Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ đau bụng mà kèm thêm những triệu chứng như thế này thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện

Thứ sáu, 16:21 27/09/2019 | Sống khỏe

GiadinhNet - Có nhiều lý do khiến trẻ đau bụng nhưng không phải lúc nào cũng cần đến sự trợ giúp của bác sĩ. Tuy vậy cũng không nên quá chủ quan, bởi vì đau bụng đôi khi lại là dấu hiệu chỉ điểm của nhiều bệnh nguy hiểm cần phải được can thiệp khẩn cấp.

Dấu hiệu cần đưa trẻ tới viện

Có nhiều nguyên nhân gây đau bụng ở trẻ như nhiễm vi khuẩn, virus, côn trùng cắn, ăn uống quá độ, dị ứng thức ăn, ngộ độc thực phẩm hay độc chất, dùng thuốc quá liều, bệnh lý của những cơ quan trong ổ bụng hoặc lân cận hay những vấn đề cần phải nhanh chóng phẫu thuật như viêm ruột thừa, tắc ruột…

Tùy theo nguyên nhân gây bệnh và lứa tuổi của trẻ mà biểu hiện sẽ khác nhau. Nếu chưa biết nói, trẻ thường quấy khóc liên tục, vẻ mặt nhăn nhó đau đớn. Những trẻ lớn hơn có thể sẽ than phiền với cha mẹ về tình trạng đau bụng của mình. Đôi khi trẻ có thể chỉ ra được vị trí đau và mô tả được tính chất của cơn đau dù không phải lúc nào cũng chính xác.

Trẻ đau bụng mà kèm thêm những triệu chứng như thế này thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện   - Ảnh 1.

Nếu trẻ đau bụng lan xuống vùng bẹn, đi tiểu khó khăn, da nổi mẩn cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ. Ảnh minh họa

Thông thường cơn đau chỉ thoáng qua và thường ở vùng giữa bụng hoặc quanh rốn. Trẻ cần được đưa đến bệnh viện nếu đau ở vị trí dưới rốn và nghiêng về phía bên phải hoặc cơn đau kéo dài quá 24 giờ hay mức độ đau trở nên trầm trọng hơn vì trong tình huống này đau bụng có thể do viêm ruột thừa hay những vấn đề nghiêm trọng khác.

Nôn ói là một trong những triệu chứng đi kèm thường gặp. Hãy đưa trẻ đến bệnh viện nếu ói nhiều hơn 24 giờ hoặc trẻ nôn ói liên tục, ói ra tất cả mọi thứ sau khi ăn hoặc uống, dịch ói có màu xanh hoặc vàng, có sự hiện diện của máu đỏ tươi hoặc máu đông.

Tiêu chảy thường đồng hành với đau bụng. Tình trạng tiêu chảy có thể tồn tại ngay cả khi đau bụng đã hết. Đa số các trường hợp tiêu chảy thường tự giới hạn trong khoảng 1-3 ngày. Trẻ cần được đưa đến cơ quan y tế nếu đi tiêu quá nhiều, trẻ có biểu hiện mất nước, phân hôi tanh, trong phân có đàm máu.

Có thể trẻ sẽ sốt, tuy nhiên sốt không phải là dấu hiệu chỉ ra tình trạng nặng bởi vì đôi lúc trẻ sốt nhưng không do những nguyên nhân trầm trọng trong khi đó trẻ có thể hoàn toàn không sốt nhưng tình trạng của trẻ rất nguy hiểm và cần phải can thiệp tức thì.

Không nên chần chừ nếu trẻ than đau bụng lan xuống vùng bẹn, đi tiểu khó khăn, da nổi mẩn. Trong những tình huống như vậy cần nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Tại bệnh viện, để xác định chính xác nguyên nhân, đôi lúc các bác sĩ sẽ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm như công thức máu, xét nghiệm phân, siêu âm, chụp Xquang bụng… Tùy theo nguyên nhân cụ thể mà hướng xử trí sẽ khác nhau. Trẻ có thể sẽ được dùng thuốc, tiếp tục theo dõi hay nhanh chóng phẫu thuật.

Trẻ đau bụng mà kèm thêm những triệu chứng như thế này thì nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện   - Ảnh 2.

Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời. Ảnh minh họa

Xử trí tại nhà

Khi trẻ đau bụng, điều đầu tiên cha mẹ nên làm là trấn an, vỗ về và cho bé nằm nghỉ. Cần theo dõi sát trẻ nhằm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường để đưa trẻ đến bệnh viện kịp thời.

Cần cung cấp dịch đầy đủ để tránh cho trẻ bị mất nước khi nôn ói hay tiêu chảy nhiều. Dung dịch Oresol là tốt nhất cho trẻ. Không cho bé uống một lúc quá nhiều mà nên kiên nhẫn cho bé uống từ từ từng ngụm nhỏ, nhất là sau khi trẻ đi tiêu chảy. Nên cho bé ăn thức ăn lỏng, dễ tiêu hóa trong giai đoạn bệnh và cho ăn trở lại bình thường và ăn nhiều hơn khi trẻ hồi phục.

Có thể cho trẻ dùng những thuốc hạ sốt thông thường như Efferalgan, Hapacol, Tylenol để khi trẻ sốt. Nếu trẻ không sốt, nên hạn chế sử dụng những thuốc với mục đích giảm đau vì có thể làm che lấp những dấu hiệu cần thiết để phát hiện bệnh, gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Kháng sinh chỉ sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ.

ThS. BS Phạm Đình Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Các bệnh thường gặp sau tuổi 40

Bệnh thường gặp - 1 phút trước

Sau khi chạm tới tuổi 40, bạn sẽ có nguy cơ cao gặp các vấn đề về sức khỏe. Các chứng bệnh đó có thể bao gồm bàng quang tăng hoạt, sỏi thận, huyết áp cao và trầm cảm, lo âu. Hãy đọc tiếp để biết thêm về các chứng bệnh này và những vấn đề sức khỏe khác có thể xảy ra trong thời kỳ trung niên.

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Bé trai Hà Nội nguy kịch vì đuối nước sau khi ngã vào hồ cá koi

Sống khỏe - 1 giờ trước

Bé trai 2 tuổi chạy sang nhà hàng xóm chơi, ngã xuống hồ cá koi sâu 1,2m. Khoảng 8 phút sau trẻ mới được phát hiện và đưa lên bờ khi đã ngừng tim, ngừng thở.

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Kỳ diệu của y học hiện đại: Ghép thận lợn và tim nhân tạo cho người

Sống khỏe - 4 giờ trước

Lần đầu tiên, các bác sĩ đã cấy ghép một quả thận lợn đã được chỉnh sửa gien vào một bệnh nhân sau khi cho bệnh nhân này được trợ giúp bằng một máy bơm tim mới.

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Dấu hiệu cơ thể đang thiếu vitamin B12 trầm trọng, người Việt nên bổ sung thường xuyên 6 thực phẩm này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Cơ thể thiếu vitamin B12 sẽ gây thiếu máu, mệt mỏi hay trầm cảm. Nếu tình trạng này kéo dài, não bộ và hệ thần kinh trung ương của bạn có thể bị tổn thương vĩnh viễn.

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Bật mí bí quyết hỗ trợ phòng tránh bệnh đường hô hấp cho trẻ

Sống khỏe - 22 giờ trước

Viêm đường hô hấp là bệnh thường gặp và hay tái phát ở trẻ nhỏ, gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ tăng cường miễn dịch từ beta glucan kết hợp với chế độ sinh hoạt lành mạnh là giải pháp từ giúp hỗ trợ trẻ phòng bệnh và hạn chế tình trạng tái nhiễm.

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

10 loại rau củ quả giải nhiệt mùa hè tốt nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mặc dù không thể kiểm soát nhiệt độ nóng nực bên ngoài của mùa hè nhưng chúng ta có thể giữ mát bên trong bằng cách ăn các loại rau giải nhiệt, tốt cho sức khỏe.

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

8 câu hỏi thường gặp của người bệnh sỏi tiết niệu

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Trên cơ thể người, hệ tiết niệu gồm hai thận, hai niệu quản hai bên, rồi đến bàng quang và cuối cùng là niệu đạo. Sỏi xuất hiện tại bất kỳ vị trí nào trong hệ tiết niệu điều đó chứng tỏ đã mắc sỏi tiết niệu. Sỏi tiết niệu bao gồm sỏi thận, sỏi niệu quản, sỏi bàng quang và sỏi niệu đạo.

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Thanh niên 26 tuổi phát hiện ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên có thói quen mà nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Thanh niên bị ung thư dạ dày thừa nhận thường xuyên đi ăn thịt nướng, uống nước ngọt, thức khuya và ăn đêm...

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

TH true MILK: Những dấu ấn tiên phong và sáng tạo của một “chuyên gia dinh dưỡng”

Sống khỏe - 1 ngày trước

Trên nền tảng sữa tươi sạch, đơn vị sở hữu thương hiệu TH true MILK liên tục mang tới cho người tiêu dùng những sản phẩm mới thể hiện rõ nét sự sáng tạo, đột phá và tính tiên phong trong công thức dinh dưỡng.

Top