Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tìm bài toán thích hợp cho tương lai

Thứ sáu, 09:44 10/12/2010 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet- Biến động phức tạp của mức sinh, tỉ số giới tính khi sinh, thách thức về an sinh xã hội đối với người cao tuổi… là những vấn đề chính được đặt ra tại Hội thảo đại biểu dân cử các tỉnh phía Bắc với chính sách, pháp luật về Dân số do Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức ngày 8/12.

Biến động khó lường
 
Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, một trong những thách thức mà công tác DS-KHHGĐ đang phải đối mặt là Việt Nam đã đạt ở mức sinh thay thế 2, 03 con, song lại chưa bền vững. Vẫn còn 33/63 tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế, trong đó có 10 tỉnh có tổng tỉ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ) cao, từ 2,55 - 3,45 con.

Trong khi đó, số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đang tiếp tục tăng và sẽ đạt cực đại vào khoảng năm 2020 - 2025. Điều đó tạo ra áp lực không nhỏ cho công tác DS-KHHGĐ trong vấn đềa ổn định quy mô dân số, đáp ứng nhu cầu phương tiện tránh thai. Đặc biệt, đà tăng dân số này đặt chúng ta vào tình trạng có thể "bùng nổ" dân số lần thứ hai.

GS.TS Nguyễn Đình Cử, Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội (ĐH Kinh tế Quốc dân) cho rằng, Việt Nam đang đứng trước một cơ hội đầy thách thức của thời kỳ cơ cấu dân số vừa "vàng" lại vừa "già hóa".
 
Cơ cấu dân số "vàng" tạo ra một lực lượng lao động lớn nhưng lại đòi hỏi bức bách phải đào tạo nghề cho 40 triệu người trong thời gian tới với chất lượng cao, mới có thể giúp chúng ta "hóa rồng" như một số nước trong khu vực đã trải qua thời kỳ này. Đồng thời, nó cũng đặt ra thách thức sẽ là một gánh nặng khi không tạo ra cơ hội việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. "Nếu chúng ta không tích lũy được từ dư lợi dân số của thời kỳ cơ cấu dân số "vàng", thì với tốc độ già hóa dân số như hiện nay, chúng ta sẽ già trước khi giàu", GS Cử nói.
 
Bên cạnh các vấn đề về SKSS vị thành niên, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, các đại biểu dân cử đặc biệt quan tâm là tuổi thọ trung bình của người dân cao nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp. Số trẻ em tử vong dưới 5 tuổi ở vùng dân tộc, vùng sâu vùng xa còn cao. Tỉ số giới tính khi sinh tăng cao, báo động sự mất cân bằng giới tính trong tương lai với những hệ lụy nặng nề.
 
Thách thức về an sinh xã hội cho người cao tuổi (NCT) cùng gánh nặng bệnh tật kép đang hiện hữu. PGS.TS Phạm Thắng, Viện trưởng Viện Lão khoa cho biết: Trung bình một người già mắc 3 bệnh mãn tính, chủ yếu là các bệnh không lây nhiễm như tăng huyết áp, khớp, phổi, sa sút trí tuệ, trầm cảm, mù lòa... Chất lượng sống của NCT giảm bởi họ dễ bị tổn thương, tàn phế và phụ thuộc.
 
Nếu không có định hướng kịp thời, sự mất cân bằng giới tính sẽ đem đến nhiều hệ lụy nặng nề. (Ảnh: Chí Cường)
 
Cần giải pháp hợp lý
 
Nhìn ra các thách thức, song để ứng phó với các thách thức này lại rất cần các giải pháp hợp lý. Để phát huy lợi thế dân số "vàng", theo ông Nguyễn Văn Tân cần có quy hoạch lại về đào tạo, tránh tình trạng thừa thầy, thiếu thợ; quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cân đối hơn giữa các vùng, các đô thị.
 
Ông Tân cũng cho rằng, giai đoạn 2011 - 2020 để đạt được những thời cơ tốt nhất, công tác dân số sẽ triển khai theo hướng duy trì và bảo đảm mức sinh thấp hợp lý; ưu tiên các vấn đề trọng tâm về dân số theo sự phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng địa lý. Đồng thời, cần phân bổ và quản lý dân cư hợp lý cùng với việc tăng cường ngân sách cho lĩnh vực DS-KHHGĐ.
 
Trong các giải pháp nâng cao chất lượng dân số, TS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV Phụ sản TƯ nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc quản lý thai nghén nhằm giảm nguy cơ lan truyền các bệnh viêm gan B, HIV... từ mẹ sang con; sàng lọc trước sinh và sơ sinh giảm số trẻ dị tật sinh ra, giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.
 
Theo các chuyên gia về dân số, an sinh xã hội cho NCT là vấn đề lớn mà nếu không có giải pháp sẽ phải trả giá trong tương lai. Ông Bùi Đại Thụ, cán bộ chương trình của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) đưa ra ý kiến Việt Nam có nhiều thuận lợi khi đã có Luật Người cao tuổi song cần thúc đẩy sớm ra Nghị định hướng dẫn.
 
 Còn theo quan điểm của TS Giang Thanh Long, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân: "Cần có sự gắn kết giữa nhà lập chính sách, nhà kinh tế học và nhân khẩu học. Gánh nặng hay mối lợi phụ thuộc nhiều vào nhận định của các nhà hoạch định chính sách".
 
Tuy nhiên, để có được chính sách đồng bộ cho công tác dân số, ông Đặng Như Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh đến tính xác thực của số liệu. Theo ông, để giúp cho việc hoạch định chính sách, các số liệu của các bên liên quan cần thống nhất, đồng bộ, tránh mỗi nơi có một số liệu khác nhau.
 
Ông Nguyễn Văn Tiên, Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội cho hay, Ủy ban sẽ làm việc và giám sát các chính sách, pháp luật về dân số với các bên liên quan. Ông cũng nhấn mạnh đến việc cần quan tâm hơn đến đồng bào vùng dân tộc, vùng sâu, vùng xa; xây dựng một chương trình mục tiêu cho NCT. Đặc biệt, ông cũng đề nghị UNFPA hỗ trợ Tổng cục DS-KHHGĐ, quan tâm đến công tác chăm sóc SKSS vị thành niên, làm mẹ an toàn và tỉ số giới tính khi sinh tại Việt Nam.
 

Đó là dự báo được TS Giang Thanh Long đưa ra tại hội thảo. Theo đó, đến năm 2035 người già sẽ nhiều hơn trẻ em. Dân số Việt Nam sẽ "siêu già" (người già chiếm tới 30% dân số) vào năm 2050.

Do đó, việc chăm sóc sức khỏe cho NCT càng cần chú trọng. Theo TS Phạm Thắng cần thành lập hệ thống lão khoa trên toàn quốc song song với các mô hình chăm sóc NCT tại cộng đồng; sao cho NCT được chăm sóc một cách tốt nhất cả về sức khỏe và tinh thần chứ không phải đơn thuần là nơi trông giữ người già.

Còn GS Nguyễn Đình Cử nhấn mạnh, cần truyền thông để cộng đồng thích ứng với một xã hội già hóa; đảm bảo được an sinh xã hội để người già có nhu cầu được chăm sóc tốt nhất tại trung tâm dưỡng lão và thấy đó là nơi cần thiết giúp mình thanh thản và các con không phải nặng nề chuyện bất hiếu.

 
Hà Thư
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top