Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếng súng trước ngày khởi nghĩa

GiadinhNet - Sau 65 năm, các trận đánh của Đội danh dự thành Hoàng Diệu vẫn in đậm trong tâm thức của những người đang sống.

Những chiến công lẫy lừng của Đội danh dự thành Hoàng Diệu (còn có tên gọi khác là Đội danh dự Việt Minh) đã khiến kẻ thù vô cùng khiếp sợ, đồng thời là dấu mốc quan trọng của phong trào cách mạng Hà Nội những ngày tiền khởi nghĩa.

Chiến sỹ biệt đội là… cua-rơ

Sau ngày Nhật lật đổ Pháp (ngày 9/3/1945), phong trào cách mạng của quân và dân ta nổi lên mạnh mẽ, cũng là lúc phát xít Nhật tăng cường sự hoạt động của đội quân mật thám, tay sai chỉ điểm. Hàng loạt các vụ vây ráp, bắt bớ diễn ra khiến tinh thần nhân dân hoang mang, phong trào ủng hộ Việt Minh tại Hà Nội bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong đám tay sai, mật thám xuất hiện những cái tên khét tiếng tàn bạo và nham hiểm. Chúng lùng sục khắp thành phố, ráo riết tìm bắt những cán bộ cách mạng, đàn áp phong trào của quần chúng.

Bác Lê Đức Vân, nguyên là thành viên trong Ban Thanh vận thuộc Ban cán sự Đảng thành phố Hà Nội, phụ trách Thanh niên cứu quốc nhớ lại: "Tại nội thành, khu phố nào lọt vào "kính đen" của bọn mật thám, tay sai thì Nhật ngay lập tức huy động quân tới phong tỏa, khóa chặt hai đầu phố. Tiếp đó, chúng khám xét từng người, lục tung từng nhà để tìm Việt Minh.

Để tránh chiêu bài khóa chặt, soát kỹ, anh em thường nhờ ám hiệu của các nhà dân đầu phố. Một chậu hoa được bê ra trước nhà, một chiếc khăn được treo vắt vẻo trước hiên đều chứa những thông tin quan trọng, thông báo cho các chiến sỹ Việt Minh biết trong phố có biến hay không để tránh lọt vào vòng vây của địch".           

Trước tình hình đó, để bảo vệ lực lượng và phong trào, dưới sự tham mưu trực tiếp của đồng chí Vũ Oanh - Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu, Thành ủy Hà Nội cho thành lập đội vũ trang đặc biệt chuyên tiễu trừ những tên Việt gian đầu sỏ.

Ngày 1/4/1945, tại nhà số 101, phố Trần Hưng Đạo, Đội danh dự thành Hoàng Diệu ra đời và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Vũ Oanh. Đội gồm 3 thành viên: Đồng chí Cao Ngọc Liễn, tên thường gọi là Cao Tâm, đồng chí Mỹ, tên thật là Trần Quang Liên và đồng chí Lê, tên thật là Mai Thiên Tri. 3 người đều thuộc tổ chức Thanh niên cứu quốc, đã được "thử lửa" một thời gian dài.

Đồng chí Cao Tâm được cử làm đội trưởng. Không lâu sau, đội được cấp trên tăng cường thêm 3 thành viên là đồng chí Chu, tên thật là Ngô Huy Cảnh, đồng chí Lâm, tên thật là Nguyễn Viết Đương, đồng chí Văn Tiến Mạnh, tên thật là Lê Văn Điều.

Để lọt vào "mắt xanh" của tổ chức, các thành viên trong Đội phải cùng lúc thỏa mãn được nhiều những tiêu chí "gắt gao". Nguyên Đoàn phó Đoàn Tuyên truyền xung phong thành Hoàng Diệu, bác Thái Hy cho biết, anh em đều được tuyển chọn từ tổ chức Thanh niên cứu quốc, tuổi đời từ 19-20, sức khỏe tốt, đi xe đạp giỏi, một số thành viên trong đội được liệt vào tốp "cua-rơ" có tiếng đất Hà Thành. Là người Hà Nội, am hiểu tất thảy đường ngang, ngõ tắt, quy luật hoạt động của mật thám địch, hiến binh Nhật. Và điều quan trọng đặc biệt là phải có lòng gan dạ, dũng cảm, trung thành, kiên định với tổ chức.
 
Cố Đội trưởng Cao Tâm (ngoài cùng bên trái) cùng các đội viên chụp ảnh với Chủ nhiệm
Mặt trận Việt Minh thành Hoàng Diệu - ông Vũ Oanh (người đứng thứ 6 từ phải sang).
(Ảnh: Tư liệu)

Sổ "thiên tào" điểm danh Việt gian

Nhiệm vụ trọng tâm của Đội được Thành ủy và Xứ ủy giao gồm: Diệt trừ một số tên Việt gian đầu sỏ nguy hiểm, vũ trang tuyên truyền khi cần thiết trong những trường hợp đặc biệt. Mỗi thành viên trong đội được Thành ủy trang bị cho một khẩu súng ngắn, một ít tiền để chi tiêu. Sau khi thành lập, Đội nhận được chỉ thị của Thành ủy về việc tiễu trừ 4 tên Việt gian đầu sỏ tại Hà Nội bao gồm: Nguyễn Duy Mỹ, Phán Sinh, Trương Anh Tự và Nga Thiên Hương.

Cuộc tiễu trừ mở màn mà Đội được giao là triệt hạ tên Việt gian Nguyễn Duy Mỹ. Tên Mỹ vốn là tay sai của Nhật trà trộn vào hàng ngũ của ta. Để tiêu diệt tên phản động này, anh em trong đội phải tự điều tra, nhận dạng đối tượng, tìm hiểu quy luật đi lại của hắn.

Qua công tác trinh sát, nhận thấy, tên Mỹ thường xuyên đi xe đạp một mình và không có người bảo vệ. Trưa nào cũng về ấp Thái Hà theo con đường quen thuộc là qua đường tàu đến cổng làng, men theo hồ Lăng Hoàng Cao Khải đi sâu vào bên trong để về nhà. Sau khi nắm được hành tung và quy luật đi lại của đối tượng, các chiến sỹ trong đội lên kế hoạch tác chiến.

Đồng chí Cao Tâm được giao nhiệm vụ khai hoả, đồng chí Chu đi sát nhằm bảo vệ và yểm trợ khi cần, hai đồng chí Mỹ và Lê gác ở ngoài cổng. Tới đúng ngày giờ theo kế hoạch, các chiến sỹ lần lượt tập kết tại các vị trí đã định sẵn.

Trên đường về nhà, tên Mỹ ung dung đạp xe và không hề biết có người đang bám theo. Khi hắn vượt qua đường tàu, lọt vào khu ấp Thái Hà, đồng chí Cao Tâm đạp xe áp sát mục tiêu từ phía sau chĩa thẳng súng vào tên Việt gian siết cò. 2 phát đạn găm vào lưng Duy Mỹ khiến hắn đổ gục xuống đường.

Sau khi tên Việt gian khét tiếng Thái Hà Ấp bị tiêu diệt, nhân dân hồ hởi, phong trào Việt Minh trong vùng phát triển mạnh mẽ. Bác Lê Đức Vân, phụ trách Ban Thanh vận với nhiệm vụ vận động thanh niên toàn Hà Nội tham gia kháng chiến nhớ lại: "Việt gian Nguyễn Duy Mỹ bị tiêu diệt khiến cho bọn hiến binh Nhật khiếp đảm, giảm mạnh các vụ vây bắt, lùng sục.

Sự kiện đó như một "cơn lốc" quét phăng tư tưởng dè chừng Nhật của nhân dân, làm tăng thanh thế của Việt Minh. Phong trào cách mạng ở Thái Hà Ấp từ đó bùng nổ. Bà con từ chỗ e dè chuyển sang hoạt động sôi nổi. Công tác thanh vận đạt nhiều thành tựu vượt bậc".

Sau vụ đầu thành công, tiếp đến đội danh dự còn phải lập kế hoạch tác chiến nhằm tiêu diệt 3 tên sừng sỏ khác trong đó có Phán Sinh. Tên này vốn đương chức Chánh thanh tra Bắc Kỳ, phụ trách gần như toàn bộ hệ thống mật thám của phát xít Nhật ở miền Bắc.

Phán Sinh vốn có thâm niên 40 năm làm tay sai cho Sở mật thám Bắc Kỳ dưới thời Pháp cai trị. Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Phán Sinh bê nguyên bộ máy mật thám sang làm tay sai cho phát xít Nhật. Pháp bị hất cẳng nhưng những mối họa mà chúng để lại vẫn còn vẹn nguyên vì một phần có Phán Sinh. Nếu không trừ khử được Phán Sinh thì những tổn thất của phong trào cách mạng ở Hà Nội là rất lớn.

Để nắm được hành tung của Phán Sinh, Thành ủy giới thiệu nhóm các chị Lê Thị Hải, chị Sáu - vốn là các thành viên cốt cán hoạt động trong tổ chức Phụ nữ cứu quốc. Chị Hải là y tá Bệnh viện Phủ Doãn, dưới vỏ bọc này, chị có nhiệm vụ lấy thuốc để cung cấp cho Việt Minh và đảm trách công tác trinh sát.

Trong "đặc vụ" diệt tên trùm mật thám Phán Sinh, chị Sáu được giao nhiệm vụ nhận diện Phán Sinh. Mặc dù phải đối mặt với một tên Việt gian nguy hiểm, xảo quyệt, có đầy kinh nghiệm trong ngành mật thám, nhưng bằng mưu trí, sự khôn khéo và lòng dũng cảm, chị Sáu dần cho Phán Sinh lộ diện. Sau khi chị giúp tổ chức nhận diện được Phán Sinh thì chị được lệnh rút lui. Sau này, các anh em trong đội không biết chị đi đâu, hoạt động trong tổ chức nào.

Sau mấy tháng ròng, anh em trong Đội danh dự đã nằm lòng hành tung, đường đi nước bước của Phán Sinh. Nhà Phán Sinh ở khu Liên Trì, các đội viên đã tìm mọi cách đột nhập nhưng không thành. Chuyển hướng trinh sát, các đội viên phát hiện ra Phán Sinh có vợ lẽ ở làng Mọc Chính Kinh, đi đâu cũng thường có 4 vệ sỹ khệ nệ súng ống đi kèm.

Một hôm, nhận được tin mật báo thời gian Phán Sinh về làng, biệt đội ngay lập tức lên kế hoạch tiêu diệt. Theo phân công, đồng chí Lâm là người chịu trách nhiệm nổ súng, đồng chí Cao Tâm yểm trợ, các đồng chí Lê và Minh chốt chặn bên kia đường.

Theo lời kể của bác Thái Hy thì: "Trên đường về Hà Đông, Phán Sinh đi xe đạp, theo sau có 4 tên lính bảo vệ. Không hiểu hôm đó trời xui đất khiến thế nào mà khi tới gần làng Mọc Chính Kinh, Phán Sinh cho 4 tên lính di tản. Hắn vừa đạp xe vừa phải ngoái đầu lại canh me. Khi đi qua đường tàu điện, ngay lập tức đồng chí Lâm áp sát siết cò nhưng đạn bị điếc.

Sau phát súng bất thành, đồng chí Lâm đạp xe vượt đối tượng, cùng lúc đồng chí Cao Tâm nổ hai phát súng vào lưng tên Phán Sinh. Do đạn không găm vào chỗ hiểm nên Phán Sinh hô lớn "Việt Minh bắn tôi". Khi hắn kêu đến câu thứ hai thì từ bên đường, đồng chí Minh lao vụt sang, nhằm thái dương Phán Sinh nhả đạn, hắn chết ngay tại chỗ. Vài phút sau, các đồng chí mỗi người một ngả lẩn sâu vào làng...".
 

Một số Đội viên Đội danh dự thành Hoàng Diệu chụp ảnh với lãnh đạo Bộ Nội vụ (từ trái qua phải: Đồng chí Ngô Huy Cảnh (anh Chu), đ/c Cao Tâm, đ/c Hòa Biên, đ/c Bùi Thiện Ngộ, đ/c Mai Thiên Tri (anh Lê), đ/c Lê Minh Hương, đ/c Trần Quang Liên (anh Mỹ). Ảnh: Tư liệu

"Hạ" người đẹp bám đuôi Nhật

Trong các điệp vụ loại trừ Việt gian trước ngày khởi nghĩa thì vụ triệt hạ "sắc nước hương trời" phản bội có cái tên mĩ miều Nga Thiên Hương gặp nhiều gian nan nhất. Hương làm việc tại phòng trà Thiên Hương nổi tiếng tại số 14 phố Hàng Da, là nơi tụ họp của giới trí thức, văn nghệ sĩ tại Hà Nội. Nga Thiên Hương là em gái của chủ phòng trà, thông thạo tiếng Nhật. Ngoài công việc ở phòng trà, Hương còn  làm cho Sở an ninh của quân đội Hoàng gia Nhật tại Hà Nội.

Nói về Nga Thiên Hương, nguyên Đoàn phó Đoàn thanh niên xung phong thành Hoàng Diệu, bác Thái Hy nhớ lại: "Nga Thiên Hương xinh, xinh vô cùng, được mệnh danh là sắc nước hương trời đất Hà Thành lúc bấy giờ. Hình ảnh trời thu Hà Nội, bên bờ hồ Hoàn Kiếm, Nga Thiên Hương vận quần trắng, áo dài trắng, vai khoác túi, tóc buông xõa, dáng vừa cao vừa trắng đã làm ngất ngây bao chàng trai. Nhưng tiếc là Hương lại sớm trở thành tay sai cho Nhật".

Trong hồi ký về cuộc đời hoạt động của mình, nhà cách mạng Vũ Oanh có đoạn: "Nga Thiên Hương còn rất trẻ mà đã là một tay sai mật thám nguy hiểm dưới quyền chỉ huy trực tiếp của Phán Sinh, được phong cấp quan hai làm việc cho Hiến binh Nhật, có người tình là võ quan Nhật cao cấp, nhà ở phố Hàm Long".

Cái khó trong "điệp vụ" loại trừ Nga Thiên Hương, theo bác Thái Hy là do ả ta quá đẹp. Sắc đẹp của Nga Thiên Hương ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của điệp vụ nếu như chiến sỹ được chọn không đủ bản lĩnh vượt qua cơn yếu lòng.

Vì vậy, việc chọn người trực tiếp nhả đạn gặp không ít gian nan. Sau khi cân nhắc kỹ, tổ chức đã đưa ra một quyết định bất ngờ, cậu Lê, vốn là em út trong đội được giao nhiệm vụ trực tiếp bắn hạ người đẹp, đồng chí Cao Tâm là người yểm trợ.

Từ ngày được giao nhiệm vụ, đồng chí Lê đã đi nhận dạng, điều tra hành tung của Nga Thiên Hương. Rút kinh nghiệm các lần trước, khi các đồng chí khác nhả đạn đều găm vào lưng khiến Việt gian không chết ngay mà còn gây ra những tình huống nguy hiểm. Lần này, người bắn có trách nhiệm phải "một phát ăn ngay". Để thêm tự tin, chắc tay súng, đồng chí Lê ngày đêm tập bắn... đạn không, đích ngắm là vòng tròn khoanh trên tường bê tông.

Trưa ngày 2/7/1945, khi nhận được tin Nga Thiên Hương đang thong dong trên phố, anh em ngay lập tức lên đường. Khi tới phố Hàm Long, ả Việt gian đã bị đồng chí Lê găm một đường đạn chí mạng vào thái dương chết ngay tại chỗ. Năm đó Nga Thiên Hương vừa tròn 19 tuổi.

Chiến công của Đội danh dự thành Hoàng Diệu còn được nhắc đến qua vụ tiêu diệt đảng viên Đảng Đại Việt Trương Anh Tự.

Tự là nhân vật thân Nhật và chống phá cách mạng điên cuồng. Sự thân Nhật của Tự thể hiện qua việc hắn viết sách, mở lớp dạy tiếng Nhật, ca ngợi sức mạnh của quân đội Thiên Hoàng. Tự còn tổ chức kêu gọi thanh niên tòng quân theo Nhật hòng làm lung lạc ý chí của nhân dân, phá hoại phong trào cách mạng.

Những tội lỗi của Trương Anh Tự với phong trào cách mạng và nhân dân Hà Nội đã bị trả giá bằng 2 phát đạn găm vào lưng ngay tại phố Triệu Việt Vương. Lần đó, đồng chí Văn trực tiếp bắn hạ, đồng chí Lâm yểm trợ.
 

Đánh giá về vai trò, vị trí của Đội danh dự thành Hoàng Diệu, trong hồi ký của nhà cách mạng Vũ Oanh có đoạn: "Mặc dù lực lượng còn nhỏ bé, trang bị thô sơ, nhưng Đội danh dự thành Hoàng Diệu đã hoàn thành nhiệm vụ một đơn vị vũ trang nòng cốt, đưa cuộc khởi nghĩa Hà Nội đi đến thắng lợi". Đội danh dự thành Hoàng Diệu sau này đã được Thành ủy Hà Nội, Đảng ủy và Bộ tư lệnh Quân khu Thủ đô công nhận là đơn vị tiền thân của lực lượng vũ trang Thủ đô Hà Nội.

Công Tâm

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 31 phút trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 1 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 1 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 1 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Bộ Nội vụ thông tin về tiến độ cải cách tiền lương

Thời sự - 2 giờ trước

Theo đại diện Bộ Nội vụ, cải cách tiền lương hiện còn một số vấn đề cần xin ý kiến như thống nhất 5 thang bảng lương và 9 nhóm phụ cấp chức vụ lãnh đạo quản lý, chế độ tiền lương thưởng của các cán bộ công chức, viên chức của lực lượng vũ trang.

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, từ 1/7 được tăng mức trợ cấp ưu đãi

Tin vui cho hàng triệu người có công với cách mạng, từ 1/7 được tăng mức trợ cấp ưu đãi

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã có đề xuất tăng mức trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng, bên cạnh đó còn được hưởng hàng loạt chính sách có lợi đi kèm.

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Ông Mai Tiến Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Ông Mai Tiến Dũng, cựu Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra – Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam.

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Những đối tượng nào được hưởng hỗ trợ về nhà ở xã hội? Thông tin mà mọi người dân nên biết để không bỏ lỡ ‘cơ hội vàng’

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Nhà ở xã hội có ý nghĩa nhân văn rất lớn trong việc giúp đỡ các gia đình có thu nhập thấp, đặc biệt là những người có hoàn cảnh khó khăn với mong muốn có được một căn nhà ổn định để sinh sống...

Miền Bắc sắp đón nắng nóng khắc nghiệt sau hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống

Miền Bắc sắp đón nắng nóng khắc nghiệt sau hai đợt gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Theo dự báo thời tiết, khoảng giữa tháng 5 (15/5), khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục xuất hiện nắng nóng và nắng nóng gay gắt do áp thấp nóng phía Tây tiếp tục hoạt động mạnh.

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024

Kết quả xổ số (KQXS) hôm nay thứ Bảy ngày 4/5/2024

Xã hội - 5 giờ trước

GĐXH - Kết quả xổ số hôm nay - KQXS thứ Bảy ngày 4/5/2024: Xổ số miền Nam - XSMN, xổ số miền Trung - XSMT, xổ số miền Bắc - XSMB, xổ số Vietlott - XS Vietlott.

Top