Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ lác mắt, sụp mi, không chỉ là chuyện thẩm mỹ

Thứ bảy, 07:17 20/06/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet - Không ít phụ huynh lầm tưởng, lác mắt, sụp mi chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của trẻ, có thể chữa bất kì lúc nào. Thực tế, nếu không phát hiện, điều trị sớm có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng về thị lực.

Tại hội thảo "Nâng cao nhận thức chăm sóc và bảo vệ mắt cho trẻ thơ", TS. BS Vũ Anh Tuấn, Giảng viên Đại học Y Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Chuyên môn Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết, Việt Nam hiện có khoảng 3 triệu trẻ đang mắc tật khúc xạ cần được chỉnh kính, nếu không được can thiệp kịp thời sẽ diễn tiến nhanh và có thể dẫn tới các biến chứng gây mù lòa.

Điều đáng nói, có tới 70% trẻ bị lác mắt có kèm theo các tật khúc xạ do không được chỉnh kính. Chưa kể, hiện tượng lác mắt ở trẻ ngày càng tăng và nhiều trẻ không được khám chữa kịp thời gây ảnh hưởng nặng nề tới thẩm mỹ và thị lực của trẻ.

Trẻ lác mắt, sụp mi, không chỉ là chuyện thẩm mỹ - Ảnh 1.

Các chuyên gia giải đáp các câu hỏi về chăm sóc mắt cho trẻ nhỏ

Không ít bậc phụ huynh lầm tưởng rằng, lác mắt, sụp mi chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ của trẻ và có thể chữa bất kì lúc nào. Trong khi đó, chuyên gia khẳng định lác mắt, sụp mi nếu không được phát hiện và có phương án điều trị sớm sẽ có thể dẫn đến những vấn đề nghiêm trọng về thị lực sau này.

TS, BS Vũ Anh Tuấn cho biết, lác mắt là tình trạng hai mắt không cùng nhìn về một hướng. Điều đó có nghĩa là khi một mắt nhìn thẳng ra phía trước thì mắt còn lại sẽ liếc vào trong, ra ngoài, nhìn lên hoặc xuống.

Do hai mắt không nhìn cùng một hướng nên chúng tập trung tiêu điểm vào những điểm hoặc vật thể khác nhau. Não sẽ bỏ qua những tín hiệu đến từ một trong hai mắt để tránh hiện tượng nhìn đôi. Do đó, chỉ còn một mắt được sử dụng để tập trung tiêu điểm vào vật thể.

Hầu hết những trường hợp lác mắt xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, vào khoảng thời gian não đang học cách nhìn.

Trẻ lác mắt, sụp mi, không chỉ là chuyện thẩm mỹ - Ảnh 2.

Khám mắt, đo thị lực cho một bệnh nhi tại Bệnh viện Mắt Hà Nội 2

TS Tuấn cho hay có một số trường hợp lác mắt nhưng thị lực của mỗi mắt vẫn còn tốt. Trong những trường hợp này hai mắt sẽ được dùng xen kẽ qua lại với nhau ở những thời điểm khác nhau. Do đó, đường dẫn truyền thị giác sẽ phát triển ở mỗi mắt.

Ở nhiều trường hợp lác mắt, một mắt giữ chức năng chính yếu. Mắt còn lại không được dùng để nhìn, do đó não bỏ qua tín hiệu do nó truyền đến. Khi đó con mắt phụ này sẽ không phát triển đường dẫn truyền thị giác bình thường được dẫn đến nhược thị.

Thế nào là sụp mi?

Theo PGS.TS Nguyễn Đức Anh, Trưởng khoa Khúc xạ, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2, ở người bình thường, mi mắt trên sẽ che đi một phần giác mạc khoảng 1-1,5 mm. Khi mi mắt trên hạ xuống thấp hơn nữa thì được gọi là sụp mi.

Sụp mi bẩm sinh xuất hiện ngay sau khi sinh và chiếm 75% các trường hợp sụp mi. Trẻ có thể bị sụp mi ở 1 bên mắt hoặc cả 2 mắt.

PGS.TS Nguyễn Đức Anh nhấn mạnh, lác mắt và sụp mi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mĩ, mà còn có thể gây ra những hậu quả nặng nề về sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời.

Theo thống kê, 19% người bị sụp mi đều có thị lực kém hơn. Trẻ bị sụp mi nặng khiến mi che mất đồng tử cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ nhược thị. Ngoài ra, trẻ bị sụp mi nặng còn có xu hướng ngửa đầu lên để mắt được nhìn thấy tốt hơn, do đó có thể dẫn đến tình trạng tư thế đầu cổ bất thường. 63,1% số mắt nhược thị do sụp mi có kèm theo tật khúc xạ.

Chuyên gia nhãn khoa khuyến cáo, khi thấy trẻ các các dấu hiệu lác mắt, sụp mi, xem tivi gần, nháy mắt liên tục, nhức, mỏi mắt, khó nhìn xa hoặc nheo mắt khi nhìn xa thì nên đi thăm khám tại cơ sở y tế chuyên khoa mắt. Trẻ đã có tật khúc xạ nên định kỳ 6 tháng/khám hoặc theo hẹn lịch khám của bác sĩ điều trị.

Trẻ mạnh khỏe nên đều đặn một năm thăm khám thị lực một lần. Lần thăm khám đầu tiên nên được tiến hành sớm, ngay khi trẻ 3-4 tuổi, tức là độ tuổi đã có thể hợp tác trong quá trình khám.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 1 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 5 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 16 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Người phụ nữ 40 tuổi không ăn ngọt nhưng mắc tiểu đường, đây là 8 lý do khiến bạn không ngờ tới

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ rằng bệnh tiểu đường (đái tháo đường) là do ăn nhiều thực phẩm chứa đường mà ra. Tuy nhiên, sự thật có thể không phải như vậy.

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Biện pháp tự nhiên giúp tăng lượng sắt khắc phục thiếu máu

Sống khỏe - 23 giờ trước

Thiếu máu là một vấn đề sức khỏe phổ biến trên toàn cầu, phát sinh từ nồng độ hemoglobin thấp, thường dẫn đến các triệu chứng suy nhược như mệt mỏi, rụng tóc, khó thở và kém ăn...

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Những thực phẩm chứa diệp lục có lợi cho sức khỏe

Sống khỏe - 1 ngày trước

Chúng ta thường nghe nói nhiều về chất diệp lục và biết rằng thực vật không thể sống thiếu nó. Tuy nhiên, bạn có thể không biết chất diệp lục chính xác là gì và nó có mang lại lợi ích gì cho con người không?

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Top