Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tìm bản chất sâu xa của mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ tư, 07:28 19/10/2016 | Dân số và phát triển

“Bản chất sâu sa của mất cân bằng giới tính khi sinh là bất bình đẳng giới”. Đó là nhận định của Ông Mai Xuân Phương – Phó Vụ trưởng Vụ truyền thông – Giáo dục – Tổng Cục Dân số, kế hoạch hóa gia đình – về vấn đề sinh con theo ý muốn của đông đảo bạn trẻ hiện nay.

Ông Mai Xuân Phương trả lời câu hỏi của bạn đọc về vấn đề Dân số, kế hoạch hóa gia đình trên Báo GD&TĐ.

Nhiều phòng khám bị phạt vì chẩn đoán giới tính khi sinh

Một trong những giải pháp mà chúng ta đang thực hiện nhằm giảm mất cân bằng giới tính là nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi. Nhưng trước tình hình thực tế hiện nay, phụ nữ có thai không khó để biết giới tính bào thai.

Về vấn đề này, ông Phương cho biết: Phải nói rằng công tác dân số kế hoạch hóa gia đình là một cuộc vận động lớn. Cho nên, trên thực tế, việc phụ nữ có thể biết giới tính thai nhi ngay từ khi có thể, tỉ lệ biết giới tính trong bụng mẹ rất lớn.

Song cho đến nay, việc này vẫn thực hiện chưa hiệu quả, vì có rất nhiều cách để biết giới tính của con. Hầu hết, chúng ta vẫn chưa xử lý được triệt để và hiệu quả công tác này.

Hiện tượng này tương đối phổ biến hiện nay, hầu hết phụ nữ có thai đều mong muốn biết giới tính của con. Các văn bản đã quy định rất rõ ràng nhưng thực hiện là khó thực hiện vì người chẩn đoán và người được chẩn đoán giới tính đều mong muốn làm việc này.

Hơn nữa, hiện nay, nhiều bạn trẻ tìm hiểu các cách sinh con trai theo ý muốn, có thể dễ dàng tìm kiếm chỉ bằng một click chuột trên mạng, trong đó có nguồn từ website của các phòng khám, nhưng những thông tin đó là không đáng tin cậy và không được Nhà nước cho phép.

Trên thực tế đã có nhiều phòng khám, thậm chí là bệnh viện lớn bị xử phạt vì chẩn đoán giới tính thai nhi, nhưng việc này vẫn chưa được triệt để. Bởi cần sự chung tay của cả cộng đồng xã hội.

Cần xóa bỏ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”

Tư tưởng “Trọng nam khinh nữ” cũng chính là một trong những nguyên nhân gây ra sự mất cân bằng giới tính, ảnh hưởng lớn đến các chủ trương về Dân số, kế hoạch hóa gia đình. Về vấn đề này, Ông Phương cho rằng: Chúng ta đã và đang xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ. Luật Bình đẳng giới đã đi vào cuộc sống gần 8 năm. Song, thực trạng lãnh đạo là nữ luôn ít hơn nam là một hiện tượng khá phổ biến.

Để nâng cao vai trò của người phụ nữ, việc đầu tiên là nâng cao vị thế của họ và quan tâm, chia sẻ, bình đẳng về mọi mặt giúp cho phụ nữ nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, xóa bỏ tâm lý tự ti, cam chịu, định kiến, giúp học có ý chí tự cường, tự lập, tự nâng cao trình độ văn hóa chuyên môn, cân đối giữa con người xã hội và con người gia đình, phê phán ngăn chặn các hành vi phân biệt đối xử với nữ giới.

Phụ nữ phải là người tham gia giám sát bảo đảm bình đẳng giới của cộng đồng, cơ quan, tổ chức,....Đặc biệt, đối với nam giới cũng cần học tập, nâng cao hiểu biết về bình đẳng giới, thay đổi quan niệm định kiến làm hài hoà giữa xã hội và con người.

Nam giới cũng phải chia sẻ trách nhiệm, công việc với nữ, đối xử công bằng giữa thành viên nam và nữ, thay đổi quan niệm coi nam giới là trụ cột, công việc nội trợ là thiên chức của phụ nữ, coi con trai có giá trị cao hơn con.

Rất nhiều phụ huynh có con đi học đều nhận thấy một hiện tượng rất phổ biến, đó là tỉ lệ các bạn nam nhiều hơn các bạn nữ ở lớp con mình. Đây không phải là hiện tượng cá biệt nữa mà rất phổ biến. Chính vì vậy, chúng ta cần có giải pháp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Truyền thông là giải pháp tích cực

Bàn về những giải pháp, ông Phương cho biết có rất nhiều các cách khác nhau nhưng muốn làm tốt thì phải có những biện pháp giảm tình trạng bất bình đẳng giới, xóa bỏ tư tưởng trọng nam khinh nữ, đảm bảo an sinh cho người già. Cụ thể:

Cần truyền thông giáo dục, nâng cao nhận thức và chuyển đổi hành vi cho lãnh đạo Đảng, chính quyền các cấp, những người có uy tín trong cộng đồng, các tổ chức chính trị xã hội,...đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả truyền thông vận động trực tiếp về mất cân bằng giới tính khi sinh tới cộng đồng.

Thực hiện giáo dục bình đẳng giới trong và ngoài nhà trường phù hợp với từng cấp học nhằm định hình các giá trị về bình đẳng giới và giáo dục cho thế hệ trẻ.

Các chính sách khuyến khích hỗ trợ, xây dựng và thử nghiệm các chính sách mang lại lợi ích trực tiếp cho các gia đình sinh con gái, và hệ thống chính sách hỗ trợ nâng cao vai trò vị thế của phụ nữ và trẻ em gái. Đặc biệt là trẻ em gái trong các gia đình sinh con một bề là gái. Bổ sung và thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi, đẩy nhanh sự chấp nhận các giá trị bình đẳng giới trong đời sống gia đình và xã hội.

Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật về nghiêm cấm các hình thức lựa chọn giới tính thai nhi thông qua nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp, tuân thủ các quy định pháp luật về nghiêm cấm lực chọn giới tính thai nhi cho đội ngũ cán bộ Y tế.

Tăng cường hiệu lực hiệu qủa công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm các quy định về lựa chọn giới tính thai nhi; Nghiên cứu khoa học và đào tạo, thiết lập hệ thống thông tin nhằm thu thập, xử lý và phân tích về kiểm soát tỉ suất giới tính khi sinh.

Theo Giáo dục và Thời đại

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Top