Hà Nội
23°C / 22-25°C

Truyền thông phát huy hiệu quả

GiadinhNet - Ngay khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định lấy tháng 12 hàng năm là Tháng Hành động Quốc gia về Dân số, Bộ Y tế đã triển khai đồng bộ, hiệu quả và sâu rộng từ Trung ương đến địa phương.

"Tháng hành động đã được triển khai đồng bộ, sâu rộng, hiệu quả từ Trung ương xuống cơ sở với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực của các cấp ủy đảng, chính quyền; sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các ban, ngành, đoàn thể, các cơ quan truyền thông đại chúng, sự đồng tình hưởng ứng của mọi tầng lớp nhân dân", đó là nhận định tại bản Báo cáo kết quả Tháng Hành động Quốc gia Dân số 2010 mà Bộ Y tế vừa trình Chính phủ...

Tích cực, trách nhiệm cao

TS Nguyễn Bá Thủy,
Thứ trưởng Bộ Y tế
"Các hoạt động trong Tháng Hành động Quốc gia về Dân số, đặc biệt là các hoạt động vận động, tuyên truyền, tư vấn đã thực sự góp phần tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ; nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi về dân số, chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho mọi tầng lớp nhân dân; tạo không khí ra quân triển khai công tác DS-KHHGĐ ngay từ những ngày đầu, tháng đầu năm 2011 trong cả nước".
Ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2161/QĐ-TTg lấy tháng 12 hằng năm là Tháng Hành động Quốc gia về DS-KHHGĐ (HĐQGDS), Bộ trưởng Bộ Y tế có văn bản số 8435/BYT-TCDS hướng dẫn triển khai, Tháng Hành động đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả và sâu rộng từ Trung ương đến địa phương.
 
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thủy cho hay, với chủ đề "Dân số - Kế hoạch hóa gia đình vì sức khỏe, hạnh phúc của mỗi gia đình và sự phát triển bền vững của đất nước", Tháng Hành động đã tổ chức sâu rộng các sự kiện, chiến dịch, các buổi mít tinh, hoạt động truyền thông về công tác DS-KHHGĐ trên cả nước.
 
Đặc biệt là hàng trăm bài báo, các chương trình phát thanh, truyền hình trên các kênh truyền thông đại chúng tại Trung ương và các địa phương đã truyền tải những nội dung quan trọng về công tác DS-KHHGĐ cũng như ý nghĩa, mục đích của Tháng Hành động. Bộ Y tế đã xây dựng và phân phối 2.760 bộ tài liệu, phát hành 250 đĩa VCD, đĩa CD tuyên truyền về Tháng Hành động và Ngày Dân số Việt Nam 26/12/2010 cho các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương và các tỉnh, thành phố phục vụ công tác tuyên truyền.
 
Các hoạt động truyền thông trực tiếp được ưu tiên triển khai tại 100% xã, phường, thị trấn trong cả nước thông qua các hình thức như tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, thăm và tư vấn tại gia đình, tư vấn cá nhân, chiếu video, giao lưu văn nghệ, sinh hoạt chuyên đề, sinh hoạt câu lạc bộ, lồng ghép trong các cuộc họp tổ địa bàn dân cư, tổ hội, hái hoa dân chủ, giao lưu tìm hiểu kiến thức về DS-KHHGĐ, chăm sóc SKSS đã thu hút và nhận được sự ủng hộ của người dân...
 
Về các hoạt động này, Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy đánh giá cao vai trò trách nhiệm của đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác DS-KHHGĐ từ Trung ương tới cơ sở. "Họ đã thể hiện tinh thần chủ động, tận tụy trong công tác tham mưu, đề xuất, chủ trì, phối hợp tổ chức triển khai Tháng hành động" - Thứ trưởng Nguyễn Bá Thủy nhấn mạnh.

Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi

Bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục DS-KHHGĐ cho biết, qua báo cáo của các địa phương gửi về, việc triển khai Tháng Hành động tại các địa phương rất nghiêm túc, hiệu quả và sáng tạo. Các hoạt động nhằm can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; về sàng lọc trước sinh và sàng lọc sơ sinh; về kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển... được triển khai rất thiết thực theo thực trạng công tác DS-KHHGĐ của mỗi địa phương.
 

Tháng hành động thu hút được đông đảo tầng lớp thanh niên tham gia. Ảnh: Chí Cường

 
Một số tỉnh miền núi như: Cao Bằng, Sơn La, Gia Lai, Kon Tum... tăng cường việc cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho bà con dân tộc miền núi; tuyên truyền giảm tỉ lệ tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống... Một số tỉnh, thành phố có tỉ lệ mất cân bằng giới tính cao như: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Giang... đã tập trung quyết liệt trong công tác truyền thông.
 
Đặc biệt, Hà Nội đã đưa ra thông điệp "Hãy sinh đẻ theo quy luật tự nhiên" và tìm ra "mũi nhọn" để tác động - đó chính là người cao tuổi. Tại buổi sinh hoạt của mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng, cán bộ dân số đã tuyên truyền về hệ lụy mất cân bằng giới tính khi sinh với những phân tích cụ thể và dẫn chứng thông tin nóng hổi ở các nước bạn. Kết quả bất ngờ là các cụ đã hiểu và rất đồng tình với việc cần ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng mất cân bằng này.
 
Bà Thanh Mai cho biết thêm, bên cạnh hoạt động tuyên truyền, Tháng hành động đã ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan chức năng trong việc thanh, kiểm tra về siêu âm và chẩn đoán giới tính. Đoàn cán bộ của Bộ Y tế đã tiến hành thanh tra, kiểm tra 19 cơ sở y tế khám, chữa bệnh (gồm 6 cơ sở y tế công lập và 13 cơ sở y tế ngoài công lập) tại 3 tỉnh Tiền Giang, Bắc Ninh, Bắc Giang về công tác khám chữa bệnh và quản lý thai nghén.
 
Tại các cơ sở y tế công lập, Đoàn chưa phát hiện trường hợp nào bác sỹ hay kỹ thuật viên chẩn đoán bằng phương pháp siêu âm hoặc dùng các phương pháp khác để xác định giới tính thai nhi và cũng chưa phát hiện trường hợp nào thực hiện hút thai, nạo phá thai hoặc cung cấp, sử dụng các loại thuốc, hóa chất... để loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính. Song tại các cơ sở y tế ngoài công lập, Đoàn phát hiện 2 cơ sở chẩn đoán giới tính thai nhi và quảng cáo siêu âm chẩn đoán giới tính thai nhi.
 
Phần lớn các cơ sở y tế ngoài công lập chưa có đầy đủ hệ thống sổ sách theo mẫu của Bộ Y tế, ghi chép không đầy đủ các nội dung cần thiết, việc tiếp cận các văn bản quy định của pháp luật về cấm chẩn đoán, lựa chọn giới tính thai nhi tại các cơ sở y tế tư nhân còn rất hạn chế...

Tại các địa phương, Sở Y tế chủ trì phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh đã tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Pháp lệnh Dân số của các cơ sở y tế cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ và các nhà xuất bản, các nhà sách, các cửa hàng văn hóa phẩm thực hiện việc sản xuất, phát hành các ấn bản phẩm tại địa phương, hoạt động sản xuất, phát hành, kinh doanh, đặc biệt là nội dung của các ấn bản phẩm liên quan đến nội dung tuyên truyền về việc sinh con theo ý muốn. Các đoàn công tác đã kịp thời nhắc nhở và xử lý các cơ sở có dấu hiệu vi phạm luật pháp, chính sách về lựa chọn giới tính khi sinh.

Kết quả truyền thông tại cơ sở
 
- Các tỉnh, thành phố đã xây dựng và phát sóng 75 phóng sự truyền hình, 200 chương trình phát thanh, 175 chuyên trang báo, 2.050 băng zôn khẩu hiệu, 600 tờ phướn tuyên truyền về công tác DS-KHHGĐ và 250 xe ô tô tuyên truyền lưu động.

- Cấp huyện, cấp xã đã tổ chức được 125.000 lượt phát thanh, xây dựng mới 7.481 khẩu hiệu tuyên truyền, tổ chức 7.027 cuộc nói chuyện chuyên đề; tổ chức 6.974 lần tuyên truyền lưu động; tổ chức 3.411 lần chiếu phim, video và biểu diễn văn nghệ tuyên truyền về DS-KHHGĐ; tổ chức được 675 cuộc tuyên truyền nhóm nhỏ tại cộng đồng với 9.534 người tham dự; duy trì hoạt động thường xuyên của 7.927 câu lạc bộ về dân số; phân phát 66.660 tập san, tạp chí, tờ rơi và 4.249 băng audio, video tuyên truyền về DS-KHHGĐ.

- 2.565/11.112 xã thuộc các địa bàn ven biển, hải đảo, vùng sâu, vùng cao đã được triển khai 5.125 lần truyền thông gắn với cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ cho 14.169 lượt phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ đang mang thai và vị thành niên, thanh niên...

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top