Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bị sốt, chán ăn có thể nghĩ tới bệnh tay, chân, miệng

Thứ sáu, 10:17 09/01/2015 | Sống khỏe

GiadinhNet - Việc một bé gái tại tỉnh Hậu Giang vừa tử vong do mắc bệnh tay, chân, miệng đang khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng bởi thời điểm này đã qua đỉnh dịch (bệnh này thường xuất hiện vào khoảng tháng 9). Đây là căn bệnh khá phổ biến và thường ở dạng nhẹ. Hiện vẫn chưa có vaccine phòng bệnh. Vậy làm thế nào để phòng ngừa và hạn chế được căn bệnh này?

 

 

Rửa tay thường xuyên với xà phòng - một biện pháp phòng bệnh tay, chân, miệng hữu hiệu. 	ảnh: P.Vinh
Rửa tay thường xuyên với xà phòng - một biện pháp phòng bệnh tay, chân, miệng hữu hiệu. ảnh: P.Vinh

 

Bệnh dễ thành dịch lớn

Tay, chân, miệng là một bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền qua đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và có khả năng gây thành dịch lớn. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng, da, chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Bệnh phổ biến ở nhiều nước châu Á.

Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) thông tin, virus gây bệnh này có thể lây nhiễm từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp với dịch mũi, họng, nước bọt, chất dịch từ mụn nước, hoặc phân của người bị nhiễm bệnh. Khả năng lây lan bệnh nhiều nhất là trong tuần đầu tiên của bệnh, nhưng thời gian lây nhiễm có thể kéo dài trong vài tuần (do virus vẫn tồn tại trong phân). Bệnh không lây truyền từ người sang vật nuôi/động vật và ngược lại.

Theo Cục Y tế dự phòng, tất cả những người chưa từng bị bệnh tay, chân, miệng đều có nguy cơ nhiễm. Bệnh xảy ra chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi. Trẻ em có nhiều khả năng bị lây nhiễm và bị bệnh bởi các bé ít kháng thể hơn người lớn, ít khả năng miễn dịch khi tiếp xúc. Hầu hết bệnh nhân đều hồi phục trong vòng 7 - 10 ngày mà không cần điều trị và thường không gặp các biến chứng. Tuy nhiên, bệnh cũng có thể diễn biến nặng như: Viêm màng não, viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong- những trường hợp này thường do virus EV71 gây ra.

Chưa có vaccine phòng bệnh, nên điều trị thế nào?

Hiện nay, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh tay, chân, miệng. Vì vậy, các chuyên gia y tế khuyến cáo: Khi mắc bệnh, bệnh nhân nên uống nhiều nước và có thể được điều trị triệu chứng để giảm sốt, giảm đau từ vết loét, phòng biến chứng. Cho đến nay cũng chưa có vaccine phòng bệnh.

Nguy cơ lây nhiễm bệnh có thể được giảm thiểu bằng việc thực hiện tốt vệ sinh cá nhân và chăm sóc y tế kịp thời cho những trẻ em bị bệnh. Rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi chuẩn bị đồ ăn, trước khi cho trẻ nhỏ ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã cho trẻ, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với các bọng nước trên cơ thể người bệnh. Làm sạch môi trường bị ô nhiễm, các vật dụng bẩn (bao gồm cả đồ chơi) với xà phòng và nước, sau đó khử trùng bằng các chất tẩy rửa thông thường; Tránh tiếp xúc gần (ôm, hôn, dùng chung đồ dùng…) với trẻ em bị bệnh cũng có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm. Không cho trẻ sơ sinh và trẻ em bị bệnh đi nhà trẻ, trường học hoặc nơi đông người cho tới khi khỏe hẳn; Theo dõi chặt chẽ tình trạng bệnh, chăm sóc y tế kịp thời nếu trẻ sốt cao, li bì, mất tỉnh táo; Che miệng, mũi khi hắt hơi và ho; Xử lý khăn giấy, tã lót đã dùng bằng cách bỏ vào thùng rác, thải bỏ rác đúng cách; Luôn lau dọn nhà cửa, nhà trẻ, trường học sạch sẽ.

Trẻ em phải được thường xuyên theo dõi sức khỏe để kịp thời phát hiện, tổ chức cách ly, điều trị các trường hợp mắc bệnh, tránh lây bệnh cho các trẻ khác. Các nhà trẻ, mẫu giáo, nhóm trẻ tập trung và hộ gia đình có trẻ dưới 6 tuổi cần chủ động theo dõi sức khỏe của trẻ để kịp thời phát hiện và đưa ngay đến các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời. Trẻ bị bệnh phải được cách ly ít nhất 10 ngày kể từ khi khởi bệnh, không cho trẻ có biểu hiện bệnh đến lớp và chơi với các trẻ khác.

Được biết, Công ty Vắc xin và Sinh phẩm số 1 (Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương) đã bước đầu thành công trong nghiên cứu sản xuất vaccine phòng bệnh tay, chân, miệng do virus EV71 gây ra. Nhóm nghiên cứu đã bắt tay vào nghiên cứu vaccine này từ năm 2010 và hiện đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm trên động vật, đang làm các thủ tục chuẩn bị thử nghiệm trên người. Hy vọng trong tương lai, việc sản xuất loại vaccine này sẽ thành công.

 

Ngành Y giám sát chặt, khoanh vùng khu vực xảy ra bệnh

Sau trường hợp bé Trương Thị Như Huỳnh, 21 tháng tuổi, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh (tỉnh Hậu Giang) tử vong ngày 5/1 do bệnh tay, chân, miệng, ngành Y tế tỉnh Hậu Giang đang khẩn trương đẩy mạnh công tác phòng bệnh, nhất là khuyến cáo người dân cần nâng cao ý thức đối với bệnh này.

Ngành Y tế tỉnh Hậu Giang chỉ đạo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh theo dõi, giám sát chặt, khoanh vùng khu vực xảy ra bệnh, đặc biệt trong phạm vi bán kính 200m nơi bé Huỳnh phát bệnh. Cho phun thuốc, tiêu độc sát trùng mầm bệnh, cách ly, giám sát các trường hợp tiếp xúc với bệnh nhân. Ngành Y tế phối hợp với chính quyền các cấp đẩy mạnh công tác truyền thông phòng, chống bệnh. Theo khuyến cáo của bác sĩ Trương Văn Hạnh - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hậu Giang, với điều kiện thời tiết như hiện nay, bệnh tay, chân, miệng có thể phát sinh bất thường và mức độ nguy hiểm hơn, nhất là trường hợp tử vong vừa qua, có những triệu chứng bất thường, bệnh diễn biến khá nhanh, nếu không phát hiện sớm khó xử lý kịp.

Hiện thời tiết lạnh, nắng, mưa bất thường rất thuận lợi cho vi khuẩn cúm, cúm trên gia cầm, mắt đỏ, thủy đậu, đặc biệt là bệnh tay, chân, miệng ở trẻ. Hơn nữa, một bộ phận người dân còn kém nhận thức trong cách chăm sóc, phòng bệnh cho trẻ, nhất là người dân sống vùng nông thôn có thói quen dùng nước ao hồ, sông rạch tắm giặt, nấu ăn; trẻ ăn uống không hợp vệ sinh, ngủ thiếu chăn màn, không đủ ấm chống lạnh… Hiện một số bệnh ở trẻ đang có chiều hướng tăng. Riêng những ngày đầu năm 2015, trung bình mỗi ngày có khoảng 15-20 ca nhiễm bệnh tay, chân, miệng được phát hiện tại các cơ sở y tế tỉnh Hậu Giang. Theo thống kê của ngành Y tế tỉnh, trong năm 2014, toàn tỉnh đã ghi nhận gần 1.100 ca nhiễm bệnh tay, chân, miệng, tăng 22% so với năm 2013, không có trường hợp tử vong.   

 H. Sử

 Hoàng Phương

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Loại củ được ví như nhân sâm trắng, giúp giải độc gan tự nhiên, rẻ tiền và được bán đầy chợ Việt

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Giải độc gan bằng thực phẩm tự nhiên là phương thuốc tốt nhất để hỗ trợ quá trình chữa bệnh của gan, trong đó phải kể đến của cải trắng.

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Trẻ viêm tiểu phế quản có nên dùng thuốc kháng sinh?

Mẹ và bé - 3 giờ trước

Trẻ bị viêm tiểu phế quản sẽ xuất hiện các biểu hiện như khó thở, thở khò khè, có thể gây suy hô hấp. Vậy khi trẻ bị viêm tiểu phế quản cha mẹ cần làm gì, chăm sóc như thế nào và có nên dùng thuốc kháng sinh?

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 4 giờ trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Chuyên gia Bộ Y tế nói gì về thông tin vaccine AstraZeneca COVID-19 có thể dẫn đến nguy cơ đông máu?

Sống khỏe - 5 giờ trước

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê: Ban đầu khi triển khai tiêm vaccine COVID-19, chúng ta rất thận trọng, Bộ Y tế đã xây dựng quy trình tiêm chủng, người tiêm phải đo huyết áp, khám sàng lọc trước khi tiêm, theo dõi sau tiêm tại điểm tiêm.

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Vì sao cần bổ sung vitamin D khi bị viêm khớp dạng thấp?

Sống khỏe - 6 giờ trước

Viêm khớp dạng thấp khiến người bệnh bị đau khớp, mệt mỏi, yếu cơ, giảm chuyển động khớp… Việc bổ sung đủ lượng vitamin D cần thiết có thể giúp người bệnh giảm các triệu chứng này và hạn chế nguy cơ biến chứng của bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 9 giờ trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Phụ nữ nên biết 7 nguyên nhân gây ung thư buồng trứng

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Ung thư buồng trứng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến ở nữ giới, sau ung thư vú và ung thư cổ tử cung. Biết các yếu tố nguy cơ có thể giúp phụ nữ phát hiện các triệu chứng ung thư buồng trứng dễ bị bỏ qua.

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

30 tuổi vẫn độc thân, mẹ đưa con đi khám... tâm thần

Bệnh thường gặp - 10 giờ trước

Ngại về quê vì sợ mọi người giục cưới vợ, chàng trai 30 tuổi có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 20 giờ trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Top