Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bắt nạt và bị bắt nạt - thấy gì từ giáo dục gia đình? (3): Hãy tự cứu con bằng cách này

Thứ ba, 06:45 09/04/2019 | Gia đình

GiadinhNet - Không chỉ những đứa trẻ bắt nạt mà ngay cả những đứa trẻ bị bắt nạt, chúng đều thiếu đi sự quan tâm đầy đủ và kịp thời từ bố mẹ, gia đình.


Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nguy cơ tự hủy hoại bản thân

Như đứa trẻ lớp 4 ở Hà Nội được đưa đến Trung tâm tư vấn trẻ em Hà Nội mà chúng tôi đã phản ánh ở số báo trước, đó là trường hợp trẻ bị bắt nạt được bố mẹ phát hiện và quan tâm kịp thời. Nếu bố mẹ không can thiệp kịp thời, không đưa cháu đến trung tâm sớm thì trẻ rất dễ dẫn đến chứng trầm cảm, chán ghét bản thân, thậm chí là tự hủy hoại bản thân mình.

Nam là học sinh lớp 6 một trường THCS trên địa bàn ngoại thành Hà Nội. Cậu bé được bố mẹ đưa đến Bệnh viện Sức khỏe tâm thần Hà Nội trong tình trạng hay xỉ vả bản thân và tự rạch da mình cho chảy máu. Sau một thời gian cho con trị liệu ở bệnh viện, bố mẹ Nam đã đưa Nam đến gặp chuyên gia tâm lý trị liệu.

Sau một thời gian tiếp cận và tìm hiểu thì chuyên gia nhận ra nguyên nhân sâu xa là cậu bé Nam này hay bị bạn bè bắt nạt. Cậu bé này học tốt nhưng lại thiếu kỹ năng giao tiếp. Nhiều khi quan tâm đến bạn, tốt với bạn nhưng vẫn bị bạn đánh. Nhiều lần cậu hứa cho bạn cái này cái kia nhưng đến ngày lại không mang lên. Có những lần giúp bạn làm việc này việc khác nhưng khi làm không được Nam lại quay ra xin lỗi bạn và cuối cùng vẫn bị bạn đánh.

Dần dà Nam trở nên thu mình. Về nhà Nam rất hay phá hỏng đồ đạc. Ban đầu Nam chỉ rạch đồ dùng học tập, xé sách vở, rạch cặp sách hộp bút. Những đồ đạc trong nhà như đồ nhựa đều bị Nam phi và rạch nham nhở. Mẹ Nam nặng nhẹ, động viên an ủi các kiểu nhưng Nam vẫn không bỏ được cái tật rạch đồ làm cho hư hỏng. Cho đến khi Nam rạch tay, rạch chân thì mẹ Nam mới hoảng hốt đưa con đi gặp bác sĩ và chuyên gia trị liệu tâm lý.

Chuyên gia tâm lý sau thời gian tìm hiểu thì nhận ra rằng, xuất phát từ nhu cầu được thể hiện bản thân nhưng do không hiểu bản thân mình có khả năng giá trị gì đã dẫn đến việc giao tiếp và tương tác với bạn bè ở Nam không được tốt. Sau 3 tháng trị liệu, chuyên gia đã giúp Nam nhận ra được giá trị của bản thân đó là khả năng về học tập, trí thông minh. Chuyên gia cũng tạo “tình huống” cho Nam “thể hiện” bản thân qua việc giúp những đứa trẻ khác làm bài tập. Bằng việc giúp cho Nam biết thế mạnh của mình và sử dụng thế mạnh đó để giúp bạn bè, Nam đã phấn khởi và vui vẻ trở lại nhờ biết cách chơi vui vẻ với bạn bè.

Như trường hợp cô bé là học sinh lớp 9 ở Hưng Yên vừa qua, cũng vì do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn nên em đã không nhận được sự quan tâm đầy đủ từ gia đình. Nếu bố mẹ em hoặc người bảo hộ sát sao hơn sẽ sớm phát hiện ra việc em bị các bạn trong lớp liên tục bắt nạt từ trước đó như thông tin mà báo chí đã phản ánh. Điều đáng nói là không chỉ em Y mà trên thực tế khá nhiều trường hợp trẻ bị bắt nạt nhưng bố mẹ không hề biết, hoặc biết nhưng không biết cách xử lý giải quyết triệt để, hoặc xử lý sai vấn đề gốc rễ việc bị bắt nạt của con em mình.

Dạy con đánh lại bạn: Con dao hai lưỡi

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài Tư vấn tâm lý 1088, đứng trước việc con bị bạn bè bắt nạt, phụ huynh thường có những cách ứng xử phổ biến như: Trao đổi với giáo viên hoặc ban giám hiệu nhà trường hoặc chuyển lớp, chuyển trường cho con. Cũng có những phụ huynh khi con bị bạn bắt nạt, họ sẽ gọi điện hoặc gặp trực tiếp bố mẹ gia đình của đứa trẻ bắt nạt, để phía gia đình đó giáo dục lại con của họ nhằm chấm dứt hành vi bạo lực lên con mình. Có một cách xử lý khác đó là bố mẹ dạy con đánh lại bạn, cho con đi học võ để “tự vệ”.

Trong những ngày vừa qua, có một người mẹ viết bình luận trên facebook kể rằng, một lần con chị bị nhóm bạn trong lớp bắt nạt bắt nuốt giấy ăn. Nghe con kể, ngay ngày hôm sau người mẹ này đã lên trường, gọi tất cả những đứa đã bắt nạt con chị lại rồi tát cho mỗi đứa một tát cảnh cáo. Người mẹ này cũng cho biết, sau vụ đó, những đứa trẻ đó không bao giờ dám bắt nạt con chị nữa.

Tuy nhiên TS Nguyễn Thị Kim Quý, Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng, cách xử lý của người mẹ này như con dao hai lưỡi, có thể giúp chấm dứt hành vi bạo lực lên con họ nhưng lại đồng thời dạy cho đứa trẻ sử dụng bạo lực để giải quyết bạo lực. Do vậy, ranh giới giữa một đứa trẻ bị bắt nạt và thành kẻ bắt nạt rất mong manh.

Chị Nguyễn Việt Hà, từng là một nhà giáo hiện nay đã chuyển ngành cho rằng: Một trong những yếu tố duy trì củng cố bạo lực có xuất phát từ hiện tượng các bố mẹ khuyến khích con sử dụng bạo lực để chống lại bạo lực vì không muốn con yếu đuối, bị bắt nạt. Tuy nhiên, việc các em bị bạn bắt nạt nhưng vẫn cam chịu lại khiến cho kẻ bắt nạt càng cảm thấy có vị trí, có quyền lực. Bởi vậy, sự im lặng cam chịu sẽ càng khiến cho các em thường xuyên bị bắt nạt nhiều hơn.

Trước vấn đề này, việc cần làm là cha mẹ hãy giúp con nhận thức được quyền con người và quyền được bảo vệ như chúng tôi đã phản ánh ở hai số báo trước của loạt bài này. Ngoài ra cha mẹ đừng sống thay, làm thay cho con bất cứ thứ gì, kể cả tìm cách tháo chạy, chịu lỗi cho con. Hãy dạy con cách phòng vệ, chống lại cái ác, cái xấu. “Hiền” đúng lúc nhưng phải biết “dữ” đúng chỗ, biết dũng cảm chống cái sai, bảo vệ cái đúng và xa rời tội lỗi. “Dữ” ở đây không có nghĩa là sử dụng bạo lực mà chỉ cần nghiêm mặt nói không và không bao giờ tỏ ra sợ hãi. Hãy để con tự chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình.

Đối với những đứa trẻ thích bắt nạt, cha mẹ cần phải điều chỉnh trong cách giáo dục con của mình. Bố mẹ cần phải giáo dục con cái của mình rằng, việc kẻ mạnh bắt nạt kẻ yếu là xấu, là điều đáng khinh. Hôm nay con lột quần đánh bạn, ngày mai con nhục mạ và đánh bạn nhiều hơn, sẽ có ngày con cầm dao giết người. Đó là quy luật phát triển của tội ác.

“Cha mẹ hãy làm bạn với con và thôi áp đặt con theo lối sống của mình. Hãy để trẻ được nói lên tiếng nói của trẻ và sống cuộc đời của nó. Học giỏi không hẳn trở thành người thành công và hạnh phúc. Con có quyền học dốt nhưng kỹ năng sống phải đầy đủ. Hãy tự cứu con mình bằng cách trao cho con sức mạnh nội lực. Đừng tin nhà trường, xã hội, và ngay cả chúng ta bảo vệ được con. Chỉ có con mới tự bảo vệ được mình!”, chị Nguyễn Việt Hà viết.

Ngân Khánh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vợ đi họp lớp cấp 3 nhưng bức ảnh tập thể thiếu mất 1 người đã tiết lộ bí mật lớn: Chồng gào khóc khi biết điều đã ập đến

Vợ đi họp lớp cấp 3 nhưng bức ảnh tập thể thiếu mất 1 người đã tiết lộ bí mật lớn: Chồng gào khóc khi biết điều đã ập đến

Chuyện vợ chồng - 54 phút trước

Đến tận hôm nay, tôi vẫn như nhìn thấy hình ảnh vợ trang điểm xinh đẹp, tươi cười bước ra khỏi nhà trong ngày hôm đó.

U80 lương hưu vỏn vẹn vài đồng, con trai từ chối chăm sóc, tôi dạy con bằng bài học sâu sắc để được an hưởng tuổi già

U80 lương hưu vỏn vẹn vài đồng, con trai từ chối chăm sóc, tôi dạy con bằng bài học sâu sắc để được an hưởng tuổi già

Gia đình - 3 giờ trước

Nhiều người về hưu nghĩ có thể sống khỏe sống vui ở cái tuổi đó dù không có con cái săn sóc. Nhưng, thực tế điều đó dường như chỉ phù hợp với những người có kinh tế dư dả, sức khỏe tràn trề.

4 cung hoàng đạo là bậc thầy chi tiêu, tiết kiệm từng đồng các chàng nên lưu ý khi chọn vợ

4 cung hoàng đạo là bậc thầy chi tiêu, tiết kiệm từng đồng các chàng nên lưu ý khi chọn vợ

Gia đình - 4 giờ trước

GĐXH - Làm sao để chi tiêu một cách hợp lí, không lãng phí và có một khoản dư nhất định là vấn đề nan giải không của riêng bất kì ai.

U70 âm thầm gom đồ ăn thừa sau buổi họp lớp, thấy bạn học cười nhạo, lúc thanh toán nói một câu khiến tất cả 'cúi đầu'

U70 âm thầm gom đồ ăn thừa sau buổi họp lớp, thấy bạn học cười nhạo, lúc thanh toán nói một câu khiến tất cả 'cúi đầu'

Gia đình - 6 giờ trước

Phía sau hành động gom đồ ăn thừa của ông lão U70 là một sự thật khiến mọi người phải bất ngờ.

Nuôi bố 10 năm, người phụ nữ sốc nặng khi bố để hết tài sản cho anh trai, cuối cùng nhận bài học sâu sắc

Nuôi bố 10 năm, người phụ nữ sốc nặng khi bố để hết tài sản cho anh trai, cuối cùng nhận bài học sâu sắc

Gia đình - 9 giờ trước

Dù chăm lo cho bố nhiều năm, người phụ nữ U50 sốc nặng vì không được quyền thừa kế tài sản. Tuy nhiên, khi phát hiện sự thật, người này vô cùng hối hận, tự rút ra bài học quý giá trong đời.

Ngoại tình vì chồng luôn tìm cớ lảng tránh sex

Ngoại tình vì chồng luôn tìm cớ lảng tránh sex

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

GĐXH - "Gần 16 năm hôn nhân. Đêm nào tôi cũng phải nài nỉ chồng gần gũi và lần nào anh ấy cũng kiếm cớ chối từ", một người vợ chia sẻ.

Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi

Chia tài sản thừa kế ai cũng đồng thuận nhưng đất tăng giá, 3 em trai lại trách bố mẹ thiên vị tôi: Chỉ gửi 1 bức ảnh, tất cả đều xin lỗi

Gia đình - 22 giờ trước

Người đàn ông Trung Quốc không ngờ có ngày đất đai bố mẹ chia thừa kế lại khiến anh em trong gia đình mâu thuẫn.

Có vợ đẹp, quyến rũ ở nhà nhưng nhiều ông chồng vẫn thích làm 'thợ săn'

Có vợ đẹp, quyến rũ ở nhà nhưng nhiều ông chồng vẫn thích làm 'thợ săn'

Chuyện vợ chồng - 23 giờ trước

GĐXH - Một số đàn ông, dù có vợ đẹp nhưng vẫn chưa thấy thỏa mãn mà luôn thích chinh phục các mục tiêu mới, kể cả người đó xấu hơn vợ.

Không chăm cháu nội, về già vợ chồng con trai từ chối phụng dưỡng, tôi lập tức cho cháu gái căn nhà 2,2 tỷ đồng

Không chăm cháu nội, về già vợ chồng con trai từ chối phụng dưỡng, tôi lập tức cho cháu gái căn nhà 2,2 tỷ đồng

Gia đình - 1 ngày trước

Do khoảng cách thế hệ, mối quan hệ mẹ chồng, nàng dâu luôn có những mâu thuẫn xảy ra.

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

Trẻ ích kỉ khi lớn lên vì hấp thụ cách nuôi con này của cha mẹ từ nhỏ

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Có một kiểu nuôi dạy con của cha mẹ khiến trẻ dần hình thành sự 'ảo tưởng về quyền lợi', dần hình thành tính ích kỉ.

Top