Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thuốc nào chữa bệnh ra mồ hôi tay chân?

Chủ nhật, 07:21 25/12/2016 | Sống khỏe

Tôi 28 tuổi, thường xuyên bị ra mồ hôi tay chân và vùng hõm nách rất nhiều, tay chân thường xuyên ướt sũng, rất khó chịu.

Tôi 28 tuổi, thường xuyên bị ra mồ hôi tay chân và vùng hõm nách rất nhiều, tay chân thường xuyên ướt sũng, rất khó chịu. Tôi muốn biết có loại thuốc hay phương pháp nào điều trị bệnh này không. Xin quý báo tư vấn giùm.

Đinh Thu Trà (Thanh Hóa)

Bạn Thu Trà thân mến!

Chứng bệnh của bạn được gọi là bệnh tăng tiết mồ hôi. Nguyên nhân của bệnh là sự tăng hoạt động trên mức bình thường của tuyến mồ hôi trên cơ thể, thường có hai dạng là: tăng tiết mồ hôi lan tỏa (toàn thân) và tăng tiết mồ hôi khu trú (lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng hõm nách).

Điều trị tăng tiết mồ hôi có thể dùng thuốc và một số phương pháp như:

Sử dụng thuốc thoa tại chỗ có chứa aluminum chloride 20% vào các buổi tối làm giảm tiết mồ hôi, chỉ hiệu quả trong các trường hợp tăng tiết mồ hôi nhẹ, nhưng có thể gây kích ứng da (cảm giác nóng rát, râm ran) ở một số trường hợp.

Uống thuốc kháng cholinergic như pro-banthine hoặc glycopyrrolate có thể tác dụng ức chế hoạt động hệ thần kinh làm giảm tiết mồ hôi toàn thân trong vòng 4-6 giờ sau khi uống thuốc. Các dấu hiệu và triệu chứng thường cải thiện trong khoảng hai tuần. Tuy nhiên, việc dùng thuốc có gặp tác dụng phụ như: khô miệng, táo bón, nhìn mờ, bí tiểu, chóng mặt…


Cấu tạo tuyến mồ hôi.

Cấu tạo tuyến mồ hôi.

Tiêm toxin botulique A (botox) vào mỗi bàn chân, tay hoặc nách cho tác dụng giảm tiết mồ hôi nhờ hiệu quả ức chế sự dẫn truyền tín hiệu thần kinh đến các tuyến mồ hôi. Nhược điểm của phương pháp có thể gây đau nơi tiêm, ngứa. Tác dụng phụ của thuốc là có thể gây yếu cơ khi cầm nắm, nên bệnh nhân khi làm việc phải thận trọng.

Điện chuyển ion: đưa các hạt điện tích của thuốc qua da vào sâu dưới da nhằm giảm hoạt động của tuyến mồ hôi. Thuốc sử dụng trong điện chuyển ion là aliminum chloride 20% và glycopyrrolate 0,01% trong môi trường điện chuyển ion. Phương pháp này cần nhiều thời gian (nhiều tuần) mới có hiệu quả đưa các tuyến mồ hôi về mức hoạt động bình thường, nhược điểm gây khô da, làm giảm sắc tố da.

Khi tất cả các phương pháp trên thất bại thì phương pháp phẫu thuật được áp dụng: cắt bỏ hạch giao cảm ngực để điều trị tăng tiết mồ hôi. Biến chứng có thể gặp ở phương pháp này là nhiễm khuẩn, chảy máu và tổn thương thần kinh.

Hiện nay, chưa có một biện pháp nào phòng ngừa hữu hiệu chứng tăng tiết mồ hôi nên mọi phương pháp điều trị chỉ nhằm giảm thiểu mồ hôi. Bạn nên đi khám bệnh tổng quát cũng như chuyên khoa thần kinh để xác định nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp. Khi dùng thuốc, cần tuân thủ chặt chẽ chỉ định của thầy thuốc.

Theo Sức khỏe&đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Mùa hè luôn sẵn 7 loại quả, 5 loại rau chống tia cực tím, chị em tận dụng sẽ thấy mình trẻ hơn mỗi ngày

Sống khỏe - 6 giờ trước

Không chỉ là "kem chống nắng tự nhiên", những loại rau quả này còn giúp nhả nắng, ngăn ngừa sạm nám cho da rất tốt.

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

4 cấp độ của bệnh gan nhiễm mỡ, ai không có xin chúc mừng

Sống khỏe - 8 giờ trước

GĐXH - Bệnh gan nhiễm mỡ nguyên nhân có thể là chế độ ăn uống không hợp lý, căng thẳng, béo phì hay lối sống sinh hoạt không khoa học.

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Bài tập nào tốt nhất cho người bệnh rối loạn tiền đình?

Sống khỏe - 10 giờ trước

Rối loạn tiền đình có biểu hiện nổi bật là chóng mặt. Các bài tập thở hay bài tập toàn thân giúp người bệnh giảm triệu chứng và giảm thời gian tái phát.

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Chế độ ăn cho người bị tiêu chảy

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Khi bị tiêu chảy, cơ thể thường mất nước và chất điện giải, do đó thực hiện chế độ ăn đúng rất cần thiết để nâng cao sức đề kháng, giảm mệt mỏi.

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Câu hỏi thường gặp liên quan đến thiểu năng tuần hoàn não

Sống khỏe - 16 giờ trước

Thiểu năng tuần hoàn não là bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất ở người cao tuổi, đặc biệt là người lao động trí óc.

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Người bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

Sống khỏe - 16 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Trào ngược dạ dày thực quản: Sự khó chịu và cách cải thiện

Sống khỏe - 18 giờ trước

Trào ngược dạ dày thực quản đang có xu hướng gia tăng, bệnh gây ra các ảnh hưởng sức khỏe nếu không được điều trị đúng cách. Vậy đâu là nguyên nhân gây trào ngược dạ dày và cách nào để cải thiện?

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

3 quan niệm sai lầm về tiết canh khiến người ăn phải 'trả giá' bằng tính mạng

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đáng buồn là ca tử vong nghi ngộ độc sau bữa cỗ có tiết canh dê vừa xảy ra ở Thái Bình không phải là hi hữu, thực tế đã có một số trường hợp tương tự. Nguyên nhân nào khiến không ít người dân thờ ơ với sức khỏe, thậm chí là tính mạng của mình khi vẫn coi tiết canh là món khoái khẩu?

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Loại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 1 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

Top