Hà Nội
23°C / 22-25°C

TP.HCM: Nâng cao mức sinh là nhiệm vụ hàng đầu

Thứ sáu, 23:09 16/12/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Tại lễ mít tinh kỷ niệm 55 năm ngày Dân số Việt Nam (26/12) vừa được ngành DS-KHHGĐ TP.HCM tổ chức sáng nay (16/12), lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ đặc biệt lưu ý địa phương này về vấn đề cải thiện mức sinh.

Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc vừa hoan nghênh những nỗ lực của ngành DS-KHHGĐ TP.HCM, vừa chỉ ra nhiệm vụ hàng đầu mà địa phương này cần thực hiện trong thời gian tới.

Phó Tổng cục trưởng Lê Cảnh Nhạc vừa hoan nghênh những nỗ lực của ngành DS-KHHGĐ TP.HCM, vừa chỉ ra nhiệm vụ hàng đầu mà địa phương này cần thực hiện trong thời gian tới.

Trong sự hiện diện của đại diện lãnh đạo TP.HCM và 24 quận/huyện, cùng đông đảo CB-CTV dân số tại lễ mít tinh, TS. Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, đã đánh giá tích cực về thành tựu của ngành DS-KHHGĐ TP.HCM, khi nói rằng TP.HCM luôn đi đầu trong nhiều lĩnh vực và lĩnh vực DS-KHHGĐ cũng không ngoại lệ.

Theo lãnh đạo Tổng cục, sự quan tâm đầu tư nguồn lực của cấp ủy-chính quyền đô thị đông dân nhất nước cùng với nỗ lực cống hiến chuyên môn của đội ngũ CB-CTV dân số đã kiến tạo và duy trì nhiều thành tựu trong lĩnh vực DS-KHHGĐ suốt thời gian qua, đặc biệt đối với vấn đề nâng cao chất lượng dân số.

Bên cạnh những thành tựu dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực DS-KHHGĐ, theo TS. Lê Cảnh Nhạc, TP.HCM cũng đối mặt với thách thức “hiếm gặp” trên bình diện cả nước: mức sinh quá thấp (số con trung bình của một phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ chỉ 1,45 con, trong khi trung bình cả nước là 2,1 con).

Đại biểu tham dự lễ mít tinh 55 năm kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12).
Đại biểu tham dự lễ mít tinh 55 năm kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12).

Vì vậy, ngay tại lễ mít tinh, lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ đã nói rằng nâng cao mức sinh là nhiệm vụ hàng đầu của ngành DS-KHHGĐ TP.HCM trong thời gian tới.

TS. Lê Cảnh Nhạc cũng chia sẻ cùng đại diện lãnh đạo TP.HCM và CB-CTV dân số về sự chuyển hướng chiến lược của ngành dân số từ năm 2017 và những năm tiếp theo, từ "Dân số-KHHGD" sang "Dân số và phát triển".

Theo đó, sau một thời gian dài tập trung vào mục tiêu giảm sinh, nay với mức sinh thay thế đã đạt được trên phạm vi cả nước, ngành dân số cả nước sẽ bước sang giai đoạn mới mà cốt lõi là đảm bảo sức mạnh bền vững của nguồn lực dân số, trở thành một trong những yếu tố nền tảng thúc đẩy phát triển KT-XH.

Tại lễ mít tinh, đại diện lãnh đạo TP.HCM cũng đưa ra những đánh giá, ghi nhận về kết quả đạt được của ngành dân số địa phương. Riêng lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ TP.HCM cũng đã lên tiếng cam kết với Tổng cục Dân số - KHHGĐ và cấp ủy-chính quyền TP.HCM về nỗ lực vượt khó hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Dịp này, nhiều tập thể và cá nhân cũng được Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), UBND TP.HCM và Chi cục Dân số trao tặng Kỷ niệm chương, bằng khen, giấy khen với những cống hiến, thành tích xuất sắc trong hoạt động Dân số nhiều năm qua.


Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ trao tặng Kỷ niệm chương đến những cá nhân có nhiều cống hiến trong hoạt động DS-KHHGĐ.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ trao tặng Kỷ niệm chương đến những cá nhân có nhiều cống hiến trong hoạt động DS-KHHGĐ.

Đại diện Chi cục DS-KHHGĐ TP.HCM, ông Trần Văn Trị, không chỉ báo cáo nhiều thành tựu của ngành Dân số địa phương tại lễ mít tinh, mà còn cam kết vượt khó hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Đại diện Chi cục DS-KHHGĐ TP.HCM, ông Trần Văn Trị, không chỉ báo cáo nhiều thành tựu của ngành Dân số địa phương tại lễ mít tinh, mà còn cam kết vượt khó hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn mới.

Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trao tặng bằng khen đến những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động dân số thời gian qua.

Ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trao tặng bằng khen đến những cá nhân đạt thành tích xuất sắc trong hoạt động dân số thời gian qua.

Thanh Giang

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top