Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện?

Thứ ba, 10:00 29/08/2023 | Sống khỏe

Thời gian gần đây, dịch bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh mẽ khiến cha mẹ không khỏi lo lắng. Cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng hàng ngày sẽ góp phần giúp bệnh mau khỏi hơn. Vậy trẻ bị tay chân miệng kiêng gì và nên ăn gì để nhanh cải thiện bệnh?

Tìm hiểu về bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do enterovirus đường ruột gây ra, có thể lây nhiễm nhanh chóng từ người sang người. Khi nhiễm bệnh, trên cơ thể trẻ sẽ có những vùng da bị tổn thương, xuất hiện những phỏng nước tập trung chủ yếu tại miệng, lưng, mông, lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Tỉ lệ lớn trường hợp bệnh nhân tay chân miệng là do virus Coxsackievirus A16 gây ra, thường ở thể nhẹ và ít biến chứng. Tuy nhiên nếu trẻ mắc bệnh tay chân miệng do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra thì thường nặng hơn vì có nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm não, viêm màng não, tổn thương cơ tim, phù phổi….

Chính vì vậy, khi trẻ bị tay chân miệng, cha mẹ không nên chủ quan mà cần chăm sóc trẻ hợp lý, kịp thời để bệnh mau cải thiện và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? - Ảnh 1.

Bệnh tay chân miệng có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Trẻ bị bệnh tay chân miệng kiêng gì?

Khi bé bị tay chân miệng, việc chăm sóc đúng cách đóng vai trò quan trọng giúp bệnh mau khỏi hơn. Vậy trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và cần làm gì để trẻ nhanh hết bệnh? Cha mẹ nên lưu ý những vấn đề dưới đây:

- Kiêng gãi mạnh vào vết ban: Các nốt ban của bệnh tay chân miệng cần được giữ sạch sẽ và tránh bị tác động vào để hạn chế gây viêm loét, đau đớn cho trẻ. Bố mẹ nên mang bao tay cho trẻ và cắt móng tay, móng chân cho bé gọn gàng, hạn chế để trẻ cào gãi, chà sát vào vết ban.

- Tạm thời cách ly trẻ: Tay chân miệng được biết đến là bệnh dễ lây lan, vì vậy bố mẹ nên cho trẻ bị tay chân miệng ở nhà trong phòng riêng. Nếu nhà có nhiều trẻ nhỏ thì cần cách ly trẻ bị bệnh với những trẻ khác. Cha mẹ sau khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng cần rửa tay sạch với dung dịch khử khuẩn để hạn chế lây lan virus gây bệnh.

- Không nên kiêng tắm: Một số phụ huynh quan niệm khi trẻ bị tay chân miệng thì phải kiêng gió, kiêng nước nên đã ủ trẻ kín, không tắm cho bé với hy vọng bệnh sẽ nhanh khỏi hơn. Tuy nhiên đây là việc làm sai lầm vì khi bố mẹ ủ trẻ quá kín sẽ dễ bị nhiễm trùng vết loét và tiềm ẩn nguy cơ để lại sẹo. Những nốt ban tay chân miệng cần được thoáng khí và vệ sinh sạch sẽ thì mới mau lành và không để lại sẹo trên da bé.

- Tránh đồ ăn cứng, cay nóng, đồ quá mặn: Trẻ bị tay chân miệng thường nổi nhiều nốt viêm loét ở niêm mạc miệng, gây đau đớn, khó ăn cho trẻ. Chính vì vậy, việc cho trẻ ăn thực phẩm cay, nóng, mặn, cứng sẽ làm cho vết loét bị kích ứng mạnh hơn, khiến bé đau rát, khó chịu, vết loét cũng khó lành hơn.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? - Ảnh 2.

Trẻ bị tay chân miệng không được gãi mạnh vào vết ban

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn gì?

Trẻ bị tay chân miệng ăn gì để nâng cao sức đề kháng, giúp nhanh cải thiện bệnh là điều luôn được các bậc phụ huynh quan tâm. Bố mẹ cần lưu ý những điều sau khi xây dựng thực đơn nhằm nâng cao hệ miễn dịch của trẻ:

- Cho trẻ ăn đa dạng nhóm thực phẩm để đảm bảo đủ chất, không quá kiêng khem sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng.

- Cho bé ăn đủ đạm, kẽm và sắt thông qua các loại thực phẩm như thịt, cá chép, cá quả, trứng, sữa…

- Bổ sung rau củ quả như đu đủ, dưa hấu, cà rốt, cà chua, rau ngót, cải bó xôi, súp lơ… Những thực phẩm này chứa nhiều vitamin và khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, làm các vết loét do bệnh tay chân miệng nhanh lành.

- Bố mẹ nên xay nhỏ thức ăn, đặc biệt đồ ăn nên ở dưới dạng lỏng mềm để trẻ dễ nuốt. Món ăn nên chia làm nhiều bữa nhỏ sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn.

- Cho bé uống đủ nước. Nhất là giai đoạn bé bị sốt cao, tiêu chảy, bố mẹ nên cho trẻ uống oresol để bù nước và điện giải.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? - Ảnh 3.

Trẻ bị tay chân miệng nên ăn đa dạng nhóm thực phẩm

Bộ đôi cốm và gel Subạc - Giải pháp hỗ trợ cho trẻ bị tay chân miệng

Để bệnh tay chân miệng mau chóng được cải thiện, bên cạnh việc lưu ý trong việc ăn uống hàng ngày, cha mẹ có thể cho con kết hợp sử dụng bộ đôi thảo dược "trong uống- ngoài bôi" cốm và gel Subạc.

Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc - đã được chứng minh có tác dụng giúp kháng khuẩn, kháng virus phổ rộng thông qua nhiều nghiên cứu trên thế giới. Sử dụng Subạc giúp làm sạch da, nhanh lành tổn thương ngoài da của bệnh tay chân miệng. Ngoài ra, Subạc còn chứa dịch chiết neem, chitosan giúp kháng khuẩn, góp phần kích thích tái tạo da và ngăn ngừa hình thành sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh tay chân miệng.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? - Ảnh 4.

Gel Subạc giúp sát khuẩn, góp phần kích thích tái tạo da, ngăn ngừa sẹo

Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả trong việc hỗ trợ kiểm soát bệnh tay chân miệng, bố mẹ cần phải tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Hiện nay, sản phẩm được nhiều bậc cha mẹ tin tưởng lựa chọn là cốm Subạc.

Cốm Subạc chứa thành phần từ thảo dược như cao lá neem, cao lá xoài, cao nhọ nồi, kẽm gluconate, cao bạch chỉ, L-lysine,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ làm lành tổn thương trên da do bệnh tay chân miệng, hỗ trợ giảm nhẹ triệu chứng trong trường hợp chẳng may bé đã bị lây bệnh.

Trẻ bị tay chân miệng nên kiêng gì và ăn gì để nhanh cải thiện? - Ảnh 5.

Cốm Subạc giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Trên đây là những lưu ý khi xây dựng chế độ ăn uống, kiêng khem cho trẻ bị tay chân miệng để bệnh nhanh khỏi. Mong rằng nội dung trên sẽ giúp bạn chăm sóc và điều trị bệnh tay chân miệng cho bé hiệu quả nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

*Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.

Anh Thư

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 1 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 3 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 7 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 8 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 10 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Tuyệt đối đừng bật điều hòa theo cách này vì có thể khiến người thân đối mặt với đột quỵ, méo miệng

Sống khỏe - 21 giờ trước

Chống nóng sai cách có thể khiến chúng ta dễ dàng đối mặt với liệt dây thần kinh số 7, đột quỵ...

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Chuyên gia hướng dẫn cách xử trí khi gặp vấn đề về sức khỏe do nắng nóng

Sống khỏe - 22 giờ trước

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 29/4, hầu hết các khu vực trên cả nước đều hứng chịu nắng nóng gay gắt với nền nhiệt cao nhất phổ biến ở mức 37-39 độ C. Riêng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế nắng nóng đặc biệt gay gắt, có nơi trên 42 độ C.

Top