Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trời trở lạnh, những người có tiền sử bị hen phế quản cần lưu ý những điều sau

Thứ sáu, 16:20 12/10/2018 | Y tế

GiadinhNet - Không khí lạnh khô làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn trong mùa đông.

Hen phế quản nói chung và hen phế quản trẻ em nói riêng đã trở thành một bệnh lý xã hội, mang tính toàn cầu. Tần suất mắc hen phế quản đang có xu hướng tăng cao trên toàn thế giới. Hiện nay nhiều nơi tỷ lệ hen phế quản đã ở con số đáng lo sợ như ở Úc là 13 – 15%, Pháp 8 – 10% ; Mỹ 5 – 7%.

Hiện nay, hen phế quản trẻ em được dự báo là có tỷ lệ mắc cũng rất cao. Hơn nữa hậu quả của hen phế quản và tình trạng lâm sàng ngày càng nặng là vấn đề rất cấp thiết hiện nay. Khoa Hô hấp – Bệnh viện Nhi Trung ương hằng năm tiếp nhận rất nhiều trẻ bị hen phế quản vào điều trị. Trong vài năm gần đây số lượng bệnh nhi hen phế quản tăng lên rõ rệt.

Triệu chứng lâm sàng thể điển hình như trẻ ngứa họng, mũi, ho từng cơn, xuất hiện các cơn khó thở kiểu co thắt, tắc nghẽn, khó thở ra là chính, phổi có ran rít ran ngáy, thông khí phổi giảm. Nhiều khi, trẻ có biểu hiện suy hô hấp, rút lõm lồng ngực rõ rệt. Cuối cơn ho, khó thở, trẻ có thể ho khạc ra đờm trắng dính, sau đó thuyên giảm. Cơn khó thở thường xuất hiện nửa đêm về sáng, đột ngột hay có triệu chứng nóng ngực, khó chịu trước đó. Cơn khó thở thuyên giảm hay đáp ứng tốt với thuốc giãn phế quản.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Giữ ấm cơ thể, tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm

Không khí lạnh chính là tác nhân dễ khiến bạn mắc đợt cấp của hen suyễn, vì vậy hãy hạn chế ra ngoài khi thời tiết lạnh. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài, cần phải có biện pháp đối phó với bụi ô nhiễm như mang khẩu trang để tránh hít phải khói, bụi và các mùi khó chịu. Cần mặc đủ ấm, đội mũ, quàng khăn khi ra ngoài. Về nhà cần rửa sạch mặt, chân tay và súc miệng. Dùng máy làm ẩm không khí để cho không khí phòng không bị khô.

Tránh những loại thức ăn dễ gây dị ứng

Người bệnh nên theo dõi và ghi chép vào ghi chú để báo cáo lại cho bác sĩ điều trị xem mình thường dị ứng với loại thực phẩm nào, khi ăn thức ăn nào thì hay bị lên cơn hen để phòng ngừa và cách ly. Những thức ăn dễ gây dị ứng bao gồm: tôm, cua, nhộng tằm…

Tiêm phòng vắc-xin cúm và viêm phổi

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng hầu hết mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm để giúp bảo vệ chống lại virut cúm. Trên một cơ địa đang mắc hen suyễn, nếu bị cúm, có thể làm khởi phát đợt cấp hen suyễn và làm cho các triệu chứng hen suyễn nặng hơn. Ngoài ra, tham khảo ý kiến bác sĩ về việc chích ngừa viêm phổi để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn vì viêm phổi do phế cầu là một ví dụ về một biến chứng liên quan đến cúm nặng có thể gây tử vong.

Tập thể dục trong nhà

Có thể tập trong nhà, tốt nhất là duy trì đi bộ 30 phút/ngày trong nhà kín và ấm. Không nên ra ngoài đường trong thời tiết lạnh, những môn phù hợp để tập trong nhà như dưỡng sinh, khí công, yoga, thái cực quyền. Tập thể dục giúp nâng cao thể trạng, tăng sức đề kháng cơ thể trong những ngày trời lạnh và giúp chức năng hô hấp làm việc tốt.

Ăn uống đủ chất và tránh mất nước

Chọn các món ăn theo chế độ dinh dưỡng đã được bác sĩ hướng dẫn, tránh các thực phẩm gây dị ứng và làm khởi phát cơn hen. Bù đủ nước hàng ngày, uống 6-8 ly nước ấm hàng ngày, người lớn tuổi cần uống nhiều lần trong ngày. Không uống cà phê hay rượu vì dễ làm mất nước cơ thể. Đủ nước để luôn làm ẩm đường thở và long đờm dễ hơn.

Theo dõi sát các triệu chứng hen suyễn

Nếu có các triệu chứng cảnh báo nguy cơ khó thở, cần tự xử trí ngay trong giai đoạn sớm theo hướng dẫn của bác sĩ đã tư vấn trước đó. Ví dụ: sử dụng bơm xịt giãn phế quản với liều lượng hướng dẫn. Tự nhận biết các triệu chứng nặng để gọi ngay bác sĩ và nhập viện khi cần.

Điều quan trọng là làm đúng theo kế hoạch điều trị. Đừng để một công việc bận rộn làm cho bạn bỏ qua kiểm tra sức khỏe. Nếu thấy các triệu chứng hen suyễn xấu đi trong thời tiết lạnh, hãy nói chuyện với bác sĩ về việc duy trì hay thay đổi điều trị.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 1 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 5 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 5 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Top