Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp; Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh

Thứ hai, 07:00 21/02/2022 | Thời sự

GiadinhNet - Sau một tuần học trực tiếp, nhiều trường đại học đối diện với số lượng sinh viên mắc COVID-19 tăng chóng mặt; UBND tỉnh Bắc Ninh có văn bản tăng cường các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 để ổn định cuộc sống của người dân nhằm tập trung phát triển kinh tế-xã hội.

Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào?Tin sáng 20/2: Loạt tỉnh dừng học trực tiếp do dịch phức tạp; cha mẹ cần biết: Trẻ mắc COVID-19 tại Hà Nội được điều trị ở bệnh viện nào?

GiadinhNet - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhiều địa phương trên cả nước đã tạm dừng việc cho học sinh đến trường, chuyển từ dạy học trực tiếp sang hình thức trực tuyến. Việc phân luồng điều trị với người bệnh COVID-19 được chia thành các yếu tố nguy cơ, đặc biệt là có thêm hướng dẫn phân luồng điều trị trẻ mắc COVID-19.

1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp - Ảnh 2.

Việc nhận thông báo bạn cùng lớp dương tính đã không còn quá xa lạ. (Ảnh: N.M)

Bắt đầu từ ngày 14/2, nhiều trường đại học trên cả nước đã có quyết định cho sinh viên trở lại trường. Tuy nhiên, niềm vui đến trường chưa được bao lâu thì đã bị bủa vây bởi nỗi lo sợ mắc COVID-19.

Lê Thị Mai Hương (19 tuổi) hiện là sinh viên năm nhất tại Học viện Phụ nữ Việt Nam, cho biết trong tuần đầu đi học, lớp đã có hơn 10 bạn là F0 và F1. Trong bối cảnh như vậy, Hương luôn cảm thấy lo lắng mỗi khi mở khẩu trang để uống nước hay hít thở. Với việc đi học trực tiếp, Hương đã phải tiếp xúc với nhiều người trong không gian kín.

Mai Hương chia sẻ: "Người bạn hôm trước mình vừa mới làm quen và ngồi cạnh trong 4 tiết học, ngày hôm sau đã trở thành F1. Vậy nên sau một tuần học tập tại trường, bản thân mình thấy không an toàn và rất lo lắng".

Đáng chú ý hơn, lớp của Nguyễn Minh (21 tuổi, sinh viên năm thứ 3) có 31 thành viên cũng đã ghi nhận 1/4 số này trở thành F0 sau một tuần đi học trực tiếp. Việc hàng ngày nhận tin bạn bè trở thành F1, F0 đã trở thành một việc thường tình với nữ sinh. Thậm chí, có một học phần của N.M phải hoãn lại vì giảng viên đã mắc Covid-19.

Chia sẻ với Dân trí, Mai Linh (19 tuổi, Học viện Chính sách và Phát triển) cũng cho biết lớp của em hiện vẫn đi học khá đầy đủ. Chỉ có em và một số bạn khác là F0 và F1 nên phải thực hiện cách li theo dõi tại nhà. Mỗi khi tới trường, Linh luôn lo lắng không biết liệu có bạn nào đang ủ bệnh hay không.

Theo Mai Hương, lý do các ca dương tính ở Hà Nội tăng nhanh chóng là số lượng người đổ về tăng nhanh. Bên cạnh đó, các chính sách bình thường mới, như mở lại các khu trung tâm thương mại, rạp phim, quán ăn, cùng biến thể mới mạnh mẽ khiến việc nhận biết F0 và xác định nguồn lây càng khó khăn.

Trong tuần đầu quay lại, Nguyễn Minh cảm thấy phương án đi học trực tiếp không thật sự cần thiết vì mọi người đã quen với việc học online. Việc triển khai học trực tuyến sẽ giúp lịch trình sinh viên linh hoạt hơn và giảm căng thẳng không đáng có cho mọi người.

Linh bổ sung: "Theo em, việc đi học nên được thực hiện song song giữa trực tiếp và trực tuyến. Nếu có thể thì nên tạm dừng việc học trực tiếp để kiểm soát dịch trước". Đối với các học phần ưu tiên thực hành, Mai Hương mong nhà trường sẽ xem xét thay đổi thời gian học để sinh viên có điều kiện tốt hơn.

Đối với Hương và Linh - những sinh viên năm nhất, được đến trường sau thời gian dài là một điều hạnh phúc và mới mẻ. Tuy nhiên, cả hai sẵn sàng chờ đợi cơ hội được gặp gỡ, làm quen và học tập với bạn bè khi tình hình dịch được cải thiện.

Trong khi một số trường đại học sớm cho học trực tiếp, nhiều trường như Học viện Báo chí và Tuyên truyền vẫn chưa có động thái cho sinh viên đi học trở lại do lo ngại dịch bệnh. Tối 18/2, Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã đăng thông báo khẩn hoãn việc học trực tiếp.

Ngày 20/2: Lần đầu số mắc mới COVID-19 cả nước lên đến 47.200 ca; TP.HCM không ghi nhận F0 tử vongNgày 20/2: Lần đầu số mắc mới COVID-19 cả nước lên đến 47.200 ca; TP.HCM không ghi nhận F0 tử vong

SKĐS - Bản tin dịch COVID-19 ngày 20/2 của Bộ Y tế cho biết có 47.200 ca mắc COVID-19 tại 63 tỉnh, thành - đây là số mắc nhiều nhất từ trước đến nay. Hà Nội ghi nhận ca mắc vượt mốc 5.000 F0. Trong ngày có hơn 13.400 bệnh nhân khỏi; 78 ca tử vong.

Yên Bái lập chốt đo thân nhiệt người đi chợ

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp; Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh - Ảnh 3.

Dịch ở cấp độ 4, TP Yên Bái dừng nhiều hoạt động đông người

Thành phố Yên Bái vừa ban hành văn bản tạm dừng nhiều hoạt động đông người từ 0h ngày 19/2 trước diễn biến dịch bệnh phức tạp, số ca dương tính trong cộng đồng cao.

Cụ thể, yêu cầu tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ có nguy cơ lây nhiễm cao như vũ trường, quán bar, internet, trò chơi điện tử, làm tóc, làm đẹp, bán hàng rong, bán vé xổ số dạo, hoạt động tập luyện thể dục thể thao ngoài trời tại các khu vực công cộng, karaoke, mát xa, các cơ sở cung ứng tập luyện thể dục thể thao trong nhà...

Tạm dừng tổ chức các hoạt động tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, các giải thi đấu thể thao, hoạt động văn hóa, văn nghệ, lễ hội, hoạt động của các di tích, bảo tàng…

Tạm dừng tiệc cưới, hỏi, các hoạt động liên hoan, gặp mặt, tân gia. Đối với việc tổ chức lễ tang tại gia đình cần tổ chức gọn nhẹ và phải đảm bảo các quy định về phòng chống dịch.

Đối với các dịch vụ ăn uống (nhà hàng/quán ăn, bia hơi, cafe...) chỉ bán hàng mang về. Khuyến khích người dân mua bán hàng hóa thiết yếu theo hình thức online, sử dụng thương mại điện tử và dịch vụ giao nhận hàng tại nhà.

Các chợ được phép hoạt động nhưng phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như trang bị phòng hộ cho nhân viên, lập chốt kiểm soát tại các lối ra, vào chợ; đo thân nhiệt người đến chợ, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.

Dừng việc dạy học trực tiếp đối với học sinh mầm non; tổ chức học tập trực tuyến đối với trường tiểu học, trường trung học cơ sở.

Ngày 19/2, UBND tỉnh Yên Bái ra công điện khẩn về tăng cường các biện pháp tiếp thực hiện "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19".

Dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp; Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh - Ảnh 4.

Bắc Ninh tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Dự báo trong những ngày tới số ca mắc có thể còn tăng cao do nhiều ca bệnh không có triệu chứng, nguồn lây tiềm ẩn trong cộng đồng, tần suất di chuyển và mức độ giao lưu của người dân sau nghỉ Tết vẫn rất cao.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh và UBND các huyện, thành phố đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao ý thức trách nhiệm, chủ động thực hiện các biện pháp PCD trong cộng đồng, trong các cơ quan, đơn vị, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở giáo dục,… Tuyệt đối không được chủ quan lơ là, tự giác khai báo y tế, tuân thủ 5K; khuyến khích người dân tự làm xét nghiệm SARS-CoV-2 khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ mắc COVID-19.

Đồng thời, tăng cường kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại các nhà hàng, khách sạn, cơ sở lưu trú, chợ, siêu thị… Các huyện, thành phố chủ động nắm chắc tình hình, rà soát bổ sung, điều chỉnh kịp thời kịch bản, phương án đáp ứng phòng, chống dịch phù hợp với diễn biến cụ thể trên địa bàn, đặc biệt trước khả năng gia tăng đột biến các ca bệnh sau dịp Tết.

TP Buôn Ma Thuột: Nhiều giáo viên và học sinh mắc COVID-19, tạm dừng học trực tiếp từ mầm non đến lớp 6

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp; Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh - Ảnh 5.

Lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Đắk Lắk kiểm tra công tác phòng chống dịch

Sáng 20/2, UBND TP Buôn Ma Thuột tỉnh Đắk Lắk đã có công văn hỏa tốc về việc áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 trong các trường học trên địa bàn thành phố.

Theo UBND TP Buôn Ma Thuột, hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố đang diễn biến phức tạp, liên tiếp những ngày gần đây số ca nhiễm tăng cao, đặc biệt trong ngày 19/2 có 378 ca.

Khi triển khai hoạt động dạy học trực tiếp từ ngày 7 đến này 19/2, toàn thành phố có 43 giáo viên (trong đó: mầm non 15, tiểu học 20 và THCS 8 giáo viên) và 425 học sinh (trong đó; mầm non 40, tiểu học 261, THCS 124 em) dương tính với SARS-CoV-2.

Tỷ lệ tiêm vaccine từ mũi 2 đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của các trường học đạt 99,54%, tỉ lệ học sinh từ 12 tuổi trở lên tiêm vaccine mũi 2 đạt 97%. Đối tượng học sinh mầm non, tiểu học và khối lớp 6 chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19.

Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho học sinh và tiếp tục hoạt động dạy học trực tiếp, UBND TP Buôn Ma Thuột chỉ đạo tạm dừng dạy học trực tiếp đối với bậc mầm non, tiểu học và lớp 6 trên địa bàn thành phố từ ngày 21-2 c/o đến khi có thông báo mới. Giao Phòng Giáo dục và Đào tạo triển khai phương án dạy học trực tuyến đối với bậc học tiểu học và lớp 6.

Vệ sinh, khử khuẩn thế nào khi có F0 cách ly trong nhà?

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp - Ảnh 3.

Luôn đeo găng tay, khẩu trang khi sử dụng hóa chất vệ sinh trong gia đình.

Theo TS.BS Nguyễn Thị Thanh Hà, Phó Chủ tịch Hội kiểm soát nhiễm khuẩn TP.HCM, khi gia đình có F0 cách ly tại nhà, cần chuẩn bị phương tiện, hóa chất (chất tẩy rửa, chất sát khuẩn) cũng như các kỹ thuật vệ sinh.

Việc vệ sinh bằng chất lau rửa có chứa xà phòng hoặc thuốc tẩy giúp làm giảm mầm bệnh trên bề mặt và giảm nguy cơ lây nhiễm từ bề mặt.

Người nhà cần lên danh mục những vị trí, vật dụng, thiết bị cần vệ sinh, khử khuẩn. Bao gồm đồ dùng xung quanh người bệnh hoặc được người bệnh sử dụng thường xuyên, các vị trí trong nhà thường xuyên chạm vào như tay nắm cửa, bàn và công tắc đèn.

Khi sử dụng các hóa chất phải có găng tay vì có thể gây tổn thương da tay. Chú ý đeo khẩu trang khi thực hiện vệ sinh.

Cần đọc kỹ và làm theo hướng dẫn cách pha loãng hóa chất trên nhãn, bao bì.

Để vệ sinh bề mặt, có thể sử dụng chất tẩy rửa, xà phòng, dung dịch có clo với nồng độ 0,1%. Tuy nhiên, ở nơi F0 ho, khạc đờm, chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng clo có nồng độ 0,5%. Khi giặt quần áo của F0, nồng độ clo là 0,05%.

Thời gian tiếp xúc tối thiểu của clo với các tác nhân là 10 phút, sau đó mới lau sạch lại. Lau bề mặt theo đường zic zắc, từ nơi sạch sang nơi bẩn.

Với các thiết bị điện tử, có thể dùng dung dịch cồn từ 60-80% để vệ sinh. Nếu nồng độ cồn thấp hơn sẽ không có tác dụng, ở nồng độ cao hơn lại có nguy cơ cháy nổ.

Trước khi lau thiết bị điện tử, cần rút hết phích cắm khỏi nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Người mắc COVID-19 nên ăn, uống như thế nào?

Theo bác sĩ Tiến, trường hợp mắc COVID-19 không triệu chứng có thể tập trung thực hiện chế độ ăn tương tự người khỏe mạnh bình thường.

Cụ thể, những F0 này được khuyến cáo ăn đủ nhu cầu, đa dạng và phối hợp từ 15 đến 20 loại thực phẩm, đồng thời thay đổi chúng thường xuyên trong ngày.

Khẩu phần ăn hàng ngày cần có sự phối hợp ở tỷ lệ cân đối giữa nguồn chất đạm động vật và thực vật (thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, hải sản hay đậu, đỗ,...) cũng như chất béo động vật, thực vật.

Nên sử dụng các loại chất béo có nguồn gốc từ cá, đậu đỗ, dầu thực vật. Ngược lại, F0 cần hạn chế các chất béo từ thịt gia cầm và gia súc như gà, vịt, lợn, bò,...

Ngoài ra, người bệnh COVID-19 không triệu chứng cũng nên sử dụng chất đạm đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Tuy nhiên, cần hạn chế các loại thịt đỏ (bò, lợn, cừu,...) ở ngưỡng khoảng 70-80 g/ngày/người. Đồng thời, tăng cường cá, hải sản, trứng, sữa, thịt gia cầm, các loại đậu đỗ,...

Đối với F0 có triệu chứng nhẹ (ho, sốt, mất mùi, vị)

"Do yếu tố tinh thần cùng tác động của SARS-CoV-2, F0 thường mệt mỏi, chán ăn, ăn không ngon. Vì vậy, người bệnh có thể chia nhiều bữa trong ngày (khoảng 5 bữa/ngày) và không ăn quá no, gây khó thở (dễ nhầm lẫn với diễn biến của bệnh)", bác sĩ Tiến cho hay.

Chuyên gia của Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo các món ăn nên được chế biến ở dạng mềm, thái nhỏ, hầm kỹ để dễ tiêu hóa và hấp thu tốt hơn.

Người bệnh cũng nên ăn các món luộc, hấp, nấu thay cho việc chiên, rán, nướng do cách làm này gây khó tiêu hóa. Đồng thời, F0 cũng cần được thay đổi món ăn thường xuyên, tránh đơn điệu để tăng cảm giác ngon miệng.

"Khi chán ăn, người bệnh có thể bổ sung sữa và các sản phẩm của sữa với số lượng khoảng 2 cốc/ngày. Nếu ăn không ngon miệng hoặc khó tiêu hóa, F0 cần bổ sung thêm probiotic (men tiêu hóa) mỗi ngày 2 lần, đồng thời sử dụng viên vitamin tổng hợp, khoáng chất cho người lớn, hay dạng siro/cốm với trẻ em. Việc làm này giúp người bệnh có cảm giác đói, thèm ăn, ăn ngon hơn, từ đó cơ thể sớm bình phục", bác sĩ Tiến gợi ý.

TP.HCM: Chùm F0 tại một tu viện ở quận Gò Vấp đã được kiểm soát

Tin sáng 21/2: 1/4 sinh viên trong lớp trở thành F0 sau một tuần học trực tiếp; Bắc Ninh triển khai một loạt biện pháp mạnh - Ảnh 7.

Lấy mẫu xét nghiệm nhanh COVID-19 cho trẻ ngụ quận Gò Vấp (TP.HCM)

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 20/2, ông Nguyễn Trí Dũng - Chủ tịch UBND quận Gò Vấp (TP.HCM) - cho biết từ một học sinh F0 đang lưu trú tại một tu viện ở phường 5, quận Gò Vấp, ngành y tế lấy mẫu xét nghiệm tất cả người ở tu viện này, phát hiện 54 ca dương tính gồm 53 học sinh và 1 tu sĩ.

Nhận thấy có sự lây nhiễm ở tu viện, UBND phường cùng trạm y tế phường đã nhanh chóng kiểm tra, hướng dẫn cách chăm sóc, điều trị F0, theo dõi F1. Đồng thời tạm phong tỏa toàn bộ khuôn viên tu viện, thông báo và phối hợp các trường học có học sinh lưu trú tại tu viện để tầm soát.

Ngày 18/2, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cùng Trung tâm Y tế quận đã đến làm việc, xử lý chùm ca nhiễm trên. Đồng thời lấy mẫu xét nghiệm PCR ngẫu nhiên 10 ca F0 để giải trình tự gene, tầm soát biến chủng Omicron.

Hiện chùm ca nhiễm trên đã được khoanh vùng. Phần lớn các em đang học cấp 2, đều đã tiêm vaccine, tình trạng sức khỏe ổn. Được sự đồng thuận của phụ huynh, các em đang cách ly tại tu viện.

Nhiều tỉnh đang ghi nhận ca mắc COVID-19 mới tăng mạnh

K.N (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết duy trì tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết duy trì tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Hà Nội và Bắc Bộ tiếp tục oi nóng vào trưa chiều. Từ đêm nay, đợt không khí lạnh bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 18/5: Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á; phim Việt giờ vàng bị chỉ trích vì tẩy trắng cho kẻ thứ 3

Tin sáng 18/5: Lời nhắn của người mẹ nghèo khi con trai lọt top Forbes 30 Under 30 châu Á; phim Việt giờ vàng bị chỉ trích vì tẩy trắng cho kẻ thứ 3

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Bà Cường vô cùng bất ngờ và động viên con trai: "Gia đình mình cần phải cố gắng hơn, làm thật nhiều video ý nghĩa gửi đến mọi người"; "Trạm cứu hộ trái tim" đang bị khán giả đánh giá là có kịch bản lan man, xây dựng nhân vật thiếu hợp lý khi kẻ thứ ba như An Nhiên lại được trao nhiều đất diễn nổi bật hơn.

Hà Nội: Cháy tại tòa nhà 4 tầng, hàng chục người hoảng loạn trèo lên mái kêu cứu

Hà Nội: Cháy tại tòa nhà 4 tầng, hàng chục người hoảng loạn trèo lên mái kêu cứu

Thời sự - 8 giờ trước

GĐXH - Đám cháy xảy ra tại địa chỉ 1174 đường Láng (quận Đống Đa, Hà Nội) khiến nhiều người hoảng sợ, mắc kẹt, chạy lên nóc nhà. Lực lượng cảnh sát PCCC và CNCH đã kịp thời giải cứu hàng trăm người ra khỏi hiện trường vụ hỏa hoạn.

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Xôn xao hình ảnh người phụ nữ lớn tiếng chất vấn hành khách đang khóc thút thít trên xe và câu chuyện phía sau gây xúc động

Thời sự - 17 giờ trước

Thấy người mẹ nghèo ngồi khóc thút thít, hành động bất ngờ sau đó của một phụ nữ trên xe khách gây xúc động.

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" là động lực để doanh nghiệp dược đạt mục tiêu kép

Bảo vệ người tiêu dùng - 18 giờ trước

GĐXH - Đó là khẳng định của đại diện các đơn vị, doanh nghiệp dược lọt vào danh sách được công nhận doanh nghiệp sản xuất thuốc và sản phẩm thuốc đạt danh hiệu "Ngôi sao thuốc Việt" lần thứ 2, tại Hà Nội.

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Xe tải tông trực diện, 2 tài xế mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ

Thời sự - 20 giờ trước

2 tài xế bị mắc kẹt trong cabin hơn 1 giờ đồng hồ sau khi hai chiếc xe tải tông nhau trực diện.

Vụ 3 công nhân mất tích khi thi công cao tốc Bắc - Nam: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Vụ 3 công nhân mất tích khi thi công cao tốc Bắc - Nam: Tìm thấy nạn nhân cuối cùng

Thời sự - 1 ngày trước

Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã tìm thấy thi thể nạn nhân cuối cùng trong vụ 3 công nhân thi công tại gói thầu XL02, dự án thành phần đoạn Chí Thạnh - Vân Phong thuộc công trình xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông bị lật ghe đuối nước trên sông Ba vào tối 15/5.

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Không khí lạnh lại sắp tràn xuống miền Bắc, thời tiết thay đổi thế nào?

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết hôm nay, Bắc Bộ và Trung Bộ ít mưa, trời có nắng. Dự báo đến đêm ngày 18/5, không khí lạnh được bổ sung thêm sẽ gây một đợt mưa to đến rất to cho khu vực Bắc Bộ.

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Tin sáng 17/5: Thông tin chính thức từ Giáo hội Phật giáo Việt Nam về người được gọi là 'Sư Thích Minh Tuệ'; lần đầu tiên có vaccine sốt xuất huyết tại Việt Nam

Thời sự - 1 ngày trước

GĐXH - Ban Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam khẳng định "Sư Thích Minh Tuệ" không phải là tu sĩ Phật giáo; Vaccine sốt xuất huyết do Takeda sản xuất đã chính thức được Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Đầu tư gần 1.900 tỷ đồng mở rộng cao tốc Cao Bồ - Mai Sơn lên 6 làn xe

Thời sự - 1 ngày trước

Bộ GTVT vừa phê duyệt đầu tư dự án mở rộng cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cao Bồ - Mai Sơn với quy mô 6 làn xe có tổng mức đầu tư 1.875 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.

Top