Hà Nội
23°C / 22-25°C

Triệu chứng dễ nhầm sốt xuất huyết và sốt thường, để lâu nguy hiểm tính mạng

Thứ bảy, 20:22 10/08/2019 | Sống khỏe

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết, rất nhiều người nghĩ đó chỉ là sốt thông thường nên chủ quan không đi thăm khám mà tự mua thuốc uống, dẫn đến những nguy cơ lớn hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được sốt thông thường và sốt xuất huyết?

Mặc dù sốt xuất huyết là một trong những căn bệnh phổ biến vào mỗi năm, nhưng hậu quả mà nó để lại vô cùng nguy hiểm. 

Khi mắc bệnh sốt xuất huyết , rất nhiều người nghĩ đó chỉ là sốt thông thường nên chủ quan không đi thăm khám mà tự mua thuốc uống, dẫn đến những nguy cơ lớn hơn. Vậy làm thế nào để phân biệt được sốt thông thường và sốt xuất huyết?

Phân biệt khái niệm 2 căn bệnh sốt

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây nên. Virus này truyền từ người sang người chủ yếu do muỗi đốt. Bệnh thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh môi trường kém, nhiều ao nước đọng. Đây là môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sản và đi hút máu người, lây nhiễm virus Dengue.

Triệu chứng dễ nhầm sốt xuất huyết và sốt thường, để lâu nguy hiểm tính mạng - Ảnh 1.

Còn sốt thông thường là bệnh do virus hoặc nhiễm trùng gây ra. Đây là một trong những bệnh dễ xảy ra nhất, không chỉ với trẻ em mà còn cả ở người lớn nhất là những người có sức đề kháng yếu. Sốt siêu vi hay còn gọi là sốt virus thường xảy ra vào thời điểm giao mùa nhất là trong thời tiết nóng ẩm hay nóng lạnh như hiện nay.

Triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết

1. Triệu chứng sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)

Những người lần đầu tiên mắc bệnh bị loại này vì họ chưa có miễn dịch với bệnh. Đây là dạng có biểu hiện các triệu chứng điển hình và không có biến chứng. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài trong vòng 4 - 7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Ngoài ra, còn có các triệu chứng như:

- Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;

- Nhức đầu nghiêm trọng;

- Đau phía sau mắt;

- Đau khớp và cơ;

- Buồn nôn và ói mửa;

- Phát ban.

Triệu chứng dễ nhầm sốt xuất huyết và sốt thường, để lâu nguy hiểm tính mạng - Ảnh 2.

Các ban sốt xuất huyết có thể xuất hiện trên cơ thể 3-4 ngày sau khi bắt đầu sốt và sau đó thuyên giảm sau 1-2 ngày. Bạn có thể bị nổi ban lại một lần nữa vào ngày sau đó.

2. Triệu chứng sốt xuất huyết có chảy máu

Các dấu hiệu sốt xuất huyết dạng này bao gồm tất cả các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết, chảy máu cam, chảy máu ở nướu hoặc dưới da, gây ra vết bầm tím. Thể bệnh này có thể dẫn đến tử vong.

Triệu chứng dễ nhầm sốt xuất huyết và sốt thường, để lâu nguy hiểm tính mạng - Ảnh 3.

3. Triệu chứng sốt xuất huyết dengue (hội chứng sốc dengue)

Đây là dạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết - bao gồm tất cả các biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết nhẹ cộng với các triệu chứng chảy máu, kèm theo huyết tương thoát khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc (huyết áp thấp).

Loại này thường xảy ra trong lần nhiễm trùng sau, khi bạn đã có miễn dịch chủ động (do đã từng mắc bệnh) hoặc thụ động (do mẹ truyền sang) đối với một loại kháng nguyên virus. Bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Dạng này của bệnh thường xảy ra ở trẻ em (đôi khi ở người lớn). Dạng bệnh này có thể gây tử vong, đặc biệt là ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Triệu chứng dễ nhầm sốt xuất huyết và sốt thường, để lâu nguy hiểm tính mạng - Ảnh 4.

Trẻ em khi mắc bệnh sốt xuất huyết từ 3 ngày sẽ có những dấu hiệu sốt cao, khiến bố mẹ thường nhầm là cảm cúm hay nhiễm khuẩn đường hô hấp. Khi trẻ sốt cao, phụ huynh nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Bệnh hiện nay chưa có thuốc đặc trị, những trường hợp nặng điều trị hầu như chỉ hạ sốt, truyền dịch và chống sốc tích cực. Những trường hợp nhiễm bệnh nhẹ có thể tự khỏi sau một tuần.

Theo VietNamNet


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Chướng bụng, đầy hơi, tiêu chảy... thận trọng với nhiễm trùng đường tiêu hóa

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

Bệnh liên quan đến đường tiêu hóa có thể xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, mùa hè nắng nóng là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển mạnh so với thời tiết bình thường, điều này sẽ làm gia tăng tỉ lệ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa.

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Loại ung thư phổ biến ở nam giới nhưng chỉ 4% số ca được phát hiện sớm

Sống khỏe - 2 giờ trước

Ung thư hạ họng không có triệu chứng rõ rệt nên chỉ 4% số ca được phát hiện sớm. Từ 60 tới 80% số trường hợp phát hiện bệnh khi đã có di căn hạch cổ.

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Ngứa da uống thuốc dị ứng không đỡ, cẩn thận với nhiễm giun đũa chó mèo

Y tế - 4 giờ trước

Giun đũa chó mèo (Toxocara) là loại ký sinh trùng ở chó mèo, thường có trong đất hoặc nước bị nhiễm phân chó mèo. Ghi nhận thực tế có bệnh nhân tiêu chảy, ngứa 10 năm không biết mình nhiễm giun đũa chó, mèo. Vậy chẩn đoán căn bệnh này thế nào?

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Cô gái tử vong trước ngày cưới vì chọn giảm cân, làm đẹp theo cách này

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

GĐXH - Một cô gái 33 tuổi đã tử vong sau khi thực hiện thủ thuật đặt bóng hơi vào dạ dày để giảm cân trước ngày cưới.

Những người nên hạn chế ăn bún

Những người nên hạn chế ăn bún

Sống khỏe - 7 giờ trước

Bún rất phổ biến nhưng tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm. Bởi vậy, bạn phải lưu ý cách chọn bún để đảm bảo không ảnh hưởng sức khỏe.

8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

8 dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu sắt cần bổ sung ngay

Sống khỏe - 10 giờ trước

Thiếu sắt là một trong những tình trạng phổ biến nhất trên thế giới, nhưng nhiều người không nhận ra rằng lượng sắt của họ thấp. Thiếu sắt có thể gây ra một loạt vấn đề cho sức khỏe…

Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra?

Làm gì để tránh tổn thương gan do thuốc gây ra?

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Gan là cơ quan chính chuyển hóa thuốc trong cơ thể nhưng nhiều loại thuốc có thể gây tổn thương gan ở các mức độ khác nhau.

Kiểm soát dịch COVID-19 tốt nên Bộ Y tế không sử dụng tới nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Kiểm soát dịch COVID-19 tốt nên Bộ Y tế không sử dụng tới nguồn 46 nghìn tỷ đồng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo, việc kiểm soát dịch bệnh tốt và huy động các nguồn viện trợ, tài trợ vaccine, thuốc điều trị, trang thiết bị y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 dẫn đến không phải sử dụng nguồn vốn này.

5 thực phẩm bổ sung có tác dụng chống lão hóa

5 thực phẩm bổ sung có tác dụng chống lão hóa

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Mong muốn duy trì sự trẻ khỏe là mục đích nhắm đến của mỗi con người. Mặc dù di truyền đóng một vai trò quan trọng trong quá trình lão hóa, nhưng việc bổ sung một số chất trong thói quen hàng ngày có thể làm chậm quá trình lão hóa...

Chiều nay, 3 nạn nhân bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính ra viện

Chiều nay, 3 nạn nhân bị thương trong vụ cháy ở Trung Kính ra viện

Y tế - 1 ngày trước

Trong chiều nay 25/5, 3 người bị thương trong vụ cháy nhà trọ Trung Kính, điều trị tại Bệnh viện Giao thông Vận tải sẽ được xuất viện.

Top