Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạn chế lây nhiễm tới 96% nhờ điều trị sớm

Thứ tư, 15:44 05/12/2012 | Tin tức - Sự kiện

GiadinhNet - Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đặt ra mục tiêu giảm tỷ lệ nhiễm HIV từ mẹ sang con xuống 5% vào năm 2015 và 2% vào năm 2020.

Hạn chế lây nhiễm tới 96% nhờ điều trị sớm  1

Khám thai định kỳ nhằm tư vấn điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Ảnh: PV.

Ngày 3/12 vừa qua, Báo điện tử Giadinh.net.vn (Báo GĐ&XH) tổ chức chương trình giao lưu trực tuyến "Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con" với rất nhiều câu hỏi băn khoăn từ bạn đọc về việc dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

Điều trị thuốc kháng virus HIV

Tại chương trình giao lưu, PGS.TS Bùi Đức Dương – Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế cho biết: Theo nghiên cứu của nhiều quốc gia cho thấy, nếu điều trị sớm thì khả năng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con giảm tới 96%, thậm chí nếu điều trị trong giai đoạn đầu của thai nghén thì khả năng lây truyền trực tiếp từ mẹ sang con có thể bằng không (0).

Cũng theo PGS.TS Dương, những phụ nữ nhiễm HIV đang mang thai cần được điều trị thuống kháng virut HIV (ARV). Vì vậy, cách tốt nhất là nên đến ngay các trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản hoặc bệnh viện sản để được chăm sóc và quản lý thai sản, được tư vấn về cách chăm sóc, điều trị, dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Hiện nay Cục phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đã có hướng dẫn rất cụ thể về dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cũng như việc chăm sóc, theo dõi, điều trị dự phòng, điều trị nhiễm trùng cơ hội cho trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV.

Tại 63 tỉnh thành trên cả nước cũng đã có các cơ sở cung cấp dịch vụ dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con. Nếu được can thiệp dự phòng, các bà mẹ hoàn toàn có thể sinh con không nhiễm HIV. Trên thực tế, tại một số tỉnh đã có tỷ lệ lây truyền dưới 5%. Có nghĩa là 100 bà mẹ nhiễm HIV sinh con thì chỉ có 5 bà mẹ sinh con bị nhiễm HIV.

Phòng tránh lây nhiễm trong quá trình chăm sóc

Với những thắc mắc có phải tất cả phụ nữ nhiễm HIV hoặc chồng của họ nhiễm HIV thì sinh con cũng bị nhiễm HIV hay không? PGS.TS Dương khẳng định, nếu được điều trị dự phòng thì chỉ có 5-10% trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ trong giai đoạn mang thai. Trong các quá trình tiếp theo như chuyển dạ, đẻ, cho con bú... tỉ lệ này sẽ tăng lên do những va chạm, tiếp xúc, xây xát.

Do vậy, để giảm tỷ lệ này thì lời khuyên dành cho các bà mẹ là cần thiết phải phát hiện sớm trong giai đoạn đầu của thai kỳ để biết tình trạng nhiễm HIV của mình và để được điều trị sớm, để bảo vệ cho trẻ ra đời không nhiễm HIV. PGS.TS Dương cho rằng, hai vợ chồng người nhiễm HIV cần tới các bác sỹ để có những lời khuyên tốt nhất và hướng dẫn cách dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con để hạn chế tối đa khả năng lây nhiễm.Việc thăm khám nên được thực hiện tốt nhất sớm trước khi thai kỳ được 14 tuần.

Nhiều phụ nữ thắc mắc về việc trẻ bú sữa mẹ có thể bị nhiễm HIV không? Ths. Bs Nguyễn Văn Lâm, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm BV Nhi TƯ cho biết, virus HIV có thể lây truyền qua đường sữa mẹ, vì vậy, trẻ có thể bị nhiễm virus HIV từ người mẹ nhiễm HIV hoặc người nhiễm HIV đang cho trẻ đó bú.

Tuy nhiên, nếu người mẹ đang được điều trị thuốc kháng virus HIV (ARV) hiệu quả cao thì nguy cơ lây nhiễm sang bé là rất thấp. Trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV nếu không có can thiệp dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thì tỉ lệ con bị nhiễm HIV là từ 25-40%. Ngay sau trẻ sinh ra được 4-6 tuần tuổi đã có thể làm các xét nghiệm khẳng định trẻ có bị nhiễm HIV hay không. Vì vậy cần đưa trẻ đến các phòng khám ngoại trú HIV để được tư vấn, xét nghiệm chẩn đoán sớm HIV.

Ths.BS Lâm nhấn mạnh, thuốc kháng virus HIV (ARV) chỉ có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus HIV chứ không thể tiêu diệt được loại virus này. Vì vậy, người nhiễm HIV khi được điều trị bằng thuốc này phải được điều trị suốt đời và phải tuân thủ chặt chẽ phác đồ điều trị, như uống thuốc đúng giờ, đúng liều, đúng cách và phải khám lại định kỳ đầy đủ để đảm bảo chắc chắn là virus được ức chế, tránh được sự kháng thuốc của virus HIV.

Dự phòng sớm lây nhiễm HIV cho phụ nữ     
 

Kiểm soát sự lây nhiễm HIV trong cộng đồng tiếp tục là một trong những mục tiêu ưu tiên của Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030. Loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con là một trong những mục tiêu được đặc biệt chú trọng.

Một số bạn đọc gửi câu hỏi tới chương trình giao lưu hỏi, hiện nay việc dự phòng HIV từ mẹ sang con mới chỉ tập trung ở những phụ nữ đã mang thai và giai đoạn cho con bú, vậy với những nhóm phụ nữ khác như: phụ nữ chưa lập gia đình, phụ nữ bán dâm, phụ nữ tiêm chích ma túy mà chưa sinh con thì cần có các biện pháp gì? PGS.TS Dương chia sẻ, mục đích của việc dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS từ mẹ sang con tập trung vào việc trẻ ra đời không bị nhiễm HIV từ người mẹ, do vậy việc tuyên truyền cho phụ nữ trước hôn nhân (bao gồm trẻ gái, những đối tượng có con ngoài ý muốn...) và những đối tượng có hành vi nguy cơ cao (như phụ nữ bán dâm, phụ nữ tiêm chích ma túy, những người quan hệ tình dục không an toàn...) là hết sức cần thiết.

Nhóm đối tượng này được khuyến khích đi xét nghiệm thường xuyên để biết được tình trạng HIV của mình. Dự phòng sớm lây nhiễm HIV được chia làm hai giai đoạn. Khi phụ nữ chưa nhiễm HIV, thì cần cung cấp các kiến thức để tự bảo vệ bản thân. Khi thực hiện các hành vi không an toàn có khả năng nhiễm HIV như quan hệ tình dục không an toàn, thì cần được xét nghiệm HIV sớm để tình trạng HIV và có biện pháp bảo vệ mình, bảo vệ bạn tình và được điều trị sớm tránh lây nhiễm cho bạn tình và cho con. Để khẳng định bệnh nhân nhiễm HIV chỉ có một phương pháp duy nhất là xét nghiệm máu.

Ths.BS Mai Xuân Phương, Cục HIV/AIDS cũng cho rằng, xét nghiệm HIV khi đi khám sức khỏe định kỳ hoặc khám sản phụ khoa là việc rất nên làm và cũng chính là để tháo gỡ cảm giác lo lắng. Mặc dù người đó đang sống lành mạnh nhưng vẫn có thể bị nhiễm HIV từ chồng/ vợ hoặc tiếp xúc trực tiếp với các dịch sinh học, ví dụ như máu và các chế phẩm của máu từ người nhiễm HIV.

 Hoài Nam

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông Quảng Ninh lở loét, sẹo khắp người vì mồ hôi tiết ra mủ hiếm gặp

Người đàn ông Quảng Ninh lở loét, sẹo khắp người vì mồ hôi tiết ra mủ hiếm gặp

Y tế - 1 năm trước

GiadinhNet - Trường hợp bị viêm tuyến mồ hôi mủ là rất hiếm gặp, đặc biệt bệnh nhân này còn xuất hiện các sẩn cục, vỡ chảy mủ ở nhiều bộ phận trên cơ thể. 

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Y tế - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

F0 điều trị tại nhà ở Hà Nội được chăm sóc, theo dõi ra sao?

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

PV Báo Sức khỏe và Đời sống đã tìm hiểu hoạt động của Trạm y tế, Trạm y tế lưu động và Tổ COVID- 19 cộng đồng trong quản lý, theo dõi, giám sát F0 tại nhà.

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

Theo chuyên gia, biến chủng mới đã lan rộng đến nhiều quốc gia và Việt Nam cũng khó tránh khỏi các trường hợp đi về từ nước ngoài mang theo biến chủng Omicron.

Bộ Y tế nói gì về việc tăng hạn sử dụng 2 lô vaccine Pfizer?

Bộ Y tế nói gì về việc tăng hạn sử dụng 2 lô vaccine Pfizer?

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tân Cục tưởng Cục Y tế dự phòng Phan Trọng Lân khẳng định 2 lô vaccine Pfizer số 124001 và 123002 đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả. Hai lô vaccine này tăng hạn sử dụng thêm 3 tháng so với hạn cũ.

Ngã vào xô nước, bé 14 tháng tuổi tổn thương não không thể phục hồi

Ngã vào xô nước, bé 14 tháng tuổi tổn thương não không thể phục hồi

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

Trong lúc không có người lớn bên cạnh, bé trai 14 tháng tuổi bị ngã chìm vào chậu nước. Khi được đưa vào Bệnh viện Củ Chi bé đã trong tình trạng ngưng tim ngưng thở.

Hải Phòng trưng dụng một số trường mầm non làm điểm cách ly tập trung

Hải Phòng trưng dụng một số trường mầm non làm điểm cách ly tập trung

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Việc một số trường mầm non và tiểu học, nhà văn hóa thôn tại huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng được trưng dụng làm điểm cách ly tập trung thời điểm này có thể đáp ứng khoảng 150 người đi từ vùng dịch về nhưng không đủ điều kiện cách ly tại nhà.

Thừa Thiên Huế liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Thừa Thiên Huế liên tiếp ghi nhận các ca mắc COVID-19 trong cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tính từ ngày 27/10 đến nay, tỉnh Thừa Thiên Huế đã ghi nhận 24 ca mắc COVID-19 trong cộng đồng.

Quảng Trị ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, có 1 ca cộng đồng

Quảng Trị ghi nhận 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, có 1 ca cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tỉnh Quảng Trị vừa ghi nhận thêm 10 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca cộng đồng.

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, 1 ca trong cộng đồng

Hà Tĩnh ghi nhận thêm 4 ca mắc COVID-19, 1 ca trong cộng đồng

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Trong 4 trường hợp vừa mới ghi nhận mắc COVID-19 tại Hà Tĩnh có 1 ca trong cộng đồng. Trường hợp này là tài xế xe khách chạy tuyến Hà Tĩnh - Sài Gòn.

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

3 cử nhân Vật lý trị liệu được trao bằng khen vì có hoạt động tích cực trong công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19

Y tế

GiadinhNet - Ngày 4/3/2022, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, ông Trần Văn Dần – Chủ tịch Hội Vật lý trị liệu Việt Nam đã đại diện trao bằng khen của Hội Vật lý trị liệu Việt Nam cho 3 cử nhân Vật lý trị liệu thuộc khoa Phục hồi chức năng Bệnh viện Chợ Rẫy, vì đã có đóng góp tích cực, tham gia vào công tác điều trị bệnh nhân nhiễm COVID-19.

Top