Hà Nội
23°C / 22-25°C

“Trùm đá đỏ” trắng tay thành ông chủ hơn 100 ha rừng keo

Thứ ba, 07:30 08/09/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Từng là ông “trùm” thôn tính cả một vùng đá đỏ, nay Phan Bá Giang (SN 1963, xóm Bình 3, xã Châu Bình, huyện Quỳ Châu, Nghệ An) lại làm giàu bằng cách trồng rừng trên chính vùng đất tan hoang ấy.

 

Anh Giang kiểm tra rừng keo. 	Ảnh: Hồ Hà
Anh Giang kiểm tra rừng keo. Ảnh: Hồ Hà

 

Nổi danh “anh chị” từ khi ở tuổi 25

Ngày ấy, với tay nghề may khéo léo và tính chịu chơi của mình, anh Giang nhanh chóng làm quen được với nhiều người. Khi thấy nhiều người lên rừng chặt gỗ đem về xuôi bán được giá, Giang lại quyết định bỏ nghề may, rủ đám thanh niên trong làng cùng vào rừng chặt gỗ.

Anh Giang kể, ngày đầu mới sắm rìu đi chặt gỗ còn chưa phân biệt được đâu là gỗ quý. Sau khi tìm hiểu và biết mối tiêu thụ gỗ, anh mới bắt đầu thuê người dân bản địa lên rừng chặt cây, thuê người từ miền Bắc vào làm ăn ở đây, xẻ thành từng tấm rồi kéo xuống đường bán cho khách hàng tại huyện Quỳ Hợp (Nghệ An).

Đội quân Giang thuê lên đến vài chục người, chuyên đi khai thác, vận chuyển gỗ lậu, chỉ trong một thời gian ngắn Giang đã kiếm được khá tiền. Không những nổi tiếng về độ ăn chơi, lì lợm mà Giang còn khiến nhiều tay chơi trong vùng  phải kính nể về cách sống hết mình với anh em, chiến hữu. “Người có một khúc thì đâm chém chi mô. Mọi người nghe lời và nể phục tôi chỉ vì cái tính. Sống hết lòng với anh em thì họ cũng hết lòng với mình thôi”, Giang phân bua.

Độ ăn chơi và tiếng lì lợm của Giang ngày càng loang rộng cũng là lúc “cơn sốt” đá đỏ bắt đầu. Anh Giang cho biết, Khoảng những năm 1988, một nhóm người từ Hà Nội vào thuê người dân bản xứ đào bới khắp nơi tìm kiếm đá đỏ với giá rất cao. Hàng ngàn người dân từ khắp nơi đổ xô về vùng đất này để tìm cơ may đổi đời khiến vùng quê trở nên hỗn loạn, cướp giết lẫn nhau vì đá đỏ.

“Nói thật, lúc đó tôi cũng không quan tâm mà chỉ lo đi buôn gỗ thôi. Sau khi biết giá trị thực sự của đá đỏ cao hơn nhiều so với giá mà người dân bán ra, tôi mới dừng buôn gỗ, cho toàn bộ cánh thợ của mình chuyển sang đi săn đá”, anh Giang cho biết.

Lao vào giang hồ, Giang trở thành người chuyên hòa giải các vụ tranh chấp cho cả vùng đá đỏ đầy hỗn loạn. Không những cho người đi săn tìm đá, mà Giang còn cho người luôn sẵn sàng túc trực để mua lại đá của người dân vừa đào được rồi đem về tìm mối bán lại cho người nước ngoài.

Chuyến hàng đá đỏ đầu tiên mang lại lãi ròng cho Giang trên 1 tỷ đồng. Có tiền trong tay, Giang lại tiếp tục mở thêm các cửa hàng kinh doanh vàng, đá quý. Sau một thời gian, Giang trở nên giàu có với khối tài sản rất lớn.

Nắm trong tay khối tài sản kếch xù mà Giang nghĩ có tiêu xài cả đời cũng không hết nên anh bắt đầu lao vào con đường ăn chơi xa xỉ, cờ bạc. Gia đình khuyên can nhưng Giang không những không nghe mà còn dẫn đến cãi vã rồi chuyển ra ngoài ở riêng. Nhưng một năm sau đó, Giang đổ nợ, các cửa hàng kinh doanh đá quý cũng phải đóng cửa.

“Trong nhà chẳng còn một cái gì đáng giá, vì hổ thẹn nên anh ấy cũng không thể quay về nhà cũng chẳng dám ra ngoài gặp bạn bè. Cuộc sống lâm vào bế tắc khi cả hai vợ chồng đều không có gì để làm cả”, chị Lê Thị Ngà (vợ anh Giang) nhớ lại.

Hàng ngày, Giang phải lên rừng bóc măng đưa về cho vợ ra chợ bán lấy tiền mua gạo sống qua ngày. Thấy vợ có bầu nhưng vẫn không dám nghỉ ngơi Giang quyết định quay lại con đường buôn gỗ để vợ mình bớt cực nhưng bị chị Ngà khuyên can quyết liệt.

Chị Ngà cho biết, chấp nhận không quay lại làm nghề cũ nhưng anh Giang vẫn áy náy vì không lo nổi cho vợ con. Trong một lần đi bẻ măng ở huyện Quế Phong, chị thấy nhiều người thoát nghèo nhờ trồng rừng, trong khi đất rừng quê nhà lại để hoang nhiều, ý tưởng kiếm tiền mới lại lóe lên.

Sở hữu trên 100 ha rừng keo sau khi đã trắng tay

 

Khu rừng keo dày đặc, xanh mướt của anh Giang.
Khu rừng keo dày đặc, xanh mướt của anh Giang.

 

Ngay sau khi nghe vợ nói đến kế hoạch trồng rừng để thoát nghèo, Giang liền lập tức đi tìm hiểu ngay. “Cơn sốt đá đỏ đi qua đã khiến cho những cánh rừng nơi đây trở nên tan hoang. Chính tôi cũng có một phần lỗi tạo nên tình trạng  này nên khi nghe vợ nói đến kế hoạch trồng rừng tôi rất tò mò, hơn nữa là muốn làm một cái gì đó để chuộc lại những lỗi lầm mình gây ra trước đó”, anh Giang chia sẻ.

Sau khi trình bày nguyện vọng của mình, anh Giang được chính quyền địa phương giao cho 7 ha đất rừng bị tàn phá do cuộc đào bới tìm kiếm đá đỏ trước đó. Tiền không có, với 100.000 đồng ban đầu, anh chỉ có thể mua một 1 kg hạt keo giống và 1 ít bầu bọc để ươm cây giống. Với chiến thuật lấy ngắn nuôi dài, vừa trồng keo, anh vừa kết hợp trồng xen kẽ các loại cây hoa màu.

Thời gian đầu, thấy “đại ca Giang râu” lại xắn tay vác cuốc đi trồng rừng nhiều người vẫn không tin, một số người còn cười nhạo và cho rằng anh Giang lấy cớ trồng rừng để mưu tính một âm mưu gì mới. Nhưng rồi hơn 40 ha đất rừng từng bị tàn phá tan hoang đã được anh phủ xanh trong sự ngỡ ngàng, khâm phục của cả làng.

Cuối năm 2002, anh thu hoạch vụ keo đầu tiên bán được hơn 500 triệu đồng. Số tiền này so với trước đây của anh chẳng đáng là bao nhưng là đồng tiền kiếm được từ mồ hôi và nước mắt của hai vợ chồng khiến anh rất vui mừng. “Vui mừng vì sau nhiều năm vất vả cũng đã có được thành quả nhưng hai vợ chồng tôi chẳng dám tiêu một đồng nào mà dành tất cả số tiền đó để tiếp tục đầu tư vào trồng keo”, chị Ngà nói.

Kéo bà con đi trồng keo

Rồi lần lượt từng người trong xã bắt đầu học theo “Giang râu” xin được cấp đất để trồng rừng. Nhiều người có đất nhưng lại không có vốn, anh Giang tìm đến tận nơi để hỗ trợ, bán nợ cây giống và hướng dẫn kỹ thuật cho họ. Sau khi người dân nhận được đất làm rừng từ dự án 327, những gia đình có đất rừng nhưng không có vốn để đầu tư, anh bàn bạc và mạnh dạn hợp tác đầu tư trồng rừng trên mảnh đất ấy, rồi chia lợi nhuận sau khi thu hoạch rừng với bà con có đất.

Theo anh Giang, trồng cây keo không phải đầu tư quá nhiều vốn lại nhanh cho thu hoạch. Để tiết kiệm thêm chi phí, sau mỗi lần thu hoạch keo anh thường cho đốt rừng, vừa lấy tro làm chất mùn cho đất, vừa để cây keo nảy mầm tự nhiên mà không cần phải mất công đi trồng lại.

“Cây keo có rất nhiều hạt, cứ mỗi năm như vậy hạt cây lại rơi xuống rồi vùi lấp trong đất rất nhiều. Mỗi lần thu hoạch xong tôi thường cho đốt rừng để làm nứt hạt cho keo lên tự nhiên. Với cách này, không những sẽ tiết kiệm được thời gian, chi phí mà cây keo còn có thể phát triển nhanh hơn việc đi trồng lại”, anh Giang hồ hởi chia sẻ.

Vừa nhận đất rừng, vừa hợp tác trồng rừng và chuyển đổi đất rừng từ những hộ không có khả năng để trồng rừng, đến nay “Giang râu” đã làm chủ hàng trăm ha rừng keo phủ khắp các huyện miền núi Nghệ An. Không những trồng keo mà hiện anh còn trồng 2 ha cam Xã Đoài và 4 ha gỗ sưa để thử nghiệm trên vùng đất mới.

Anh Giang không những là người tiên phong trồng keo mà còn hỗ trợ rất nhiều để người dân xã Châu Bình quyết tâm trồng rừng phủ kín những cánh rừng bị tàn phá trước đó. Hiện, anh Giang có trên 100 ha rừng keo trị giá rất lớn trong tổng số 3.000 ha rừng nguyên liệu của toàn xã.

 

Ông Lê Văn Huyên, Phó chủ tịch UBND xã Châu Bình hào hứng cho biết: “Vùng đất nham nhở một thời vì cơn sốt đá đỏ càn quét giờ đã thay đổi. Người dân đã bắt đầu vươn lên làm giàu bền vững từ trồng rừng”.

 

Nhìn cánh rừng keo xanh bạt ngàn ít ai có thể hình dung, chủ nhân của chúng từng một thời khét tiếng trong giới anh chị - “trùm đá đỏ Giang râu” (biệt danh của Phan Bá Giang). Là con thứ trong một gia đình đông con ở huyện Đô Lương (Nghệ An), gia đình lại khó khăn nên Phan Bá Giang phải tự mình kiếm kế sinh nhai từ nhỏ. Năm 1984, Giang theo bố mẹ lên vùng kinh tế mới ở Quỳ Châu để lập nghiệp, cũng từ đây Giang bắt đầu lao vào con đường giang hồ, đã có lúc tiền nhiều như nước nhưng cuối cùng vẫn trắng tay. Giờ anh là chủ của 100 ha rừng, giàu lên nhờ trồng rừng...

H.Hà - T.Ân/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ngành học được ưa chuộng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên là ngành học nào?

Ngành học được ưa chuộng mang lại nhiều cơ hội phát triển cho sinh viên là ngành học nào?

Giáo dục - 2 giờ trước

GĐXH - Thời điểm hiện tại, đa số các sinh viên đều đã đưa ra được lựa chọn cho mình những ngành học phù hợp vói phát triển trong tương lai để theo đuổi.

Dự báo tử vi tuần mới tới 5/5/2024 chi tiết về sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi

Dự báo tử vi tuần mới tới 5/5/2024 chi tiết về sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là phân tích chi tiết của chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà về các khía cạnh quan trọng của sống sống từ sự nghiệp, tài lộc và tình cảm của các tuổi Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Mùi, Thân, Tuất, Hợi.

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Nguyễn Thanh Tuân, kẻ gieo rắc 'cái chết trắng' và kết cục đích đáng

Pháp luật - 5 giờ trước

GĐXH - Trong nhiều năm, khi công an triệt phá các đường dây ma túy lớn thì phát hiện một số đầu mối dẫn tới người tên Trăng (trú tại Lóng Luông, Vân Hồ, Sơn La). Trăng là ai mà đứng sau các hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy số lượng lớn đến vậy?

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Nổ lò hơi làm 6 người chết, nhiều người bị thương nặng ở Đồng Nai

Xã hội - 5 giờ trước

Vụ nổ lò hơi đã làm 6 người tử vong tại hiện trường, nhiều người bị thương đang được cấp cứu

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Người dân Cô Tô (Quảng Ninh) chôn cất xác cá voi 10 tấn trôi dạt trên biển

Đời sống - 6 giờ trước

Xác cá voi nặng khoảng 10 tấn trôi dạt vào vùng biển ven đảo Cô Tô (Quảng Ninh) và được chính quyền, người dân tổ chức chôn cất theo phong tục địa phương.

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

3 loại tiền lương sẽ tăng từ ngày 1/7 tới, hàng triệu người mừng thầm khi được hưởng chính sách mới

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương mới, từ ngày 1/7/2024, ba loại tiền lương quan trọng gồm lương công chức, lương hưu, lương tối thiểu sẽ tăng.

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Tin không khí lạnh: Gió mùa Đông Bắc tràn về sau đợt nắng nóng đỉnh điểm

Xã hội - 7 giờ trước

GĐXH - Gần sáng nay (1/5), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Nghệ An, gió chuyển hướng Đông Bắc trong đất liền cấp 2-3.

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Truy tìm tài xế xe đầu kéo trong vụ tai nạn khiến 2 thiếu niên tử vong

Xã hội - 8 giờ trước

Ngày 30-4, toàn quốc xảy ra 61 vụ tai nạn giao thông, làm chết 27 người, bị thương 45 người, tất cả đều là tai nạn giao thông đường bộ, theo báo cáo của Văn phòng Bộ Công an

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Rắn hổ mang nặng 3kg vào khu đô thị ở Hà Nội ‘dạo chơi’

Đời sống - 8 giờ trước

Trong lúc đi tập thể dục buổi tối tại công viên trong khu đô thị The Manor Central Park, người dân phát hiện con rắn hổ mang nặng 3kg.

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Bị phạt lỗi độ xe, thiếu niên 17 tuổi nói ‘vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng’

Xã hội - 9 giờ trước

Bị CSGT xử phạt do không có giấy phép lái xe, sử dụng xe độ chế,... thiếu niên 17 tuổi ở Phú Yên nói "phải đi vác mía 15 ngày mới đủ tiền đóng".

Top