Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trượt đại học đâu phải chấm hết mọi cơ hội!

Thứ bảy, 08:34 10/10/2020 | Xã hội

GiadinhNet - Trong khi hàng trăm nghìn thí sinh hân hoan với tấm vé vào đại học, nhưng cũng có rất nhiều thí sinh buồn rầu, suy sụp vì trượt đại học. Sức ép từ bản thân, gia đình và xung quanh là nỗi sợ hãi đối với những thí sinh thi trượt sau mỗi kỳ thi.

Nỗi buồn muôn thuở mang tên trượt đại học

Những ngày qua, dư luận xôn xao về trường hợp thí sinh H tại Quảng Nam quyên sinh tại nhà, nguyên nhân ban đầu được cho là do buồn nản chuyện trượt đại học. Trước đó, nữ sinh H đã ấp ủ ước mơ trở thành sinh viên của một trường kinh tế lớn tại TPHCM nên em rất chăm học, luôn là học sinh khá giỏi và đạt nhiều thành tích cao trong học tập. Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, H được 24,5 điểm ở tổ hợp các môn khoa học tự nhiên, tưởng như đã đỗ đại học, song lại không. Dù sự việc đang được cơ quan chức năng làm rõ, song sự ra đi của nữ sinh này khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Kỳ tuyển sinh đại học 2020 đang ở giai đoạn 2/3 chặng đường, kết thúc xét tuyển đợt 1, tại nhiều trường đại học "tốp đầu" đã chứng kiến điểm chuẩn tăng kỷ lục, nhiều trường và ngành "hot" có điểm trúng tuyển từ 28-30 điểm, đồng nghĩa với việc ngay cả khi có 3 điểm 9 vẫn trượt. Kết thúc đợt 1, phần lớn các trường "tốp đầu" đã đủ chỉ tiêu, số chỉ tiêu còn lại ở các trường dù còn, nhưng cuộc cạnh tranh cũng được dự báo là quyết liệt, các thí sinh cần thận trọng với mong có tấm vé vào đại học. Nếu không sẽ phải ngậm ngùi chia tay giấc mơ vào đại học trong năm nay vì những trường, ngành học hấp dẫn chỉ còn rất ít.

Trượt đại học đâu phải  chấm hết mọi cơ hội! - Ảnh 1.

Sau mỗi kỳ thi, nhiều thí sinh áp lực phải thi đạt điểm cao và đỗ đại học. Ảnh minh họa: Q.Anh

Nhiều năm làm công tác giảng dạy, quản lý ở bậc THPT, thầy Nguyễn Quốc Bình - nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức (Hà Nội) chỉ ra thực trạng hiện nay có một nỗi buồn mang tên trượt đại học, đã trở thành nỗi ám ảnh đối với các thí sinh trước và sau kỳ thi. Nguyên nhân cũng là bởi sự kỳ vọng và là "bệnh thành tích" từ các trường học hiện nay, khiến thí sinh bị áp lực rất lớn, nếu trượt sẽ rơi vào trạng thái suy sụp, đã có em nghĩ quẩn làm điều dại dột. Thực trạng này dù đã cảnh báo, song đến nay vẫn là điều trăn trở của rất nhiều người làm giáo dục.

Cũng theo thầy Bình, bệnh thành tích của nhà trường đưa điểm số, tỷ lệ đỗ đại học vào làm tiêu chí thi đua của nhà trường, giáo viên cũng đã gây áp lực đối với học sinh, các em học tập để thi đỗ để nhà trường, giáo viên hài lòng. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ, gia đình học sinh cũng đặt nặng lên đôi vai của học trò nhiệm vụ phải thi điểm cao, đỗ đại học, nhất là các trường danh tiếng. Khi kết thúc tuyển sinh, nhiều học sinh cũng khoe chuyện đỗ đại học, rồi người thân, hàng xóm cũng hỏi han nhiều, vô tình tạo áp lực thất bại với người thi trượt. Qua đây cũng thấy rằng công tác tư vấn học đường hiện nay ở các trường còn thiếu, chưa hiệu quả ở nhiều nơi dẫn đến học sinh chưa trang bị cách ứng phó khi tình huống xảy ra.

Đại học không phải con đường duy nhất

Câu chuyện sức ép thi cử cũng là trăn trở của ThS Nguyễn Sóng Hiền (Thành viên Liên đoàn các nhà nghiên cứu giáo dục độc lập Australia). Theo thầy Sóng Hiền, ở nước ta vẫn còn tồn tại một định kiến rằng phải vào đại học để chứng tỏ mình là người có trình độ cao, được xã hội tôn trọng, có cơ hội thăng tiến nhưng thực tế thì không hẳn như vậy. Số liệu thống kê gần đây cho thấy, hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp đại học thất nghiệp thậm chí giấu bằng đại học để đi học nghề, chạy Grab hay đi xuất khẩu lao động làm công nhân... Đó là một sự lãng phí nguồn nhân lực của đất nước. Nó cũng phản ánh cho nhận thức xã hội coi trọng và đề cao bằng cấp và không coi trọng năng lực, chạy theo những thành tích ảo. Kéo theo những bi kịch không đáng có như việc học sinh bị sốc, tự tử vì không đậu đại học, điểm kém.

Cũng theo ThS Nguyễn Sóng Hiền, ở Australia xã hội không quan niệm rằng học sinh học giỏi sẽ thành công trong cuộc sống sau này. Nhiều ví dụ sống điển hình trên thế giới mà nhắc đến không ai không biết về năng lực học và  thành công của họ như: Steve Jobs, Bill Gates… không học hết đại học hoặc bỏ giữa chừng. Nhiều ngôi sao, doanh nhân thành công ở Việt Nam cũng chưa học hết đại học… 45 đời Tổng thống Mỹ chưa có ai là học hàm giáo sư và chỉ có hai người là học vị Tiến sỹ.

"Do đó, đối với các em trượt đại học lần này cần biết rằng, đại học không và chưa bao giờ là có đường duy nhất đi đến thành công của một người. Học tập là một con đường dài không có điểm dừng. Nếu các em không vào đại học các em có thể học cao đẳng hay trung cấp rồi đi làm để trải nghiệm sau đó có thể tiếp tục học lên nếu các em có đam mê và muốn theo đuổi nó", ThS Nguyễn Sóng Hiền đưa ra lời khuyên.

Đưa ra lời khuyên cho các thí sinh, thầy Nguyễn Quốc Bình cho biết: "Với các thí sinh, cần xác định thi trượt đôi khi chỉ là không may, vẫn có thể làm lại hoặc đi theo hướng khác để thành công. Nhà trường, thầy cô dù các em ra trường rồi cũng cần tăng cường kết nối, động viên học sinh, chia sẻ nỗi buồn. Với các bạn học, cũng cần động viên bạn cố gắng quyết tâm, đừng vì niềm vui của mình mà làm tổn thương người khác. Cha mẹ cần động viên con, dù kết quả thế nào cũng là con của bố mẹ, còn nhiều cơ hội để con có thể làm lại. Vẫn có người 50 - 60 mới khởi nghiệp và thành công".

"Con đường đi đến đích có rất nhiều, ở thời nay có nhiều con đường dẫn đến thành công. Trước hết dựa vào năng lực, sở trường, gia đình…Với những em có kết quả không tốt năm nay, hãy bình tĩnh, lắng lại và tiếp tục. Có con đường chậm lại mà chắc, đi đường vòng, đây không phải là thất bại mà có thể là sự không may, vẫn có thể làm lại. Đừng bao giờ nghĩ rằng đây là một thất bại, vẫn còn có nhiều người còn kém may mắn hơn, vẫn cố gắng, nỗ lực và thành công. Các em đừng nên nghĩ điều gì tiêu cực đối với bản thân mình".

Ông Nguyễn Quốc Bình

(Nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, Hà Nội)

Quang Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

8 lỗi cơ bản vi phạm luật giao thông, lái xe dễ ‘ăn phạt’ khi đi du lịch dịp nghỉ lễ

Đời sống - 35 phút trước

GĐXH - Dưới đây là những lỗi vi phạm luật giao thông phổ biến mà lái xe thường mắc phải khi đi du lịch dịp nghỉ lễ cùng với mức xử phạt hành chính được quy định.

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

4 mức hưởng phụ cấp thu hút cho hàng triệu giáo viên, cần phải chú ý kẻo bị thiệt

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Phụ cấp thu hút áp dụng đối với giáo viên là viên chức làm việc ở những vùng kinh tế mới, cơ sở kinh tế và đảo xa đất liền, vùng biên giới có điều kiện sinh hoạt đặc biệt khó khăn.

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản riêng?

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Hiện câu hỏi "Sổ đỏ chỉ đứng tên vợ hoặc chồng, khi nào là tài sản chung, khi nào là tài sản riêng?" được rất nhiều người dân quan tâm.

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Tạm giữ bằng lái của 4 tài xế xe sang rước dâu dừng giữa đường chụp ảnh

Pháp luật - 3 giờ trước

Công an huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương tạm giữ giấy phép lái xe ô tô của 4 tài xế vi phạm và tạm giữ xe ô tô nhãn hiệu Mercedes loại Maybach S400 không gắn biển số.

Người đàn ông tử vong sau tiếng nổ lớn

Người đàn ông tử vong sau tiếng nổ lớn

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH - Nghe tiếng nổ lớn, người dân đến hiện trường thì bàng hoàng phát hiện anh H. đã tử vong tại chỗ.

Thời tiết miền Bắc sắp có sự thay đổi bất ngờ sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thời tiết miền Bắc sắp có sự thay đổi bất ngờ sau dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến ngày 30/4. Từ ngày 1-2/5, nắng nóng trên cả nước có khả năng giảm dần, đặc biệt khu vực Bắc Bộ trời chuyển mưa do ảnh hưởng đợt không khí lạnh yếu tràn về.

Tin sáng 28/4: Nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C; manh mối phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư ở Hà Nội

Tin sáng 28/4: Nắng nóng khắc nghiệt trên 40 độ C; manh mối phát hiện thi thể nữ giới trên sofa tại căn hộ chung cư ở Hà Nội

Thời sự - 4 giờ trước

GĐXH - Có đến 23 trạm đo của cơ quan khí tượng cho kết quả nhiệt độ trên 40 độ C vào lúc 13h trưa 27/4; Chi tiết giúp phát hiện thi thể nữ giới trên ghế sofa ở khu chung cư cao cấp tại Hà Nội là có người đàn ông muốn thuê căn hộ này.

Độc đáo thư viện được xây trong hang, thu hút hàng nghìn trẻ ghé thăm

Độc đáo thư viện được xây trong hang, thu hút hàng nghìn trẻ ghé thăm

Giáo dục - 4 giờ trước

Một tổ chức từ thiện ở tỉnh Quý Châu đã có sáng kiến xây dựng thư viện trong hang động núi đá vôi để vừa thúc đẩy văn hóa đọc và vừa là nơi hoạt động cho trẻ em ngôi làng nghèo trong kỳ nghỉ dài.

Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng

Nói dối bị đuổi khỏi quán phở vì ngồi xe lăn, TikToker bị phạt 5 triệu đồng

Đời sống - 4 giờ trước

Làm việc với Sở TT&TT Hà Nội, TikToker V.M.L thừa nhận chủ quán phở không nói câu "cái ngữ này", thông tin đăng tải lên mạng xã hội là sai sự thật.

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong ngày 28/4

Đóng đường cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo trong ngày 28/4

Thời sự - 4 giờ trước

Từ 7h đến 18h ngày 28/4, đơn vị vận hành cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo sẽ đóng đường để phục vụ công tác khánh thành dự án này tại phía Bắc hầm núi Vung (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận).

Top