Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiêm vaccine rồi, F0 có gặp tình trạng COVID kéo dài?

Chủ nhật, 17:01 10/04/2022 | Sống khỏe

F0 đã tiêm vaccine ít bị COVID kéo dài và nếu có thường nhẹ và qua mau. Phòng ngừa và dự đoán yếu tố nguy cơ dẫn đến COVID kéo dài.

Gần 65% người dân Mỹ đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, nước Mỹ bước vào một chương mới trong cuộc chiến với COVID-19. Quy định bắt buộc đeo khẩu trang đã được gỡ bỏ trên toàn quốc và các quy định giãn cách xã hội cũng đang được nới lỏng.

Như đã rõ ràng, đã tiêm vaccine rồi bạn vẫn có thể mắc COVID-19 do ổ dịch siêu lây nhiễm.

Gần đây hơn, vẫn có khả năng gặp tình trạng COVID kéo dài ở người đã tiêm phòng đủ 2 mũi (thậm chí đã tiêm liều tăng cường) nếu mắc COVID-19, tuy nhiên nguy cơ này giảm đáng kể.

1. Vaccine hiệu quả đáng kể ngăn ngừa COVID kéo dài

Cơ quan An ninh Y tế Anh
Những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm đủ 2 liều vaccine ít gặp các triệu chứng COVID kéo dài. Kể cả trong trường hợp F0 gặp triệu chứng COVID kéo dài, thường là nhẹ và mau chóng qua.

"Dữ liệu cho thấy vaccine giảm đáng kể tình trạng COVID kéo dài nếu bạn gặp nhiễm trùng đột phá.", TS. Linda Geng, giám đốc phòng khám hội chứng cấp tính hậu COVID-19 Standford, phó giáo sư y khoa, y tế cơ sở và dân số, Đại học Standford cho biết.

Tiêm vaccine rồi, F0 có bị tình trạng COVID kéo dài hay không? - Ảnh 2.

Tiêm vaccine làm giảm đáng kể nguy cơ COVID kéo dài nếu chẳng may mắc COVID-19

Một đánh giá toàn diện do Cơ quan An ninh Y tế Anh, thu thập dữ liệu từ 15 nghiên cứu quốc tế khảo sát xem liệu tiêm phòng COVID-19 trước khi bị dương tính với COVID-19 có bảo vệ F0 khỏi các triệu chứng mệt mỏi, khó thở và sương mù não hay không.

Mặc dù nghiên cứu về vấn đề này đang được tiến hành và còn cần thêm nhiều nghiên cứu khác, bản đánh giá của Cơ quan An ninh Y tế Anh cho thấy những bệnh nhân COVID-19 đã tiêm đủ 2 liều vaccine ít gặp các triệu chứng COVID kéo dài. Kể cả trong trường hợp F0 gặp triệu chứng COVID kéo dài, thường là nhẹ và mau chóng qua.

Dữ liệu ở người đã tiêm phòng cho thấy vaccine thực sự có hiệu quả ngăn ngừa tình trạng COVID kéo dài ở F0.

Đặc biệt, 6 trong số 8 nghiên cứu đánh giá hiệu quả vaccine trước khi nhiễm COVID-19 cho thấy ở những trường hợp đã tiêm phòng (1 hoặc 2 mũi) ít bị các triệu chứng COVID kéo dài kể cả về ngắn hạn (4 tuần sau nhiễm), trung hạn (12-20 tuần sau nhiễm) và dài hạn (6 tháng sau nhiễm), theo bản đánh giá của Cơ quan An ninh Y tế Anh.

2. Các triệu chứng COVID kéo dài thường gặp

COVID kéo dài, còn được gọi là các triệu chứng hậu COVID, điển hình thường bao gồm các triệu chứng COVID-19 kéo dài dai dẳng, thường là hàng tuần, hàng tháng, thậm chí nhiều năm. Các triệu chứng này thường bao gồm mệt mỏi, thở dốc và ho dai dẳng.

Nghiên cứu của Cơ quan An ninh Y tế Anh cũng cho thấy người trưởng thành (18-59 tuổi) đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ít bị các triệu chứng COVID kéo dài (28 ngày hoặc hơn) so với người chưa tiêm phòng ở cùng độ tuổi.

"Mặc dù có một tỷ lệ nhỏ người đã tiêm phòng rồi vẫn trải qua triệu chứng COVID kéo dài, phần lớn người mắc hội chứng COVID kéo dài chưa tiêm phòng vaccine", chuyên gia y tế công cộng Bernadette Boden-Albala, Đại học California cho biết.

Điều quan trọng cần nhớ rằng vaccine có hiệu lực tổng thể giảm lây nhiễm COVID-19 lẫn phòng ngừa triệu chứng COVID kéo dài.
Thạc sỹ Y tế công cộng Bernadette Boden-Albala, giám đốc chương trình y tế công Irvine, Đại học California

Ngoài ra, các bản đánh giá nghiên cứu của Anh cũng chỉ ra những lợi ích đối với tiêm phòng vaccine COVID-19. Người tiêm đủ 2 mũi vaccine dù có bị triệu chứng COVID kéo dài thì cũng trong thời gian ngắn hơn. Ở F0 mắc COVID-19 rồi mới tiêm vaccine, triệu chứng COVID kéo dài cũng đỡ hơn.

Một nghiên cứu khác do Israel thực hiện cũng cho thấy F0 đã tiêm phòng ít bị các triệu chứng COVID kéo dài hơn so với người chưa tiêm phòng.

Nghiên cứu của Israel trên 951 người nhiễm COVID-19 và 2437 người chưa bị nhiễm. Ở người mắc COVID-19, 67% đã tiêm phòng (637 người). Kết quả cho thấy các F0 đã tiêm phòng 2 mũi ít gặp các triệu chứng điển hình của COVID kéo dài như mệt mỏi, đau đầu, người yếu mệt hay đau cơ.

Báo cáo của Israel cũng đưa ra kết luận rằng "ngoài giảm nguy cơ trở nặng khi mắc COVID-19, tiêm phòng vaccine còn bảo vệ bạn khỏi hội chứng COVID kéo dài".

3. Yếu tố nguy cơ dẫn tới COVID kéo dài

Theo một bản báo cáo mới đây trên tập san y học Cell, có nhiều nhân tố có thể dự đoán F0 nào sẽ gặp COVID kéo dài hay không?

Phân tích liệt kê ra một số yếu tố nguy cơ tiềm ẩn dẫn tới hội chứng COVID kéo dài bao gồm:

- Sự hiện diện và nồng độ của kháng thể tự miễn (kháng thể của hệ miễn dịch tự tấn công các tế bào khỏe mạnh của cơ thể, thường gặp ở bệnh tự miễn).

- Virus Epstein-Barr ở trong máu.

- Tải lượng virus (lượng vật liệu gene virus SARS-CoV-2 ở trong máu).

- Tình trạng đái tháo đường tuýp 2.

4. Làm thế nào để bảo vệ cơ thể khỏi COVID kéo dài?

Trong khi nhận thức rõ về tình trạng bệnh lý nền có thể tiên lượng về tình trạng COVID kéo dài, các chuyên gia tiếp tục chỉ ra rằng tiêm phòng là cách tốt nhất để trước hết chống lây nhiễm COVID-19, và do đó cũng ngăn ngừa COVID kéo dài.

"Cần thêm nhiều nghiên cứu trên những đối tượng dân số đa dạng khác nhau với phân tích về tác động lâu dài để hiệu rõ hơn về hiệu lực của vaccine đối với ngăn ngừa và giảm nhẹ COVID kéo dài.", TS. Geng nói. "Vaccine ngoài giảm lây nhiễm COVID-19, thì cũng góp phần ngăn ngừa COVID kéo dài nếu như trước hết đã không nhiễm COVID-19".

Chuyên gia Boden-Albala đưa ra lời khuyên những đối tượng phù hợp nên đi tiêm liều tăng cường vaccine COVID-19. Ngoài ra, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách cũng là cách phòng ngừa thích hợp để ngăn ngừa lây nhiễm COVID-19. Để bảo vệ bạn và những người xung quanh khỏi hội chứng COVID kéo dài, hãy tuân thủ các biện pháp phòng chống lây nhiễm COVID-19 theo quy định.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Quy chế bình chọn danh hiệu 'Ngôi sao thuốc Việt' lần thứ 2

Sống khỏe - 1 giờ trước

GĐXH – Các doanh nghiệp tham gia bình chọn danh hiệu “Ngôi sao thuốc Việt” lần thứ 2 phải đáp ứng các yêu cầu, tiêu chí khắt khe mà Ban Tổ chức đưa ra.

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 1 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Những triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ

Sống khỏe - 2 giờ trước

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Vậy những triệu chứng tay chân miệng ở trẻ như thế nào?

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Giải thưởng "Ngôi sao thuốc Việt": Vinh danh những doanh nghiệp sản xuất thuốc trong nước có nhiều sản phẩm chất lượng, hiệu quả

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH – Các chuyên gia nhận định, “Ngôi sao thuốc Việt” không chỉ là một danh hiệu cao quý mà còn là một tầm vóc mới của doanh nghiệp và sản phẩm thuốc Việt trong khát vọng vươn cao, vươn xa, đưa ngành Dược Việt Nam bước ra thế giới.

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

6 điều quan trọng cần biết khi dùng thực phẩm bổ sung

Sống khỏe - 4 giờ trước

Trên thế giới, xu hướng sử dụng thực phẩm bổ sung ngày càng tăng, trong đó có Việt Nam do tâm lý loại thực phẩm này có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm bổ sung chỉ thực sự có lợi khi được dùng đúng cách.

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Bất ngờ loại quả khiến người đàn ông 60 tuổi bị hoại tử ruột, ăn theo cách này vừa tránh được sai lầm vừa tốt cho sức khỏe

Sống khỏe - 5 giờ trước

GĐXH - Một trong 3 sai lầm khiến người đàn ông 60 tuổi phải cắt bỏ ruột non là ăn quá nhiều ổi cứng và giòn, lại còn thường xuyên ăn cả phần ruột chứa nhiều hạt bên trong...

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Nhiều người ngáy to nhưng tỉnh dậy vẫn một mực phủ nhận, vì sao vậy?

Sống khỏe - 16 giờ trước

Người ngủ ngáy thường nói họ không ngáy, phải chăng do họ không hề nghe thấy tiếng ngáy của mình? Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho vấn đề này.

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

10 thực phẩm làm chậm lão hóa sau tuổi 40

Sống khỏe - 19 giờ trước

Một số nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể sẽ khác biệt cùng với quá trình lão hóa, vì vậy việc đưa một số thực phẩm cụ thể vào chế độ ăn uống có thể giúp mọi người làm chậm quá trình lão hóa.

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Ca sĩ Quách Thành Danh bất ngờ nhập viện, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Ở tuổi U50, ca sĩ Quách Thành Danh không còn như xưa. Lần gần nhất khám tổng quát, giọng ca 7X bị cảnh báo vì chỉ số cholesterol vượt ngưỡng nên vợ bắt ăn kiêng. Gần đây, nam ca sĩ phải nhập viện do rối loại tiền đình.

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

6 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh gan nhiễm mỡ

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ có khả năng tự hồi phục nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, điều trị tốt các bệnh như tiểu đường, mỡ máu cao hay béo phì... nếu có.

Top