Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tránh nhầm lẫn sữa tiệt trùng là sữa tươi

Thứ hai, 15:23 31/08/2015 | Sản phẩm - Dịch vụ

GiadinhNet - Cuối tháng 8/2015, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội đã có đề xuất chính thức về các thay đổi liên quan tới quy chuẩn sữa, đặc biệt là tên gọi “Sữa tiệt trùng”.

Đây là đề nghị sau Phiên họp giám sát có chủ đề: “Quản lý sữa tươi nguyên liệu và sản phẩm sữa dạng lỏng”  của Ủy ban diễn ra ngày 28/7 vừa qua.

Lắng nghe ý kiến các bên

Trước đó, vào cuối tháng 4/2015, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng đã tổ chức triển khai soát xét, sửa đổi Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với sản phẩm sữa thông qua lấy ý kiến các doanh nghiệp và đại diện người tiêu dùng (NTD). Đây là động thái hết sức tích cực của Cục An toàn thực phẩm nhằm xây dựng Bộ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm sữa phù hợp với thực tế chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa ở Việt Nam trong giai đoạn mới.

Trong một hội thảo về “Dinh dưỡng lành mạnh và quyền được thông tin của người tiêu dùng”  do Hội tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng VN chủ trì, bà Trần Việt Nga, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, trong QCVN 5-1:2010 (theo hướng dẫn của Thông tư 30/2010/TT-BYT về Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm sữa dạng lỏng) chia sản phẩm sữa dạng lỏng thành 7 loại, trong đó có loại 5 là “Sữa tiệt trùng”. Trong 7 loại này, loại gây tranh cãi nhất là Sữa tiệt trùng.

Theo bà Nga, Việt Nam xây dựng khái niệm về sữa tiệt trùng theo tiêu chuẩn của Ủy ban tiêu chuẩn thực phẩm Codex quốc tế. Tuy nhiên khi vào Việt Nam, Bộ Y tế có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Nếu xét về cách định nghĩa theo QCVN 5-1:2010 thì sữa tiệt trùng “là những loại sữa không phải là sữa tươi 100%”, bao gồm cả sữa bột pha sữa tươi, sữa bột pha lại.

Thế nhưng, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam dẫn chứng, nhiều NTD vẫn nhầm tưởng “sữa tiệt trùng” là sữa tươi vì rất ít người có thể cầm được QCVN 5-1:2010 để đối chiếu xem định nghĩa “sữa tiệt trùng” là gì. Ngoài ra, theo khảo sát, nhiều loại sữa có nhãn “Sữa tiệt trùng” sử dụng sữa bột 100% nhưng thành phần nguyên liệu ghi rất nhỏ, nếu có ai thực sự quan tâm về nguyên liệu sản phẩm cũng rất khó nhận biết để lựa chọn.

 

Đàn bò sữa trong nước tăng nhanh, sữa tươi nguyên liệu hiện rất dồi dào. Ảnh minh họa
Đàn bò sữa trong nước tăng nhanh, sữa tươi nguyên liệu hiện rất dồi dào. Ảnh minh họa

 

Xét về mặt chất lượng, ông Nguyễn Thanh Sơn - Viện trưởng Viện Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) nhấn mạnh: “NTD đang bị nhầm lẫn giữa sữa tiệt trùng và sữa tươi tiệt trùng. Vậy tại sao NTD phải móc hầu bao mà không được biết là mình mua bao nhiêu % sữa tươi. Thực tế, giá những hộp sữa này ngang nhau nhưng chi phí sản xuất rất khác nhau. Sữa tiệt trùng hiện nay các nhà sản xuất pha lại từ sữa bột đã tách béo, nên khi pha lại thường đưa mỡ thực vật vào. Tuy nhiên, mỡ thực vật không thể thay thế cho AMF (là chất cực kỳ tốt trong sữa tươi)”.

Trước nhiều ý kiến đóng góp tích cực này, Cục An toàn thực phẩm đã thực hiện soát xét và khẳng định, Cục sẽ lắng nghe ý kiến các bên và sẽ thống nhất các khái niệm đang còn tranh cãi để đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của NTD. Ngay sau đó, Cục đã triển khai lấy ý kiến doanh nghiệp và đại diện NTD. Việc lấy ý kiến đã kết thúc vào ngày 15/6.

Cần sửa đổi để minh bạch nguồn gốc

Tại cuộc họp ngày 28/7 của Ủy ban Khoa học- Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, ông Lê Văn Giang, Cục phó Cục An toàn Thực phẩm cho biết, các Quy chuẩn sữa dạng lỏng hiện hành cho dù có chính xác đến mấy với các quy định của quốc tế thì Bộ Y tế vẫn sẽ sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu chân thành để  giải quyết những vấn đề còn tồn tại để bảo vệ người tiêu dung. Ông Giang nói: “Theo Quy chuẩn QCVN 5-1:2010, sữa tươi không có gì khó để phân biệt, nếu cần tách khái niệm để dễ nhận biết thì sẽ tách tên gọi hoàn nguyên riêng nhưng cần thêm một dòng ngoài bao bì là đã thêm sữa tươi hoặc sữa bột”.

Về phía Ủy ban Khoa học - Công nghệ và môi trường của Quốc hội, cơ quan này đã có đề nghị nên sửa đổi quy chuẩn kỹ thuật về sữa dạng lỏng (QCVN: 5-1:2010), đặc biệt là khái niệm “sữa tiệt trùng” để minh bạch nguồn gốc nguyên liệu sản xuất. Đề nghị này nêu rõ: “Nên tách thành 2 khái niệm là “sữa hoàn nguyên” và “sữa pha lại tiệt trùng” (theo đúng tiêu chuẩn quốc tế Codex Stan 206 -1999 và TCVN 7029:2009).

Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường của Quốc hội cũng ghi nhận những thành công của Bộ Y tế trong việc đảm bảo tiêu chuẩn sữa và kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm trong ngành sữa. QCVN 5-1:2010 cũng phát huy tác dụng ở thời điểm nhất định, khi mà sữa tươi nguyên liệu trong nước còn ít, thị trường chủ yếu là sữa bột pha lại. Tuy nhiên, đến nay, lượng sữa tươi nguyên liệu dồi dào hơn, phương thức chế biến sữa dạng lỏng cũng có sự đa dạng hơn. Người tiêu dùng quan tâm hơn tới việc sử dụng sữa tươi tự nhiên và cần được biết rõ nguyên liệu đầu vào của sản phẩm sữa dạng lỏng có chứa sữa tươi hay không. Vì thế, tên gọi “Sữa tiệt trùng” không còn phù hợp và khái niệm này không phản ánh được nguyên liệu đầu vào của chế biến sữa tiệt trùng là có tươi hay không, tỷ lệ sữa tươi là bao nhiêu % trong sản phẩm.

 

Theo Quyết định 3399 của Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch phát triển ngành sữa Việt Nam là “Phát triển công nghiệp chế biến sữa theo hướng tăng dần tỷ lệ sử dụng nguyên liệu sữa tươi trong nước và giảm dần tỷ lệ sữa bột nhập ngoại”. Mục tiêu đến năm 2015, sữa tươi sản xuất trong nước đạt 660 triệu lít, đáp ứng 35% nhu cầu, đến năm 2020 đạt 1 tỷ lít. Tuy nhiên, tới năm 2015, lượng sữa tươi nguyên liệu sản xuất trong nước mới đạt 549,5 triệu lít, trong đó chỉ có 367,6 triệu lít được đưa vào chế biến sữa dạng lỏng, chỉ đạt hơn 50% so với mục tiêu. Còn lại là sữa bột nhập khẩu về pha dạng lỏng.

 

Phong Lê/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Khẩn trương thanh kiểm tra chuyên ngành toàn diện thị trường vàng

Bảo vệ người tiêu dùng - 1 giờ trước

GĐXH - Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản số 213/TB-VPCP ngày 10/5/2024 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp về các giải pháp quản lý thị trường vàng trong thời gian tới.

52 thửa đất của 2 huyện ở Hà Nội sắp được tổ chức đấu giá, mức giá thấp nhất 27 triệu đồng/m2

52 thửa đất của 2 huyện ở Hà Nội sắp được tổ chức đấu giá, mức giá thấp nhất 27 triệu đồng/m2

Sản phẩm - Dịch vụ - 6 giờ trước

GĐXH - Khi thị trường bất động sản dần phục hồi, mấy tháng gần đây, các huyện ven Hà Nội đua nhau đấu giá đất. Các phiên đấu giá đất đều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Giá vàng hôm nay 11/5: Vàng SJC vượt 92 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ tăng 1 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 đêm, nên mua hay bán?

Giá vàng hôm nay 11/5: Vàng SJC vượt 92 triệu, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, Doji, PNJ tăng 1 triệu đồng/lượng chỉ sau 1 đêm, nên mua hay bán?

Giá cả thị trường - 8 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay ở vàng miếng SJC tăng lên trên 92 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn tiến sát mốc 77 triệu đồng/lượng.

Xe ga mới đẹp mê ly, có ABS 2 kênh, chị em sẵn sàng chọn thay thế SH Mode bởi giá tốt 44 triệu đồng

Xe ga mới đẹp mê ly, có ABS 2 kênh, chị em sẵn sàng chọn thay thế SH Mode bởi giá tốt 44 triệu đồng

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Xe ga mới không kém cạnh Honda SH Mode, thậm chí còn có phần nhỉnh hơn mà giá chỉ 44 triệu đồng.

Loại quả trước không ai thèm để ý nay bán 180.000 đồng/kg, chị em săn lùng làm gia vị, chế đủ món ngon

Loại quả trước không ai thèm để ý nay bán 180.000 đồng/kg, chị em săn lùng làm gia vị, chế đủ món ngon

Giá cả thị trường - 9 giờ trước

GĐXH - Quả tai chua thu hoạch từ các cây trong rừng được nhiều người săn đón vì ngoài làm gia vị chế biến món ăn còn mang lợi ích sức khỏe.

Cận cảnh quy trình làm kem 3D tạo hình 11 địa danh nổi tiếng ở Hà Nội

Cận cảnh quy trình làm kem 3D tạo hình 11 địa danh nổi tiếng ở Hà Nội

Giá cả thị trường - 11 giờ trước

Những que kem 3D tạo hình mô phỏng Tháp Rùa, Văn Miếu, cầu Long Biên, Ô Quan Chưởng...đang được các bạn trẻ yêu thích và săn lùng khi tới Hà Nội.

5 loại thực phẩm có giá tốt giúp phụ nữ trung niên tăng cường sức khỏe

5 loại thực phẩm có giá tốt giúp phụ nữ trung niên tăng cường sức khỏe

Sản phẩm - Dịch vụ - 11 giờ trước

GĐXH - Chế độ ăn uống rất quan trọng để duy trì sức khỏe cho phụ nữ ở tuổi trung niên. Vì vậy, bổ sung đầy đủ dưỡng chất là cách giúp cân bằng nội tiết tố, làm chậm quá trình lão hóa da ở phái đẹp. Dưới đây là 5 thực phẩm có lợi cho chị em với mức giá tốt.

Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Xây dựng thương hiệu chuyên nghiệp

Sản phẩm - Dịch vụ - 23 giờ trước

Từ góc nhìn của Nguyễn Ngoan, anh với hơn 10 năm kinh nghiệm, chia sẻ kinh nghiệm thành công cho nhiều công ty.

Hoa sen Quan Âm 'nở rộ' khắp phố, hút hồn người Hà Nội

Hoa sen Quan Âm 'nở rộ' khắp phố, hút hồn người Hà Nội

Giá cả thị trường - 1 ngày trước

Hoa sen Quan Âm đầu mùa tuy giá cao nhưng vẫn hút hồn người mua bởi vẻ đẹp rất riêng biệt.

Top