Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêu tiền cũng tạo ra nỗi đau và đây là cách để bạn bị đau ít nhất

Thứ tư, 10:36 09/05/2018 |

Viêm màng túi là một cơn đau rất nhiều người gặp phải, thế nhưng đó không phải là vấn đề được nhắc tới ở đây khi não bộ sinh ra một cơn đau ngắn mỗi khi ta tiêu tiền.

Có rất nhiều cách thức khác nhau để mua sắm ở thời điểm hiện tại, bạn có thể trả một phần, trả hết khi chốt mua. Hoặc mua theo kiểu trả góp hay với một số dịch vụ cho phép bạn dùng chán chê mới phải trả tiền. Thế nhưng, ở góc độ tâm lý học thì những cách thanh toán này không hề giống nhau và nó mang lại những trải nghiệm mua sắm khác nhau.

Vậy, đâu là cách thức thanh toán hợp lý nhất để bạn có được món đồ đồng thời có được cảm giác thoải mái về tâm lý?

Theo Giáo sư Dan Ariely, khoa tâm lý học trường Đại học Duke thì trả hết từ ban đầu sẽ là cách thoải mái nhất để bạn có được trải nghiệm toàn diện về những thứ mình mới mua. Lý do vì sao ư?

Giáo sư Dan Ariely.
Giáo sư Dan Ariely.

Ông lấy ví dụ về một chuyến du lịch, bạn có thể trả hết trước toàn bộ cho chuyến đi này, bạn cũng có thể vừa đi vừa trả trong quá trình du lịch hoặc bạn trả sau khi đã hoàn tất chuyến đi. Không những nó có sự khác biệt về tài chính khi mà trả hết đầu tiên nhiều khi rẻ hơn trả góp, trả sau mà hiệu ứng tâm lý mua sắm cũng sẽ thôi thúc chúng ta tới với phương thức trả thẳng.

Vậy, trả tiền trước có lợi ích gì?

Tiếp về ví dụ đi du lịch bên trên, khi bạn trả hết cho toàn bộ chuyến đi và rồi bắt đầu nó, trong suốt hành trình bạn sẽ chẳng cần phải lo lắng tới những thứ mình chưa chi trả.

Cảm giác bận tâm vì còn "mắc nợ" sẽ không xuất hiện nữa vì đơn giản bạn đã trả hết sạch rồi. Thay cho nó sẽ là sự hào hứng cũng như những cách thức khác nhau để "vắt kiệt" trải nghiệm, thu về được nhiều nhất so với những gì mình bỏ ra.

Trả hết tiền từ đầu bao giờ cũng sướng và đỡ lo âu nhất.
Trả hết tiền từ đầu bao giờ cũng "sướng" và đỡ lo âu nhất.

Thế còn trả sau thì sao?

Ở giai đoạn đầu của hành trình hay bất kì hành động mua sắm nào, bạn sẽ chẳng phải lo lắng về tiền bạc. Giai đoạn đầu của quá trình trả sau sẽ rất tốt đẹp, bạn chẳng phải lo lắng nghĩ ngợi gì và tận hưởng trải nghiệm tương tự như trả trước.

Thế nhưng, mọi chuyện bắt đầu thay đổi gần tới ngày bạn phải thanh toán, trả tiền. Bạn bắt đầu nghĩ tới những chi phí phải chi trả. Mặc dù nó chẳng khác gì so với trả trước nhưng theo giáo sư Dan Ariely thì việc suy nghĩ về tiền bạc sẽ khiến cho chuyến đi kém hấp dẫn hơn, bản thân mỗi người lo lắng nhiều hơn từ đó không thấy thoải mái bằng.

Tệ hại nhất có lẽ là trả góp hoặc vừa đi vừa trả

Vì sao? Vì mỗi khi bạn tới một nơi mới hay chuẩn bị chi tiêu một khoản nào, bạn sẽ suy nghĩ rất nhiều đến tiền bạc. Không những nó khiến việc quản lý tài chính thêm phần phức tạp mà tâm lý lo lắng cũng sẽ khiến trải nghiệm giảm đi.

Hay lấy một ví dụ khác như bạn muốn mua một chiếc điện thoại mới chẳng hạn, trả hết ngay từ ban đầu sẽ giúp bạn có được cảm giác sử dụng nó thoải mái nhất, vô tư nhất. Trong khi trả góp hay dùng chán chê mới trả, thâm tâm sẽ luôn có xu hướng mang nợ từ đó dẫn tới sự mệt nhọc trong suốt quá trình.

Đó chính là lý do vì sao nếu muốn mua một thứ gì, hãy tiết kiệm đủ tiền để có được nó chứ đừng mua trả góp để rồi ôm cái lo vào mình.

Việc quản lý chi tiêu để trả theo từng giai đoạn cũng là trải nghiệm rất mệt mỏi.
Việc quản lý chi tiêu để trả theo từng giai đoạn cũng là trải nghiệm rất mệt mỏi.

Giáo sư Dan cho rằng hiệu ứng này có tên "nỗi đau chi tiêu", qua những thiết bị y học, khoa học tiên tiến thì mỗi lần suy nghĩ tới tiền bạc bạn phải đưa ra một lựa chọn từ đó não bộ sẽ sản sinh ra một cơn đau tạm thời dù nó không ghê gớm nhưng sẽ khiến lạc mạch suy nghĩ.

Ngoài ra, giáo sư Dan Ariely cũng chỉ ra thêm một góc khác của việc chi tiêu đó chính là việc tiêu tiền không phải của mình. Giả sử 2 người cùng có 10 triệu đồng mỗi người, người kiếm được 10 triệu đó rồi tiêu sẽ tiêu số tiền của mình hợp lý và lâu hơn rất nhiều so với người tự dưng được cho 10 triệu.

Người bỗng dưng có tiền mà không phải do mình kiếm ra không gặp phải bất kì rào cản nào trong suy nghĩ. Từ trên trời rơi xuống cục tiền, tội gì không tiêu? Thế nhưng, những người này cũng chi tiêu bừa bãi, không có kế hoạch so với những người tự kiếm tiền.

Kết

Hiệu ứng tâm lý này có thể được áp dụng vào cuộc sống hàng ngày, hãy suy nghĩ về nỗi đau kể trên mỗi khi bạn mua một thứ gì đó.

Giả sử bạn muốn mua một thứ gì đó vượt ra ngoài khả năng chi trả, hãy nghĩ về nỗi đau ấy rồi xem nó có xứng đáng để bạn bỏ tiền ra hay không. Giáo sư Dan Ariely cho hay hiệu ứng này sẽ giúp bạn chi tiêu một cách hợp lý hơn, tiết kiệm được tiền cũng như có được trải nghiệm sử dụng thoải mái, tốt nhất.

Theo Business Insider/Trí Thức Trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
MC Mai Ngọc lần đầu khoe phòng riêng, 'flex' tủ quần áo siêu ngăn nắp trong căn nhà tự mua hậu ly hôn

MC Mai Ngọc lần đầu khoe phòng riêng, 'flex' tủ quần áo siêu ngăn nắp trong căn nhà tự mua hậu ly hôn

- 3 giờ trước

GĐXH - MC Mai Ngọc có màn "flex" khéo léo về căn phòng yêu thích nhất trong ngôi nhà của mình. Đó là phòng thay đồ.

Điều chỉnh nút nhỏ này trên tủ lạnh có thể khiến bạn tiết kiệm được cơ số tiền điện: EVN cũng khuyên làm!

Điều chỉnh nút nhỏ này trên tủ lạnh có thể khiến bạn tiết kiệm được cơ số tiền điện: EVN cũng khuyên làm!

- 6 giờ trước

Chỉ với một thao tác nhỏ với tủ lạnh, hóa đơn tiền điện nhà bạn có thể được "giảm tải" phần nào trong mùa nắng nóng cao điểm.

Dạy bạn 5 mẹo để không cần siêng năng quá mà nhà vẫn sạch sẽ

Dạy bạn 5 mẹo để không cần siêng năng quá mà nhà vẫn sạch sẽ

Mẹo vặt - 12 giờ trước

Đối với những bà nội trợ Nhật Bản, ngoài việc chú ý đến chi tiết thì họ sẽ luôn tìm cách để đạt được hiệu quả “làm việc gấp đôi với một nửa công sức”.

5 món đồ dùng đã từng rất "hot" giờ thành “trò đùa”

5 món đồ dùng đã từng rất "hot" giờ thành “trò đùa”

- 21 giờ trước

Có rất nhiều thiết bị gia dụng nhỏ sau khi ra mắt sẽ nhanh chóng được chào hàng, có thể nói là khen ngợi tận trời xanh. Tuy nhiên, sau khi bình tĩnh lại, bạn sẽ thấy rằng nhiều thiết bị gia dụng không thực sự hữu ích như bạn nghĩ.

Hoa hậu từng được chồng tặng biệt thự 100 tỷ, thừa nhận sai lầm khi đưa các con bỏ phố về quê

Hoa hậu từng được chồng tặng biệt thự 100 tỷ, thừa nhận sai lầm khi đưa các con bỏ phố về quê

- 1 ngày trước

GĐXH - "Sắp tới, tôi sẽ bán bớt đất, rút một số hạng mục đầu tư để mua nhà Sài Gòn. Khi các con ổn định việc học, tôi một mình về nông trại hoặc sáng đi - tối về chứ không đưa chúng đi theo như trước nữa". Oanh Yến nói.

Vỏ loại quả được ví như 'báu vật' trong làm sạch nhà cửa: Nhiều người vứt đi là đang lãng phí hàng ngày

Vỏ loại quả được ví như 'báu vật' trong làm sạch nhà cửa: Nhiều người vứt đi là đang lãng phí hàng ngày

- 1 ngày trước

Có những thứ tưởng chừng như chỉ có thể bỏ đi, song trên thực tế lại có rất nhiều công dụng trong việc dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.

Kinh nghiệm hay khi cải tạo chung cư cũ của gia đình ở Hà Nội, bổ ích cho ai có nhu cầu cải tạo nhà

Kinh nghiệm hay khi cải tạo chung cư cũ của gia đình ở Hà Nội, bổ ích cho ai có nhu cầu cải tạo nhà

- 1 ngày trước

Nếu bạn đang có dự định cải tạo chung cư, đừng quên tham khảo kinh nghiệm của gia đình này nhé!

Tác hại của những con côn trùng nhỏ này trong phòng tắm

Tác hại của những con côn trùng nhỏ này trong phòng tắm

- 2 ngày trước

Mùa hè đã đến, bạn có để ý rằng loại côn trùng này luôn xuất hiện trong phòng tắm ở nhà khi trời ấm lên không?

Công khai đòi nợ 24 tỷ đồng, Trương Ngọc Ánh lộ khối tài sản khủng qua 2 căn nhà sang trọng, cực chất

Công khai đòi nợ 24 tỷ đồng, Trương Ngọc Ánh lộ khối tài sản khủng qua 2 căn nhà sang trọng, cực chất

- 2 ngày trước

GĐXH - Trương Ngọc Ánh sở hữu khối tài sản đáng ngưỡng mộ sau khoảng thời gian nhiều năm hoạt động nghệ thuật và kinh doanh.

Tôi đã phát hiện ra 6 kiểu thiết kế này nhất định phải tránh vì chúng đều là những "điểm chết" khi lau dọn

Tôi đã phát hiện ra 6 kiểu thiết kế này nhất định phải tránh vì chúng đều là những "điểm chết" khi lau dọn

- 2 ngày trước

Những "điểm chết" trong vệ sinh dù có cố gắng đến mấy cũng không thể làm sạch được.

Top