tới mức pha cồn y tế để uống

Từ đầu năm 2017 đến nay, Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận tới 4 bệnh nhân ngộ độc methanol do uống nhầm cồn y tế, trong đó một bệnh nhân tử vong, một người bị di chứng ở não, hai người được hồi phục. BS Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc cho biết: “Có cả những trường hợp pha cồn y tế để uống do nghiện rượu, thiếu rượu uống hoặc hiểu nhầm cồn y tế là an toàn”.

Cụ thể, trường hợp tử vong là một người đàn ông 45 tuổi, ở Hà Nội, có tiền sử nghiện rượu. Ông này mua cồn y tế về pha thành rượu uống, sau đó rơi vào tình trạng nguy kịch, hôn mê, co giật, tổn thương não, sốc, toan chuyển hóa nặng. Kết quả xét nghiệm máu cho thấy, nồng độ cồn công nghiệp Methanol là hơn 320mg/dL (cao gấp 16 lần mức cho phép). Mặc dù được điều trị tích cực, nhưng bệnh nhân đã tử vong,

Một chi tiết quan trọng là loại cồn y tế của bệnh nhân tử vong này đã sử dụng là cồn 90 độ mang nhãn hiệu “DaiLoi”, chai 500 ml, do Công ty Cổ phần quốc tế Đại Lợi, SĐK: HN-0238/2007/CBTC-TĐC. Ngoài bao bì chai cồn ghi thành phần ethanol, tuy nhiên, kết quả xét nghiệm dung dịch còn lại trong chai cồn của bệnh nhân (do Trung tâm Chống độc gửi thực hiện) lại cho thấy kết quả bất ngờ: Không tìm thấy ethanol, mà trong đó có tới 88% là hàm lượng cồn công nghiệp methanol.

Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia về thông tin thuốc và theo dõi phản ứng có hại của thuốc (thuộc ĐH Dược Hà Nội), cồn y tế được sử dụng chủ yếu để sát trùng vết thương, tiệt trùng dụng cụ y tế hoặc làm dung môi để cọ rửa. Cồn sát trùng là sản phẩm liên quan đến y tế nên phải tuân thủ theo Dược điển Việt Nam 4 - ấn bản mới nhất tập hợp tất cả các tiêu chuẩn cho dược phẩm của Việt Nam. Cồn y tế 90 độ có thành phần gồm 90% là ethanol, còn lại gần 10% là nước và tỷ lệ rất thấp tạp chất, trong đó có thể có methanol, nhưng hàm lượng methanol không được vượt quá giới hạn cho phép. Đối với loại cồn gốc 96 độ, hàm lượng methanol không được quá 200 phần triệu - hàm lượng cực nhỏ. Sau đó, từ cồn gốc ethanol 96 độ này có thể pha ra các loại cồn y tế khác nhau, gọi là cồn ethanol pha loãng và chỉ pha với nước để thành cồn y tế 70 độ hoặc 90 độ.

"Nếu đúng như thông tin Bệnh viện Bạch Mai cung cấp, kết quả xét nghiệm dung dịch còn lại trong chai cồn bệnh nhân mua về pha rượu không có ethanol, trong khi hàm lượng cồn methanol là 88% thì chắc chắn là không ổn”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Anh nêu quan điểm. Các chuyên gia ĐH Dược Hà Nội cũng cho rằng, cần phải trưng cầu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm cồn y tế của Công ty Cổ phần quốc tế Đại Lợi tại Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương hoặc Trung tâm Kiểm nghiệm của Hà Nội để làm rõ vấn đề này. Từ đó, có thể xử lý vi phạm và kịp thời khuyến cáo đến người dân.

Có thể ngộ độc nếu hít methanol

Chai cồn bệnh nhân đã sử dụng để pha thành rượu uống, sau đó tử vong (ảnh do bệnh viện cung cấp).
Chai cồn bệnh nhân đã sử dụng để pha thành rượu uống, sau đó tử vong (ảnh do bệnh viện cung cấp).

Khảo sát tại các hiệu thuốc, cồn y tế của Công ty Cổ phần quốc tế Đại Lợi vẫn được bày bán khá phổ biến với giá 20.000 đồng/chai 500ml và 5.000 đồng/chai 100ml - mức giá gần như rẻ nhất thị trường. Trên bao bì của chai cồn ghi rất rõ thành phần “ethanol” 90 độ, được sử dụng để sát trùng, tiệt trùng dụng cụ và làm dung môi. Ngoài ra, không chỉ có sản phẩm của Công ty Cổ phần quốc tế Đại Lợi mà hầu hết cồn y tế hiện nay đang được đóng chai với hình thức gần giống với chai nước muối sinh lý, dễ gây ra nhầm lẫn “chết người” cho người sử dụng. Thực tế thì Trung tâm Chống độc cũng thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhân uống nhầm cồn y tế là nước muối sinh lý để súc miệng. Chính vì vậy, trong công văn mới đây gửi Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai đã kiến nghị cơ quan chức năng yêu cầu các công ty đóng chai lọ và nhãn mác khác hoàn toàn so với chai lọ nước cất, nước rửa mắt, mũi để tránh nhầm lẫn.

Đáng nói là hiện nay, cồn y tế được bày bán rất phổ biến trên thị trường. Người dân không chỉ mua cồn y tế về sát trùng mà còn để nướng thực phẩm (cá khô, mực khô…). Không ít người khi nướng mực, nướng cá khô cho biết có cảm giác cay mắt, mùi hắc khó chịu nên phải tìm chỗ thoáng đãng để châm lửa. PGS.TS Nguyễn Hữu Đức - ĐH Y Dược TP HCM cho biết, methanol khi đi vào cơ thể qua đường uống rất nguy hại tính mạng. Nếu methanol tiếp xúc với da, chất độc này hoàn toàn có thể thâm nhập qua các vết thương hở, thậm chí qua lỗ chân lông. Với số lượng ít, methanol có thể gây ra những biểu hiện tức thời như nứt nẻ, khô da, nhưng nếu tiếp xúc nhiều có thể dẫn tới choáng váng, đau đầu, thậm chí có thể dẫn tới mù mắt… Thậm chí, việc hít phải methanol vẫn có nguy cơ ngộ độc cao, đặc biệt với những người thường xuyên phải tiếp xúc. Bệnh nhân có thể bị choáng, ảnh hưởng tới hệ hô hấp gây ra các triệu chứng nhức đầu, rát mũi, tổn thương niêm mạc mũi, thậm chí co giật, động kinh… Nếu mắt tiếp xúc với khí thải có chứa methanol, sẽ nhìn không rõ, có cảm giác cay mắt, giãn đồng tử...

Sở Y tế Hà Nội vào cuộc

Ông Nguyễn Việt Cường - Chánh Thanh tra Sở Y tế Hà Nội cho biết, sẽ tiến hành kiểm tra đơn vị nào cấp phép sản xuất cồn y tế cho Công ty Cổ phần quốc tế Đại Lợi, đồng thời làm rõ thông tin như Bệnh viện Bạch Mai phản ánh. Cũng theo Thanh tra Sở Y tế Hà Nội, địa chỉ sản xuất in trên bao bì sản phẩm của Công ty là số 16, tổ 18, Nghĩa Đô, Cầu Giấy, Hà Nội. Tuy nhiên, cơ quan chức năng kiểm tra vào cuối tuần qua thì Công ty này đã chuyển trụ sở.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 16 giờ trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 4 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top