Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tử vong do COVID-19 tại TP.HCM vẫn cao, đâu là nguyên nhân?

Thứ tư, 17:00 01/12/2021 | Y tế

Sau những ngày giảm sâu, vừa qua, số bệnh nhân tử vong vì COVID-19 tại TP.HCM lại có xu hướng tăng cao. Trung bình số người tử vong do COVID-19 là 65 ca/ngày.

Thực tế cho thấy, số bệnh nhân tử vong do COVID-19 tại TP.HCM những ngày qua luôn duy trì ở mức cao. Riêng ngày hôm qua (30/11), có 76 ca, trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến.

Tuy nhiên, theo thống kê, tỉ lệ tử vong tập trung chủ yếu vào nhóm người lớn tuổi, có bệnh nền và chưa được tiêm vaccine COVID-19.

Đa số số tử vong ở người có nhóm bệnh nền và chưa tiêm vaccine

Theo thống kê của Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình (TP.HCM), từ giữa tháng 10, số ca nhập viện tăng, kéo theo số ca tử vong, bệnh nặng và nguy kịch cũng tăng. Trong đó cao điểm là 2 tuần trở lại đây tăng cao hơn, trung bình mỗi ngày có 70-100 ca nhập viện và rải đều ở 3 tầng. Riêng tại tầng 3 (điều trị các ca nặng) do Bệnh viện Thống Nhất phụ trách, tăng từ 10- 20 ca mỗi ngày.

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh - Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị đa tầng Tân Bình cho biết: "Số ca tăng lên là đúng quy luật vì do mở cửa trở lại bình thường thì F0 cộng đồng lây lan. Tuy nhiên, hiện nay y tế cơ sở mạnh nên kiểm soát được số F0 cộng đồng đó. Những người nào có triệu chứng mới phải vào bệnh viện, những người không triệu chứng thì điều trị ngoài cộng đồng".

Vì sao tỉ lệ tử vong do COVID-19 tại TP.HCM vẫn cao? - Ảnh 1.

Bệnh nhân COVID-19 điều trị tại Bệnh viện dã chiến đa tầng quận Tân Bình. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Bác sĩ Hồ Hữu Đức- Phó Giám đốc Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình cho hay, bệnh viện đã thực hiện thống kê về tỉ lệ tử vong cho thấy, độ tuổi trung bình của nhóm tử vong khá cao, ở mức trung bình 72 tuổi và là những người đa bệnh lý.

Riêng từ ngày 1/11 đến ngày 28/11, trong số những người tử vong thì chỉ có 36,8% là có tiêm vaccine (1 mũi hoặc 2 mũi), còn lại là chưa tiêm vaccine.

Lý do người nhà bệnh nhân đưa ra là do có nhiều bệnh lý nên chống chỉ định với tiêm vaccine hoặc nhiều người mang bệnh nền nên sợ không dám tiêm. Đặc biệt, có những người được địa phương gọi đến tiêm nhưng đã không tiêm, vì cho rằng người già chủ yếu ở nhà, không đi ra ngoài nên không tiêm, sợ tuổi cao sẽ biến chứng…

Cũng theo bác sĩ Đức, do bệnh viện 3 tầng có khu hồi sức bệnh nhân nặng và tỉ lệ bệnh nhân khu này chiếm đến 26% trong tổng số 3 tầng nên tỉ lệ bệnh nhân tử vong cao, chiếm 6,8% số ca nhập viện.

Hiện tại, bệnh viện này đang điều trị cho hơn 800 trường hợp, trong đó có 174 ca nặng được điều trị tại tầng 3, đa số là bệnh nhân lớn tuổi, nhiều bệnh lý nền.

Vì vậy bác sĩ Đức cho rằng, cần phải có sự phòng hộ nhất định khi thành phố mở cửa, người trẻ trong gia đình hòa nhập cuộc sống, công việc bình thường thì phải đảm bảo 5K. Những người bệnh lý nền đang ổn định nhưng khi mắc COVID-19 sẽ mất ổn định, bùng phát nhanh nên nguy cơ tử vong rất cao.

  • TP.HCM thí điểm cho học sinh đi học lại từ ngày 13/12

PGS.TS.BS Lê Đình Thanh cho biết, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 hiện tại tăng nhưng Sở Y tế đã bổ sung lực lượng cho Bệnh viện Thống Nhất nêm số lượng nhân sự đã được đảm bảo. Ngay cuối tuần qua, Sở Y tế TP.HCM đã cử 14 bác sĩ và 16 điều dưỡng thuộc Bệnh viện Ung bướu và Bệnh viện quận Phú Nhuận hỗ trợ Bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân COVID-19 đa tầng quận Tân Bình.

"Đây là sự cố gắng, nỗ lực rất lớn của Sở Y tế trong việc điều tiết nguồn nhân lực nhân viên y tế cho bệnh viện dã chiến đa tầng", ông Thanh nói.

Rà soát tiêm vaccine cho người bệnh nền

Tại Bệnh viện dã chiến số 3 do Bệnh viện Lê Văn Thịnh phụ trách, Giám đốc bệnh viện Trần Văn Khanh cho hay, hiện nay có khoảng 70-80 trường hợp đang được theo dõi hồi sức cấp cứu, phải thở oxy, thở oxy dòng cao HFNC, thở máy, trong đó khoảng 8-9% trường hợp nặng.

Rất may những ngày qua, tỉ lệ tử vong còn thấp, 1-2 ngày có 1 ca tử vong, cũng tập trung vào nhóm người cao tuổi mang bệnh lý nền và chưa được tiêm vaccine. Trước áp lực gia tăng bệnh nhân nặng so với thời điểm sau khi thành phố mở cửa hồi tháng 10 vừa qua, bệnh viện sẽ bổ sung thêm nhân sự.

Còn tại Bệnh viện Chợ Rẫy, nhân lực chủ chốt của bệnh viện cũng đã được điều động đi hỗ trợ chống dịch ở các tỉnh thành, đặc biệt là các tỉnh miền Tây. Hoạt động này nhằm đánh chặn từ xa, giúp điều trị các ca trở nặng, hạn chế chuyển lên tuyến trên.

Do vậy, Khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy phải thực hiện huấn luyện nhanh cho nhân lực tăng cường để đảm trách công việc. Khu điều trị COVID-19 tại Khoa Bệnh Nhiệt đới hiện đang điều trị cho 90 bệnh nhân, trong đó có 70 bệnh nhân mức độ trung bình đến nặng, rất nặng.

Theo TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy, hiện nay số lượng bệnh nhân COVID-19 nặng khác hơn so với trước đây. Theo đó, chủ yếu tập trung vào những người có bệnh nền như ung thư, suy thận mãn giai đoạn cuối. Đây là những đối tượng có nguy cơ nhưng tạm hoãn tiêm vaccine và không may mắc COVID-19, dẫn đến diễn tiến rất nặng.

Cũng theo TS.BS Lê Quốc Hùng, nhiều người trước đó được chống chỉ định tiêm vaccine do bệnh lý không ổn định, có thể đối diện với những tai biến phụ của vaccine. Vấn đề này không chỉ ở Việt Nam mà đó là tình hình chung của thế giới. Do đó, khi chưa được tiêm vaccine, những người này phải thực hiện 5K một cách tuyệt đối, kể cả trong gia đình, để tránh lây nhiễm. Địa phương cần phải theo dõi, rà soát những người qua giai đoạn chống chỉ định để tiêm vaccine ngay khi có thể.

Theo bản đồ cấp độ dịch TP.HCM vừa được công bố, có 11 quận huyện đạt vùng xanh (cấp 1), 11 địa phương vùng vàng (cấp 2) và toàn thành phố đã không còn quận huyện "vùng cam".

Theo Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 TP.HCM, số ca mắc mới, tử vong tăng và bệnh nhân nhập viện cao hơn xuất viện nhưng thành phố đang kiểm soát được dịch.

Thành phố đề nghị người dân không hoang mang cũng như không được chủ quan, lơ là trước tình hình dịch bệnh. Mọi người cần thực hiện tốt nhất các quy định của ngành y tế, đặc biệt là 5K, cố gắng thay đổi nhiều nhất, nhanh nhất các thói quen, sở thích của mình. Cụ thể, nên đeo khẩu trang, khử khuẩn thường xuyên hơn, giảm bớt thói quen tụ tập, ngồi với khoảng cách gần để tránh dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh.

Kim Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não tử vong

Y tế - 16 giờ trước

Sau khi chuyển từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ về Bệnh viện Nhi Trung ương, nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não đã tử vong.

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Nam sinh bị đánh chấn thương sọ não được chuyển về Hà Nội: BS cập nhật tình hình mới nhất

Y tế - 1 ngày trước

Tối ngày 20/5, TS.BS Phan Hữu Phúc, Phó Giám đốc Bệnh viện nhi Trung ương xác nhận trường hợp nam sinh bị đánh chân thương sọ não đã được chuyển lên bệnh viện này để điều trị.

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Người phụ nữ hồi sinh từ trái tim của chàng trai xa lạ

Y tế - 1 ngày trước

Người phụ nữ mắc bệnh tim, sống hoàn toàn lệ thuộc vào máy, khả năng tử vong cao nếu không được ghép tim.

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Nghĩ béo bụng, người phụ nữ bàng hoàng khi phát hiện khối u buồng trứng nặng gần 13kg

Y tế - 2 ngày trước

Bệnh nhân N.T.L 60 tuổi (Thanh Trì, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau tức bụng, khó thở, đại tiểu tiện khó khăn, đặc biệt bụng to như mang thai 8-9 tháng.

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư nhận danh hiệu Ngôi sao thuốc Việt

Sống khỏe - 2 ngày trước

GĐXH - Sản phẩm thuốc phóng xạ I-131 giúp chẩn đoán và điều trị bệnh ung thư của Viện Nghiên cứu hạt nhân (Viện NCHN) tại Đà Lạt sản xuất đã được vinh danh tại Ngôi sao thuốc Việt lần thứ 2 do Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) phối hợp với Báo Sức khỏe và Đời sống tổ chức.

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Từ nỗ lực tự chủ vaccine, 100% người Việt Nam được dùng vaccine 'Made in Việt Nam' như thế nào?

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Với sự nỗ lực nghiên cứu, sản xuất "Made in Việt Nam", người Việt Nam không còn phải chứng kiến những em bé chân đi tập tễnh do hậu quả của bại liệt; các bệnh dịch như sởi, rubella đã giảm hàng trăm lần, giảm được gánh nặng bệnh tật, gánh nặng kinh tế cho mỗi gia đình và toàn xã hội…

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Bác sĩ bị kính rơi vào người ở The Coffee House sắp được chuyển sang cơ sở khác để phục hồi chức năng

Y tế - 4 ngày trước

Theo BS. Trần Quang Trung, Khoa Ngoại thần kinh cột sống, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, khoảng 5-7 ngày nữa, bác sĩ Lý sẽ được sẽ được chuyển sang cơ sở khác để tiếp tục phục hồi chức năng.

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 diễn ra lúc 20h ngày 17/5/2024 tại Nhà hát Lớn, Hà Nội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên VTV2, trên các ấn phẩm điện tử (suckhoedoisong.vn, giadinh.suckhoedoisong.vn) và các nền tảng mạng xã hội của Báo Sức khỏe & Đời sống.

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Người đàn ông 61 tuổi ở Quảng Ninh nguy kịch vì ăn so biển

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Dù biết con so có độc tính nhưng người đàn ông này vẫn chủ ý ăn vì từng ăn nhiều lần trước đó mà chưa thấy bị ngộ độc.

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Sẵn sàng cho Lễ trao danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2

Y tế - 4 ngày trước

Vào 20h tối nay (17/5), tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Cục Quản lý Dược và Báo Sức khỏe và Đời sống phối hợp tổ chức Lễ trao danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2.

Top