Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trình tự dâng lễ và cầu xin tài lộc ở ngôi miếu thiêng nổi tiếng nhất miền Đông Nam Bộ

Thứ hai, 07:00 16/02/2015 | Xã hội

GiadinhNet – Miếu Bà Thiên Hậu (tên khác là chùa Bà Thiên Hậu) đã trở thành địa điểm tâm linh gắn bó với đời sống người Việt nhiều thế kỷ nay. Chùa thờ một vị nữ thần bảo vệ người dân đi biển nên được rất nhiều ngư dân tìm đến cầu cúng cho những chuyến ra khơi bình an, may mắn. Những năm gần đây, chùa Bà Thiên Hậu đã được mở rộng để phục vụ nhu cầu của du khách khắp nơi.

Thu hút hàng chục ngàn người dịp Tết

Tọa lạc tại số 4, đường Nguyễn Du (P. Phú Cường, TP. Thủ Dầu Một), chùa có tên gọi là “Thiên Hậu Cung” nhưng do thói quen nên người dân thường gọi là chùa Bà. Chùa Bà Thiên Hậu hiện nay là di tích văn hóa tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bình Dương. Theo sổ sách thì lúc đầu, chùa tọa lạc tại con rạch Hương Chủ Hiếu (nay đã xây dựng lại ngôi miếu trên vị trí ban đầu của xưa kia). Người xưa xây miếu theo kiến trúc điện mẫu, tức là mang yếu tính nữ trong xây cất. Một trong yếu tố nữ là điện thờ nên chọn nơi gần sông, suối, ao, hồ… nghĩa là gần nơi có nước, vì nước mang yếu tố âm, mang tính nữ. Đến năm 1923, bốn bang người Hoa (Quảng Đông, Triều Châu, Phúc Kiến và Hẹ) đã chung sức tái tạo ngôi chùa ở vị trí như ngày nay.

Chùa Bà Thiên Hậu thu hút rất đông người tới cầu cúng.

Chùa Bà Thiên Hậu thu hút rất đông người tới cầu cúng.

Theo truyền thuyết, Bà Thiên Hậu sinh vào thời Tống Kiến Long nguyên niên (Công nguyên 960), là con thứ 6 của họ Lâm ở huyện Bồ Điền, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Khi mới lọt lòng mẹ, Bà đã tỏa ánh hào quang và hương thơm. Lớn lên, Bà thường cưỡi thảm đỏ bay lượn trên biển và du ngoạn nhiều nơi. Đến đời Tống Ung Hy tứ niên (Công nguyên 987), năm 27 tuổi Bà từ giã cõi trần và “hiển linh”. Đời nhà Nguyên, Bà được phong là Thiên Phi, đến đời nhà Thanh vua Khang Hy gia phong làm Thiên Hậu. Và danh hiệu Thiên Hậu tồn tại đến ngày nay. Từ truyền thuyết dân gian đã chuyển hóa thành tín ngưỡng và Bà được các thế hệ sau hương khói phụng thờ nhiều nơi. Ngoài truyền thuyết trên còn một số câu chuyện lưu truyền khác nhưng tựu chung lại đều ca ngợi, suy tôn Bà là một người phụ nữ đức hạnh, có lòng hiếu thảo và xả thân cứu giúp những người gặp nạn trên biển. Những người Hoa khi sang Việt Nam sinh sống làm ăn, định cư tại Việt Nam luôn muốn cuộc sống yên vui làm ăn phát đạt nên lập chùa để cầu nguyện Bà phù hộ độ trì.

Theo ông A Phát, vì người dân đổ về chùa Bà nhân dịp Tết quá đông nên lợi dụng cơ hội này có rất nhiều kẻ trà trộn để móc túi, cướp giật túi xách. Nhiều người lạ từ nơi khác cũng đưa trẻ em, người già đến đây để ăn xin khiến mất vẻ mỹ quan nhà chùa. Một số người bán vé số dạo cũng nhân dịp này để chèo khéo khách mua những tấm vé số đậm chất tâm linh. Ngoài ra, giá vé gửi xe cho du khách cũng tăng vọt từ 5.000 đồng lên đến 15.000 đồng. Ông A Phát cho biết Ban quản lý đang chuẩn bị tích cực để chấn chỉnh tình hình này. “Để đáp ứng nhu cầu của khách thập phương, chùa Bà Thiên Hậu đã mở rộng diện tích và quy mô gấp 3 lần so với ngày trước. Theo dự kiến của Ban tổ chức, năm nay sẽ không còn cảnh chen lấn như mọi năm, bà con đều được đến chiêm ngưỡng, cầu khấn trong tâm trạng thoái mái nhất. Đối với các dịch vụ lợi dụng để buôn bán, chèn ép khách, Ban quản lý chùa sẽ cùng với chính quyền địa phương xử lý dứt điểm. Tôi cũng mong bà con đến chùa có ý thức trong việc giữ gìn cảnh quan, môi trường. Mỗi người chỉ nên thắp một nén nhang, không nên ôm cả bó đốt nghi ngút khói. Đốt quá nhiều nhang đèn sẽ dễ dẫn đến cháy nổ”.

Đưa chúng tôi đi tham quan ngôi chùa, ông A Phát (người quản nhang đèn trong chùa - PV) vui vẻ cho biết: “Người Hoa chúng tôi chỉ xem nơi đây là một ngôi miếu để nhớ đến cội nguồn. Nhưng lâu dần khi hòa cùng cuộc sống của người Việt, nhận thấy bà con đến đây thắp hương ngày càng nhiều nên miếu ngày càng mở rộng về quy mô và diện tích. Do đó, người Việt gọi thành chùa như bây giờ”. Tỉ mẩn giới thiệu từng đường nét về kiến trúc, thờ tự, trang trí nội thất, khuôn mặt ông A Phát rạng ngời khi thấy khách chăm chú theo dõi. Tại hai cánh cửa chính của chùa Bà Thiên Hậu đề bốn chữ đại tự “Phong Điều Vũ Thuận” nghĩa là gió mưa điều hòa. Vào sân chùa, trước cửa điện có đặt một cái đỉnh lớn để những người đến cúng cắm nhang. Toàn bộ ngôi chùa kiến trúc thành ba dãy nhà, ở giữa là chính điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung”, trên hai cánh cửa chính đề bốn chữ “Quốc Thái Dân An”, hai bên là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà. Trong điện có cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế. Đặc biệt, Bà là vị nữ thần phù hộ cho người dân đi biển nên hầu hết các cặp đối đều có nhắc đến những hình ảnh có liên quan đến biển khơi và sự mong ước được sóng yên, bể lặng, tất nhiên những hình ảnh ấy cũng được hiểu rộng ra với nghĩa tượng trưng.

Tại chánh cung thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới hàng năm, hoặc hai, ba năm một lần. Bên trái bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương. Bên phải thờ Bổn, gọi là Bổn đầu công công. Trong điện có trưng bày giá cắm bát biểu là tám món bửu bối của tám vị tiên theo truyền thuyết của người Trung Hoa. “Tuy xuất phát từ người Hoa nhưng chùa được xây dựng ở đây đã khá lâu nên đã hòa chung vào đời sống của người dân Việt. Nhất là bà con làm nghề đi biển, họ tìm tới cầu mong Bà ban phước lành cho công việc thuận lợi, hanh thông. Những ngày thường, chùa tiếp đón lượng khách khoảng vài trăm người nhưng đến dịp lễ tết thì lên đến hàng chục ngàn người. Du khách thập phương xa gần về chùa bắt đầu từ đêm giao thừa cho đến tận ngày rằm”, ông A Phát cho biết.

Trình tự hành lễ

Ông A Phát kể, sau thời khắc giao thừa chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân lại ùn ùn đổ về chùa. Ai cũng vui vẻ vì mang tâm niệm bình an, hạnh phúc và đến chùa cốt để xin lộc làm ăn, cầu duyên, cầu tài đầu năm. Theo ông A Phát thì vào đêm giao thừa, mọi người thường vào thắp nhang và cầu nguyện. Sau đó, hái một nhành cây, hoa nào đó trong chùa gọi là lộc đầu năm để mang về nhà trong đêm. Tuy nhiên theo người quản nhang này thì đây là điều không nên. Bởi nhiều người như vậy, nếu ai cũng hái hoa, bẻ cành thì cảnh quan chùa sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Thay vào đó, mọi người có thể chờ sáng mùng Một để xin một tấm lộc may mắn đã được Ban quản lý chùa gói sẵn bỏ vào những tấm phong bao màu đỏ.

Theo ông A Phát, việc cúng lễ và dâng hương ở chùa Bà tùy vào tâm thành của mỗi người. Tuy nhiên cũng có những nghi lễ nhỏ mà khách hành hương nên chú ý. Khi dâng lễ tại chùa, đồ lễ mặn, chay… đều được nhưng khi dâng lễ phải kính cẩn dùng hai tay, đặt cẩn trọng lên bàn thờ. Cần đặt lễ vật lên ban chính (tức ban thờ vị chánh thần Thiên Hậu Thánh Mẫu) sau đó đến bên trái Bà là khám thờ Ngũ Hành Nương Nương rồi bên phải thờ Bổn, gọi là Bổn đầu công công. Chỉ sau khi đã đặt xong lễ vật lên các ban thì mới được thắp hương. Về thứ tự khi thắp hương thì thắp từ trong ra ngoài. Ban thờ được đặt theo hàng dọc, ở gian giữa được thắp hương trước. Các ban thờ hai bên được thắp nhang sau khi đã thắp xong hương ban chính ở gian giữa. “Sau khi kết thúc khấn, lễ ở các ban thờ, trong khi đợi hết một tuần nhang, mọi người có thể viếng thăm phong cảnh nơi thừa tự, thờ tự. Sau đó quay lại hạ lễ. Đối với các đồ lễ gồm thức ăn mặn hoặc chay, mọi người nên mang về nhà”, người quản nhang cho biết.

Ngày rằm tháng Giêng là dịp lễ hội lớn nhất của chùa Bà Thiên Hậu, dịp này chùa còn đón tiếp khách thập phương lên đến con số hàng chục thậm chí hàng trăm ngàn người. Năm nào cũng thế, khắp các ngã đường của khu vực thành phố mới đều nêm chặt người, người người xếp thành từng đoàn rồng rắn kéo thành một hàng dài, tràn cả ra nhiều tuyến đường. Có thể nói, đây ngày hội đông đảo và vui nhất trong năm của TP. Thủ Dầu Một. Vào sáng ngày rằm tháng Giêng, lễ hội rước kiệu bà chính thức diễn ra. “Ý nghĩa rước kiệu là để Bà thăm viếng dân tình và để bá tánh chiếm bái, cầu phúc. Thật ra những cuộc rước thần thánh nói chung ở các đình, chùa, miếu mạo… là cách đưa sự linh thiêng vào cuộc sống, tạo sự nối kết giữa thánh thần với đời thường, là dịp để mọi người vui chơi, giải trí trong cái không khí tín ngưỡng dân gian”- ông A Phát cho hay.

Dương An

Dương An
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thông tin mới nhất về vụ bé trai 8 tuổi mất tích ở Đồng Nai

Thời sự - 34 phút trước

GĐXH - Lãnh đạo xã Xuân Thiện (huyện Thống Nhất, Đồng Nai) cho biết, bé trai 8 tuổi mất tích cách đây 3 ngày đã được tìm thấy.

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Hai mẹ con tử vong bất thường trong ngôi nhà cháy

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Phát hiện có khói bốc ra từ ngôi nhà 2 tầng, khi lực lượng chức năng phá cửa vào trong thì phát hiện có hai người đã tử vong.

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Hải Phòng: Tranh giành khách và địa bàn, tài xế xe ôm bị đâm tử vong

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Do tranh giành địa bàn và khách tại ga tàu hỏa Hải Phòng, tài xế xe ôm ở ga và tài xế xe ôm công nghệ đã nảy sinh mâu thuẫn, xô xát. Trong lúc không giữ được bình tĩnh, tài xế xe ôm công nghệ đã dùng kéo đâm tài xế xe ôm tử vong.

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Kẻ 'ẩn mặt' sau mạng xã hội và cú lừa hoa lan đột biến

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Khi thấy thị trường hoa lan đột biến có dấu hiệu "sốt" lại, Hiếu nhanh chóng lập một facebook ảo rồi đăng bán loại hoa này với mục đích lừa đảo.

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Phú Thọ: Nghi án chồng sát hại vợ tại nhà trọ

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Tại nhà trọ, C. đã dùng dao đâm vợ trọng thương. Mặc dù được mọi người đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, nạn nhân đã tử vong.

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Lịch cắt điện Hải Phòng tuần này (từ 6 – 12/5/2024): Hàng loạt tuyến phố, khu dân cư nằm trong diện mất điện liên tục

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Hải Phòng, trong tuần sẽ có nhiều quận, huyện trung tâm nằm trong danh sách không có điện để dùng.

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Tài xế say xỉn, lái xe đầu kéo lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Tài xế xe đầu kéo vi phạm nồng độ cồn, điều khiển phương tiện di chuyển không đúng phần đường sau đó lao vào quán tạp hóa khiến 8 người thương vong.

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Lịch cắt điện Nam Định tuần này (từ 6/5 – 12/5/2024): Đầu hè hàng loạt khu vực dân cư sáng sớm không có điện để dùng

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Theo lịch cắt điện của Công ty Điện lực Nam Định, trong tuần một số khu vực mất điện liên tục gồm có: TP. Nam Định, huyện Vụ Bản, Hải Hậu, Nghĩa Hưng, Nam Trực…

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

4 tàu cá ở Quảng Bình chìm do dông lốc, nhiều ngư dân mất tích trên biển

Thời sự - 3 giờ trước

Do gặp dông lốc bất ngờ trên biển, 4 tàu cá của Quảng Bình bị chìm. Nhiều ngư dân được cứu sống nhưng vẫn còn 11 người mất tích.

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Bộ GD&ĐT 'tuýt còi' các trường đại học yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm

Giáo dục - 3 giờ trước

Bộ GD&ĐT quy định, các trường đại học không yêu cầu, thoả thuận với thí sinh cam kết hoặc xác nhận nhập học sớm dưới bất kỳ hình thức nào.

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Tin sáng 6/5: Trần tình của người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội; 'Lật Mặt' thu hơn 1.000 tỷ đồng, vợ chồng Lý Hải - Minh Hà bỏ túi bao nhiêu?

Thời sự

GĐXH - Người phụ nữ đạp cư dân ở chung cư tại Hà Nội gây xôn xao thời gian qua là con gái của ông Đặng Hồng Minh – Phó Ban quản trị tòa nhà Đồng Phát - Park View Tower; trên thực tế, nhà rạp, nhà phát hành lấy khoảng 60% doanh thu bộ phim chiếu rạp. Và với bảy phần phim Lật Mặt, Lý Hải thực nhận khoảng 240 tỷ đồng, chưa kể đến thuế TNCN, chi phí tài chính và lãi vay... (nếu có).

Top