Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trầm cảm sau sinh

Thứ bảy, 07:08 30/09/2017 | Dân số và phát triển

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, cứ 4 phụ nữ mang thai ở VN thì có một người có thể bị trầm cảm và rối loạn tâm thần trong vòng một năm sau sinh.

Chưa nhận được chia sẻ từ gia đình

Theo Tổ chức Y tế thế giới, khoảng 10 - 20% phụ nữ đang mang thai hoặc sau sinh từng trải qua ít nhất một dạng rối loạn tâm thần, trong đó chủ yếu là trầm cảm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trầm cảm sau sinh có thể dẫn đến suy nghĩ và hành động tự tử ở người mẹ hoặc gây tổn hại cho đứa trẻ của mình.

Bà Trần Thơ Nhị (Viện Đào tạo y học dự phòng và y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội) cho biết một nghiên cứu gần đây nhất trong năm 2016 - 2017 tại Hà Nội công bố: “Đối với thai phụ sinh non thì nguy cơ trầm cảm cao gấp gần 3 lần so với bình thường.

Những ông chồng thích thai nhi là con trai thì nguy cơ người phụ nữ bị trầm cảm cao gấp gần 2 lần so với những trường hợp ông chồng không quan tâm về mặt giới tính”. Ngoài những nguyên nhân về sự thay đổi trong cơ thể sau khi sinh con và yếu tố kinh tế gia đình, thì bạo lực gia đình làm gia tăng tỷ lệ phụ nữ bị trầm cảm sau sinh.

Qua thực tế nghiên cứu về trầm cảm sau sinh, thạc sĩ Phạm Kiều Linh (Trung tâm sáng kiến sức khỏe và dân số) cho rằng dịch vụ hỗ trợ phụ nữ mang thai và sau sinh còn khoảng trống trong việc hỗ trợ phòng và điều trị trầm cảm.

Trong số phụ nữ tự nhận thấy mình có vấn đề về sức khỏe tâm thần, nhiều trường hợp chưa nhận được chia sẻ từ gia đình. “Em thấy mình rất chán nản, trầm uất, không thiết tha chăm sóc bản thân và chăm sóc con. Mất ngủ kéo dài. Em cũng nghĩ mình cần đi khám hoặc gặp ai đó để được biết về tình trạng của mình, nhưng gia đình chồng cho rằng em lười. Một lần đưa con nhỏ đi khám, bác sĩ nhi khoa chính là người nhận ra em bị trầm cảm sau sinh và hướng dẫn em tìm gặp bác sĩ chuyên khoa”, một người mẹ trẻ tâm sự.

Vượt qua e ngại “tâm thần”

Sau sinh, tôi mất ngủ triền miên và luôn ám ảnh sợ con chết, được người nhà đưa đi khám chuyên khoa thần kinh. Bác sĩ cho uống thuốc một tháng không đỡ, sau đó chuyển tôi đến khám tâm thần, sức khỏe của tôi được cải thiện. Người bệnh thiếu thông tin, nhưng ngay bác sĩ trong ngành cũng chưa hướng dẫn đầy đủ khi chúng tôi gặp vấn đề”, một bà mẹ 40 tuổi bị trầm cảm sau sinh bày tỏ.

Thạc sĩ Phạm Kiều Linh cho biết trong hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ sức khỏe sinh sản thì trầm cảm trong khi mang thai hoặc sau khi sinh không được nhắc đến. Gần như các sản phụ đều không được theo dõi sức khỏe tâm thần sau sinh. Nhiều người không được can thiệp y tế kịp thời khi căng thẳng, lo âu kéo dài.

Bà Kiều Linh cho rằng các bác sĩ cũng chưa để ý đến các dấu hiệu trầm cảm của phụ nữ sau sinh: “Các cán bộ y tế không thuộc chuyên ngành tâm thần chưa có sự nhạy cảm cần thiết để phát hiện hay nghi ngờ các trường hợp trầm cảm”. Bà Linh dẫn chứng, có trường hợp đau bụng, dạ dày, cứ đi khám, uống thuốc vẫn không hết đau, nội soi dạ dày không phát hiện nguyên nhân. Mãi một năm sau, bệnh nhân đi khám tại nơi khác thì mới phát hiện không có vấn đề gì về dạ dày mà vấn đề đau có nguyên nhân gốc do rối loạn sức khỏe tâm thần, lo âu trong cuộc sống”.

Bác sĩ La Viết Cương, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần T.Ư 2, cho hay: “Phần nhiều người bệnh không được phát hiện, không được chữa trị sớm về trầm cảm sau sinh. Có trường hợp người mẹ sau sinh có hành động gây hại cho con thì mới được gia đình đưa đến bác sĩ tâm thần”. Tiến sĩ Dương Minh Tâm, Viện Sức khỏe tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), cũng cho biết: “Những bệnh nhân trầm cảm, trong đó có phụ nữ mang thai và sau khi sinh con, đến bệnh viện chuyên khoa đều trong tình trạng muộn. Cần bỏ qua tâm lý e ngại khi tìm đến bác sĩ tâm thần để được điều trị đúng, hiệu quả”.

Nên đi khám chuyên khoa tâm thần để được điều trị đúng khi có các biểu hiện liên quan đến trầm cảm sau sinh:

- Buồn chán bi quan kéo dài, thậm chí không quan tâm đến con, lo sợ bị bỏ rơi.

- Kích động, suy nghĩ tiêu cực, tự làm tổn thương bản thân hoặc con.

- Mệt mỏi kéo dài, không muốn vận động.

- Rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ li bì, quá nhiều); thay đổi ăn uống (phần đông chán ăn, không quan tâm đến ăn uống, một số chị em lại ăn quá nhiều).

Theo Thanh Niên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 59 phút trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top