Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP.HCM nắng nóng, người già và trẻ em "đổ bệnh" tăng cao

Thứ năm, 19:39 04/05/2023 | Sống khỏe

Thời tiết phía Nam bước vào giai đoạn nắng nóng kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như là sinh hoạt của người dân. Nắng nóng gay gắt khiến không chỉ trẻ em mà người lớn cũng đổ bệnh.

Kê thêm giường để tiếp nhận bệnh nhân nhập viện

Ghi nhận tại các bệnh viện ở TP.HCM, do nắng nóng kéo dài, tỷ lệ người cao tuổi phải thăm khám, nhập viện điều trị liên quan bệnh lý về tim mạch, tiêu hóa và hô hấp tăng đáng kể, nhất là những người có bệnh mạn tính. Bên cạnh đó, số trẻ nhập viện cũng gia tăng nhẹ.

Khoa Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất (TP.HCM) những ngày gần đây phải kê thêm giường bệnh ở hành lang để tiếp nhận bệnh nhân nhập viện điều trị. Theo đó, 52 giường trong khoa không đủ đáp ứng số ca nhập viện mỗi ngày.

TP.HCM nắng nóng, người già và trẻ em "đổ bệnh" tăng cao - Ảnh 1.

Nhiều người cao tuổi nhập viện tại Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM.

BSCK II Nguyễn Duy Cường - Phó Trưởng Khoa Hô hấp, Bệnh viện Thống Nhất cho biết, trong 2 tháng qua, số lượng người cao tuổi nhập viện liên quan đến các bệnh lý hô hấp tăng khoảng 30% so với thời điểm đầu năm.

Các bệnh lý hô hấp người cao tuổi dễ mắc phải trong mùa nắng nóng là viêm họng, viêm đường hô hấp trên, viêm đường hô hấp dưới, viêm phổi, viêm phế quản…

"Do thời tiết nắng nóng, nhiệt độ tăng khiến cơ thể người cao tuổi khó tự cân bằng, giảm sức đề kháng, đây là cơ hội để các bệnh lý mạn tính tái phát", bác sĩ Nguyễn Duy Cường cho hay.

Theo đó, bác sĩ Nguyễn Duy Cường khuyến cáo, người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ, bổ sung nước, chất điện giải, vi chất để nâng cao sức đề kháng. Đặc biệt, không nên gây ra sự thay đổi nhiệt độ đột ngột, khi nhiệt độ bên ngoài trời 36 - 37 độ, nhiệt độ phòng của người cao tuổi chỉ nên dao động ở mức 27 - 28 độ để tránh tình trạng sốc nhiệt khi từ trong phòng đi ra ngoài hoặc ngược lại.

Virus cúm, vi khuẩn phế cầu…là những thủ phạm gây ra tình trạng viêm phổi, nhiễm trùng hô hấp ở người cao tuổi, do đó, cần tiêm vaccine phòng ngừa các bệnh lý này. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 đang có xu hướng gia tăng trong cộng đồng hiện nay cần phải đặc biệt chú ý.

"Những người cao tuổi nên đeo khẩu trang, khử khuẩn tay chân, tiêm ngừa vaccine đủ và dinh dưỡng đầy đủ, khi đi ra ngoài đường, đặc biệt tới những nơi công cộng, đông người thì nên chú ý. Đó là khuyến cáo cho dành cho người cao tuổi thường hay dễ bị mắc bệnh lý hô hấp, đặc biệt là trong mùa nắng nóng này", bác sĩ Duy Cường khuyến cáo.

TP.HCM nắng nóng, người già và trẻ em "đổ bệnh" tăng cao - Ảnh 2.

Đổ bệnh do nắng nóng, nhiều phụ huynh đưa con đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM.

Bác sĩ mách cách vượt qua nếu chẳng may đổ bệnh do nắng nóng

Không chỉ người già "đổ bệnh" do nắng nóng, số trẻ em mắc bệnh phải nhập viện cũng gia tăng. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, số lượng trẻ em phải đến khám bệnh, nhập viện hô hấp, đường tiêu hóa... có xu hướng tăng cao hơn so với bình thường. Để tránh nắng nóng, nhiều người đưa con đến bệnh viện từ tờ mờ sáng.

Liên tục cầm quạt mát cho con, chị Nguyễn Thanh Lan, trú ở phường Thảo Điền, TP Thủ Đức cho hay, chị đưa con gái 5 tuổi bị sốt và ho kéo dài đến viện khám. Trời quá nóng khiến cả hai mẹ con đều mệt. Trước đó, chị Lan đã cho con đi khám ở phòng khám gần nhà nhưng không đỡ nên nay buộc phải cho con đến Bệnh viện Nhi đồng 2 khám bệnh.

"Mấy ngày nay con tôi bị sốt rồi bị viêm họng nữa. Nếu mai uống số thuốc này mà còn sốt cao là bác sĩ kêu phải nhập viện đó, do ho có đàm nhiều quá", chị Lan nói.

TP.HCM nắng nóng, người già và trẻ em "đổ bệnh" tăng cao - Ảnh 3.

Bệnh nhi đến khám bệnh tại Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM.

Theo thống kê, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, trong 1 tháng nay, trung bình mỗi ngày có 4.000 đến 4.500 lượt khám bệnh, tăng khoảng 300-500 ca/ngày so với cùng kỳ năm 2022.

Trẻ đến khám phần lớn ở độ tuổi từ sơ sinh đến 6 tuổi, chủ yếu mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu hóa và các bệnh liên quan đến da. Tỷ lệ trẻ có triệu chứng nặng phải nhập viện dao động từ 8-10%.

Bác sĩ Ngô Thụy Minh Nhi, khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nhi đồng 2, TP.HCM cho biết, thời tiết ở TP.HCM và Nam bộ kéo dài hơn tháng nay khiến trẻ dễ bị viêm hô hấp như viêm họng, amidan, viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi.

"Có một số biện pháp mà phụ huynh có thể phòng tránh hoặc giúp cho trẻ có thể vượt qua nếu chẳng may trẻ bị nhiễm bệnh do nắng nóng. Thứ nhất, phụ huynh cần tránh cho trẻ ra ngoài tiếp xúc khi nắng nóng gay gắt hoặc che chắn, khuyên trẻ đội nón mũ và mặc quần áo thoáng mát khi ra đường; tránh vận động ra mồ hồi quá mức dẫn tới mất nước... ", bác sĩ Minh Nhi khuyến cáo.

Ngoài ra, các bác sĩ cảnh báo, cần có những biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe đối với trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng. Để phòng ngừa bệnh cho trẻ trong mùa nắng nóng, ba mẹ nên hướng dẫn trẻ hạn chế đưa tay lên mắt, mũi, miệng và rửa tay thường xuyên, đặc biệt là trước và sau khi ăn. Đồng thời hạn chế để trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh và tiêm phòng vaccine cho trẻ đầy đủ.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần chú ý sử dụng nước và thực phẩm an toàn, bảo quản thức ăn cho trẻ để tránh các bệnh về đường tiêu hóa vì thời tiết nắng nóng, thực phẩm dễ hư hỏng hoặc trẻ dễ mắc các bệnh lý viêm da mùa hè như rôm sảy, viêm da tiếp xúc với nắng, nhọt, chốc lở...

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Vỏ cam hứa hẹn đẩy lùi nhóm bệnh gây chết người

Sống khỏe - 1 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Mỹ vừa phát hiện ra tác dụng thần kỳ của hợp chất mang tên feruloylputrescine trong vỏ cam.

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Những điều cha mẹ cần biết khi cho trẻ đi uống vitamin A

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Vitamin A dù thiếu hay thừa đều gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do đó, cha mẹ hãy lưu tâm không tự ý bổ sung vitamin A liều cao cho con mình khi không có sự chỉ định từ bác sĩ.

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Dấu hiệu trẻ cần được tẩy giun càng sớm càng tốt

Mẹ và bé - 3 giờ trước

GĐXH - Bị nhiễm giun, sán tuy không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, thiếu máu…

Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Bụng phình to, tay chân teo, suy thượng thận vì thuốc xịt mũi

Y tế - 4 giờ trước

Bị viêm mũi, cô gái 23 tuổi thường xuyên dùng một loại thuốc xịt mũi, kết quả suy thận do thuốc có chứa thành phần corticoid liều cao.

Loại cây mọc hoang là vị thuốc cực tốt cho nữ giới

Loại cây mọc hoang là vị thuốc cực tốt cho nữ giới

Sống khỏe - 5 giờ trước

Cây hồi đầu thảo được tìm thấy nhiều ở vùng núi phía Bắc nước ta, là loại dược liệu quý chữa bệnh cực tốt cho phụ nữ.

Các loại quả mùa hè tốt cho tim mạch

Các loại quả mùa hè tốt cho tim mạch

Sống khỏe - 7 giờ trước

Cà chua, đào, dâu tây chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa thiết yếu hỗ trợ sức khỏe tim mạch.

Bài thuốc nâng cao sức đề kháng nên dùng trong mùa hè

Bài thuốc nâng cao sức đề kháng nên dùng trong mùa hè

Bệnh thường gặp - 9 giờ trước

Theo quan điểm của Đông y “đông bệnh hạ trị”- bệnh mùa đông chữa từ mùa hè. Mùa hè là mùa của các bài thuốc nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa đông

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu vi chất dinh dưỡng

Mẹ và bé - 11 giờ trước

Vi chất dinh dưỡng tham gia hầu hết trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Do đó, việc thiếu vi chất dinh dưỡng là nguyên nhân hàng đầu gây ra còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng… và nhiều bệnh lý khác.

Dấu hiệu điển hình của ung thư thận

Dấu hiệu điển hình của ung thư thận

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Ung thư thận là một loại ung thư hiếm gặp, không gây ra triệu chứng ở giai đoạn đầu. Hầu hết mọi người không biết họ mắc phải tình trạng này trừ khi bác sĩ tình cờ phát hiện ra nó sau khi bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ.

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Bé 9 tuổi ở Quảng Bịnh bị viêm cơ tim tối cấp, may mắn được cứu sống

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Các bác sĩ đã nhận định, đây là trường hợp viêm cơ tim tối cấp với biến chứng rối loạn nhịp chậm, xét nghiệm sinh hóa phản ánh cơ tim bị tổn thương nặng hơn.

Top