Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trẻ bật khóc vì học online quá dài

Thứ tư, 20:50 27/10/2021 | Xã hội

“Con cố gắng lắm rồi, giờ con không còn năng lượng để học online nữa”, con trai chị T.L. (Thanh Xuân, Hà Nội) bật khóc khi trò chuyện với mẹ sau 3 tháng học trực tuyến.

Tháng tám, hai đứa con của chị T.L. bước vào năm học mới đầy hào hứng dù không thể đến trường do dịch Covid-19. Được bố mẹ giải thích, các con hiểu đây là tình thế bắt buộc để đảm bảo an toàn.

“Tuần trước, con bật khóc nức nở khi nói với tôi về việc chán học online, mong ngóng ngày đến trường”, chị T.L. nhớ lại khoảnh khắc bất lực của con trai đang học lớp 5.

Ba tháng học online

Hai con chị T.L. đều học tại trường tư thục danh tiếng. Ngay khi dịch bùng phát, trường nhanh chóng tổ chức dạy học trực tuyến, đồng thời có thêm các phong trào như cho trẻ tập thể dục mỗi tuần một lần, làm việc nhà rồi chụp ảnh gửi giáo viên, tạo nhóm… Thời gian đầu, gia đình rất ủng hộ việc học online. Các con cũng học hăng say và thường xuyên được giáo viên khen vì hăng hái, tích cực học bài.

Trẻ bật khóc vì học online quá dài - Ảnh 1.

Con trai chị T.L. mệt mỏi, chán nản vì phải học online suốt 3 tháng. Ảnh: T.L.

Tuy nhiên, dù giáo viên cố gắng, nữ phụ huynh đánh giá chất lượng học tập chỉ đạt 30-40%. Ở lớp con trai nhỏ, học sinh thường xuyên vào muộn, cô giáo mất thời gian để điểm danh nên phải dạy bù sang giờ ra chơi. Tiết giải lao giảm từ 10 phút xuống 5 phút. Con cũng chỉ có thể quanh quẩn trong nhà. Thời gian nghỉ ít, con ngồi lại luôn trước máy tính, mở YouTube xem.

Như vậy, hàng ngày, con tiếp xúc màn hình từ 8h đến 11h rồi lại từ 13h30 đến 16h30 hoặc 17h. Bé lớn đang học lớp 7 của chị cũng ở trong tình trạng tương tự.

“Con đang ở giai đoạn dậy thì hoặc tiền dậy thì với rất nhiều thay đổi về mặt tâm, sinh lý nhưng lại phải ngồi cả ngày trước máy tính, gần như không được vận động”, người mẹ chia sẻ về nỗi lo con học online suốt 3 tháng.

Chị tâm sự hai tháng ở nhà thấy rất bí bách, dù vẫn còn công việc, thường xuyên tương tác với đồng nghiệp, bạn bè. Trong khi đó, những đứa trẻ học online suốt ngày. Các con không tiếp xúc bạn bè, thầy cô, thiếu sự vận động. Bé trai lớp 5 đang học trong môi trường gần như chỉ “một chiều” khi giáo viên không đủ thời gian để cho học trò phát biểu nhiều.

Trong khi đó, ở lớp của con học khối 7, các bé tắt camera khi học. Giáo viên đặt câu hỏi, nếu không biết hoặc không muốn trả lời, các con tìm đủ lý do như mạng không ổn định, mic hỏng.

Chị T.L. từng rất buồn khi nhận được tin nhắn của cô giáo tâm sự việc những đứa trẻ luôn giữ im lặng trong lớp học cùng lời nhắn nhủ “các con không làm được cũng phải nói với cô, cứ im lặng như vậy, cô không biết các con đang làm gì, lo lắng lắm”.

Thời gian gần đây, vợ chồng chị đi làm trở lại. Hai con ở nhà, tự học online trong nỗi lo lắng của bố mẹ. Có hôm về nhà, chị kiểm tra lịch sử trình duyệt và thấy con xem YouTube cả ngày.

“Không phải chúng tôi không biết chặn nhưng con ở nhà học trực tuyến đã khổ lắm rồi. Nếu chặn kênh giải trí nữa, các con biết làm gì? Không thể chỉ bắt chúng ngồi trước màn hình, nghe mãi một người nói”, nữ phụ huynh nói.

Vì thế, khi con trai khóc nức nở tâm sự “con chịu hết nổi rồi, cạn kiệt năng lượng để tích cực học”, người mẹ hiểu đã đến lúc cần cho trẻ đến trường, “tái hòa nhập” cộng đồng.

Mong con được đến trường sớm

Chị T.L. không phàn nàn về việc dạy học trực tuyến vì hiểu nhà trường và giáo viên đã nỗ lực rất nhiều trong thời gian qua. Tương tự, cả phụ huynh lẫn con trẻ cũng cố gắng nhiều nhưng thời gian học online kéo dài, vượt quá khả năng chịu đựng của trẻ. Người lớn đã đi làm, đi chơi, tiếp xúc rất nhiều người khác, trẻ ở nhà cả ngày cũng không an toàn. Do đó, không nên đóng cửa trường học trong thời gian dài như vậy.

“Dịch Covid-19 nguy hiểm nhưng còn nhiều bệnh khác cũng nguy hiểm không kém. Đặc biệt, việc bắt trẻ tạm dừng đến trường trong thời gian dài khiến các con rất bí bách, ảnh hưởng đến tâm, sinh lý”, chị T.L. nói.

Chị hy vọng con có thể đi học ngay từ đầu tháng 11 thay vì học online hết kỳ I. Thậm chí, nữ phụ huynh cho rằng lẽ ra, Hà Nội nên cho trẻ đến trường sớm hơn, dù đúng là trong tình hình dịch bệnh hiện nay, cha mẹ vẫn còn lo lắng.

Nếu được đi học, học sinh cũng như nhà trường sẽ thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

PGS.TS Nguyễn Huy Nga, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, cho rằng cần cân nhắc tác hại của việc cho trẻ ở nhà. Theo ông, các loại rối loạn tâm lý, bệnh về mắt, béo phì thậm chí còn nặng nề hơn Covid-19. Bên cạnh đó, chất lượng học online lại kém.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điều tra hai vợ chồng bị thương tích nặng tại nhà riêng

Điều tra hai vợ chồng bị thương tích nặng tại nhà riêng

Pháp luật - 12 phút trước

GĐXH - Đại diện phường Cẩm Thạch, TP. Cẩm Phả (Quảng Ninh) cho biết, chính quyền địa phương đang phối hợp với lực lượng chức năng tiến hành điều tra nguyên nhân về hai vợ chồng sinh sống trên địa bàn bị thương nặng tại nhà riêng.

Tài năng trẻ thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18

Tài năng trẻ thể dục dụng cụ Việt Nam qua đời ở tuổi 18

Thời sự - 34 phút trước

VĐV thể dục dụng cụ Nguyễn Minh Triết qua đời sáng 9/5 sau nửa năm bị chấn thương trong lúc tập luyện, hưởng dương 18 tuổi.

Chiêu thức khó tin của kẻ lừa đảo khiến người đàn ông mất cả nửa tỷ đồng

Chiêu thức khó tin của kẻ lừa đảo khiến người đàn ông mất cả nửa tỷ đồng

Pháp luật - 1 giờ trước

Dù đã cảnh giác với các chiêu trò lừa đảo, thế nhưng người đàn ông ở TP Đông Hà vẫn bị lừa gần 500 triệu đồng khi mua vật liệu xây dựng.

Kẻ đứng sau màn ‘chào hàng' của các cô gái bán dâm trên mạng

Kẻ đứng sau màn ‘chào hàng' của các cô gái bán dâm trên mạng

Pháp luật - 1 giờ trước

GĐXH - Một đường dây mại dâm hoạt động trên nền tảng web có máy chủ đặt ở nước ngoài vừa bị Công an quận Cầu Giấy (Hà Nội) triệt phá.

Hà Nội họp xem xét nhiều nội dung quan trọng

Hà Nội họp xem xét nhiều nội dung quan trọng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Chiều 9/5, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì phiên họp trực tuyến UBND TP tháng 5/2024 để xem xét một số nội dung chuẩn bị cho kỳ họp giữa năm 2024 của HĐND theo chương trình công tác của UBND và chỉ đạo của Chủ tịch.

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, coi thường sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

Vi phạm PCCC, nhà sách Tiến Thọ vẫn ngang nhiên mở cửa đón khách, coi thường sự chỉ đạo của cơ quan chức năng

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dù bị nhắc nhở nhiều lần và bị đình chỉ hoạt động vì không đảm bảo điều kiện PCCC nhưng nhà sách Tiến Thọ số 424 - 426 Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn mở cửa đón khách như thường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ, đe dọa sức khỏe, tính mạng của người dân.

Tỉnh nghèo Bắc Kạn thiệt hại gần 16 tỷ đồng sau 2 đợt dông lốc

Tỉnh nghèo Bắc Kạn thiệt hại gần 16 tỷ đồng sau 2 đợt dông lốc

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Gần 20 ngày, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn xảy ra 2 đợt mưa dông diện rộng làm thiệt hại hơn 2.000 ngôi nhà, hơn 600ha nông, lâm nghiệp bị ảnh hưởng,... thiệt hại gần 16 tỷ đồng.

Tin mới nhất về khối không khí lạnh gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Tin mới nhất về khối không khí lạnh gây mưa lớn khu vực miền Bắc và xu hướng thời tiết trong những ngày tới

Thời sự - 3 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, do không khí lạnh tăng cường yếu kết hợp với hội tụ gió trên cao nên thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Hà Nội có mưa dông.

Chat sex với gái quen qua mạng, người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng

Chat sex với gái quen qua mạng, người đàn ông bị tống tiền 200 triệu đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - Sau khi chat sex với cô gái quen qua mạng, anh X. (ở Hà Nội) đã bị đe doạ, tống tiền 200 triệu đồng.

Đại diện The Coffee House nói gì về sự cố tấm kính lớn đổ sập vào người nữ bác sĩ của Bệnh viện K?

Đại diện The Coffee House nói gì về sự cố tấm kính lớn đổ sập vào người nữ bác sĩ của Bệnh viện K?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - The Coffee House cho biết có đề xuất một khoản hỗ trợ cho gia đình nạn nhân, tuy nhiên phía người nhà nữ bác sĩ đã từ chối vì lúc đó sức khỏe của nạn nhân tiên lượng xấu, gia đình đang rất bối rối nên sẽ phản hồi sau khi các ca phẫu thuật hoàn thành.

Top