Hà Nội
23°C / 22-25°C

"Thực hiện nghĩa vụ xã hội hóa của cán bộ y tế, trước mắt là thực hiện Đề án 1816"

Đề án 1816 “Cử cán bộ chuyên môn luân phiên từ bệnh viện tuyến trên về hỗ trợ các bệnh viện tuyến dưới nhằm nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh” ra đời năm 2008. Kết thúc năm 2013, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện với ThS. Cao Hưng Thái, Phó cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế về những kết quả Đề án đã đạt được trong 5 năm qua.

Thưa Thạc sỹ Cao Hưng Thái, xin ông cho biết mục đích, ý nghĩa của Đề án 1816?

Thạc sỹ Cao Hưng Thái: Trong nhiều năm qua, quá tải ở bệnh viện tuyến trên đã và đang là vấn đề nổi cộm. Ở nhiều bệnh viện tuyến Trung ương và tuyến tỉnh, công suất sử dụng giường bệnh lên tới 120-160% dẫn đến tình trạng 2

- 3 người bệnh phải nằm chung một giường. Đặc biệt, tại các bệnh viện Trung ương ở hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các chuyên khoa ung bướu, tim mạch, ngoại chấn thương, sản, nhi… công suất sử dụng giường vượt 165%, thậm chí trên 200%.

Một trong những nguyên nhân của tình trạng quá tải các bệnh viện tuyến trên là do nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, vấn đề chăm sóc sức khỏe cũng có nhiều thay đổi. Với trình độ dân trí được nâng cao, việc tiếp cận dễ dàng với các thông tin về bệnh tật, về phương pháp chẩn đoán, điều trị mới, giao thông thuận lợi... là điều kiện để người dân luôn mong muốn, đòi hỏi được chẩn đoán, điều trị bằng các kỹ thuật tốt hơn, được chăm sóc chu đáo hơn.

Tuy nhiên ngành Y tế hiện nay đang có sự bất cập về nguồn nhân lực: Số lượng nhân lực y tế cho lĩnh vực khám chữa bệnh còn thiếu so với định mức biên chế và nhu cầu thực tế. Số bác sỹ trong cả nước đạt 6,59 bác sỹ/1 vạn dân. Đây là một tỷ lệ thấp so với nhiều nước trong khu vực. Bên cạnh đó là sự phân bố nhân lực y tế không đồng đều và tình trạng thiếu nhân lực y tế ở tuyến dưới, đặc biệt là tình trạng thiếu các bác sỹ có trình độ các chuyên khoa: Nhi, Tâm thần, Lao... Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ở tuyến dưới còn hạn chế do cán bộ có tay nghề cao thường tập trung chủ yếu ở các thành thị, vùng kinh tế, xã hội phát triển. Đa số cán bộ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn làm việc trong môi trường trang thiết máy móc khám chữa bệnh thiếu thốn, lạc hậu, không có điều kiện tiếp cận với các phương pháp chẩn đoán, điều trị tiên tiến, điều kiện học tập khó khăn dẫn tới trình độ chuyên môn hạn chế. Chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh ở tuyến dưới, vùng miền núi, vùng sâu vùng xa do đó không lấy được lòng tin của người bệnh.

Khắc phục tình trạng trên, trong nhiều năm qua Bộ Y tế đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh đáp ứng nhu cầu của nhân dân và giảm quá tải bệnh viện. Đề án 1816 ra đời là một giải pháp giúp hỗ trợ nâng cao năng lực tuyến dưới thông qua việc tăng cường hoạt động chỉ đạo tuyến, hướng dẫn hỗ trợ chuyên môn, chuyển giao kỹ thuật, khắc phục những hạn chế về nhân lực, năng lực tuyến dưới. Đề án 1816 được thực hiện trên phạm vi cả nước với 3 mục tiêu cơ bản là:

-    Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện tuyến dưới, đặc biệt là miền núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế.

-    Giảm tình trạng quá tải cho các bệnh viện tuyến trên, đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương.

-    Chuyển giao công nghệ kỹ thuật và đào tạo cán bộ tại chỗ nhằm nâng cao tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới.

Thưa ông, Đề án 1816 ra đời với mục đích nâng cao năng lực tuyến dưới góp phần giảm quá tải tuyến trên. Vậy, sau 5 năm triển khai thực hiện, kết quả giảm tải đạt được là như thế nào? Có những khó khăn gì trong quá trình triển khai Đề án tại các địa phương?

Thạc sỹ Cao Hưng Thái: Triển khai Đề án 1816, Bộ Y tế đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án do Bộ trưởng làm Trưởng ban, cùng với việc ban h các văn bản, chỉ thị, hướng dẫn đôn đốc tổ chức thực hiện Đề án 1816 và các hoạt động hỗ trợ Đề án 1816 công tác truyền thông được đặc biệt coi trọng... Nhờ đó sau 5 năm thực hiện, Đề án 1816 đã có được những kết quả đáng khích lệ, được thể hiện qua các con số cụ thể.

Đối với các bệnh viện tuyến Trung ương hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh. 5 năm qua đã có 35 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế với tổng số 15.000 lượt cán bộ đi luân phiên, đã tổ chức được 2.493 lớp tập huấn nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn tay nghề cho 66.403 lượt  cán  bộ  đồng  thời  chuyển  giao  được 5.104 kỹ thuật thuộc 26 chuyên ngành cho tuyến tỉnh. 90% các kỹ thuật sau chuyển giao được tuyến dưới thực hiện tốt. Một số đơn vị duy trì thực hiện tốt chuyển giao kỹ thuật như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Xanh Pôn... Qua các đợt luân phiên số người bệnh được khám, chữa bệnh là 940.075 lượt người, trong đó cán bộ luân phiên trực tiếp thực hiện 17.156 ca phẫu thuật, thủ thuật. Phân loại bệnh chuyển tuyến cho thấy tỷ lệ chuyển tuyến các loại bệnh có kỹ thuật được chuyển giao đã giảm nhiều so với trước.

Trong nội bộ các tỉnh, trên cả nước có 262 bệnh viện tỉnh tham gia Đề án, đã cử 1.905 lượt cán bộ luân phiên hỗ trợ cho 360 bệnh viện huyện, tổ chức 607 lớp tập huấn cho 12.066 lượt học viên, chuyển giao 1.702 kỹ thuật, khám, chữa bệnh cho 192.906 lượt người  bệnh,  trong  đó  trực  tiếp  phẫu  thuật 5.161 ca. Ở tuyến huyện, có 305 bệnh viện huyện trong cả nước tham gia cử 3.234 lượt cán bộ xuống hỗ trợ 1.815 trạm y tế xã, khám chữa bệnh cho 3.539.314 lượt người.

Sau 5 năm thực hiện, Đề án 1816 đã đạt được những kết quả bước đầu, 3 mục tiêu của Đề án cơ bản đã đạt được: góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho tuyến dưới, nhất là đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa; góp phần nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật tay nghề cho cán bộ y tế tuyến dưới, nâng cao vị thế, uy tín của các cơ sở khám, chữa bệnh địa phương nhờ việc chuyển giao kỹ thuật, đào tạo tập huấn của cán bộ luân phiên thực hiện nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ y tế địa phương; góp phần giảm tải từ xa cho bệnh viện tuyến trên nhất là bệnh viện tuyến Trung ương do góp phần làm giảm tỷ lệ chuyển tuyến. Ngoài ra trong quá trình thực hiện Đề án 1816, cán bộ y tế đi luân phiên đã hướng dẫn và đưa vào sử dụng các máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại được trang bị nhưng chưa được đưa vào sử dụng tại một số cơ sở y tế. Thông qua hoạt động thực tiễn tại tuyến dưới cán bộ đi luân phiên nâng cao tinh thần trách nhiệm và tính độc lập tự chủ. Quá trình thực hiện Đề án qua 5 năm có nhiều thuận lợi nhưng cũng còn khó khăn, hạn chế.

Về thuận lợi, Đề án 1816 nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Các Bộ ngành và các địa phương có sự phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế trong việc triển khai thực hiện Đề án; các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và các bệnh viện tỉnh, thành phố đã chủ động, tích cực tham gia hưởng ứng Đề án 1816; cán bộ, viên chức tham gia Đề án 1816 thông suốt về tư tưởng, yên tâm nhận nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ đi luân phiên. Hầu hết cán bộ đi luân phiên đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được các địa phương tặng Bằng khen, Giấy khen. Nhiều đảng viên gương mẫu xung phong tình nguyện đi luân phiên. Đề án đã nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, trong và ngoài nước.

Về hạn chế, Đề án 1816 giai đoạn 2008- 2012, tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, song vẫn còn có hạn chế: công tác quán triệt, phổ biến tuyên truyền chưa đầy đủ; quy trình cử cán bộ luân phiên chưa được thực hiện tốt; việc cử cán bộ đi luân phiên chưa sát với nhu cầu thực tế của nơi nhận, làm giảm hiệu quả của Đề án; các bệnh viện nhận cán bộ đến luân phiên một số nơi chưa chủ động trong việc tiếp nhận chuyển giao công nghệ và kỹ thuật; có trường hợp thể hiện thiếu hợp tác, ỷ lại cán bộ đến luân phiên và chưa chủ động học hỏi; trang thiết

bị cần thiết để tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật thiếu hoặc chưa đồng bộ dẫn đến việc hạn chế chuyển giao kỹ thuật; thời gian, định mức chỉ tiêu cử cán bộ luân phiên chưa thực sự phù hợp, dẫn đến hạn chế kết quả hỗ trợ của cán bộ luân phiên. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác, hiện nay phải đối mặt với gánh nặng bệnh tật kép. Tỷ lệ mắc bệnh lây nhiễm, suy dinh dưỡng có xu hướng giảm nhưng vẫn ở mức khá cao, trong khi nhóm các bệnh không lây nhiễm và tai nạn thương tích tăng nhanh, đồng thời một số bệnh lây nhiễm có tỷ lệ gia tăng là một yếu tố gây sức ép lên các bệnh viện tuyến trên, gây cản trở cho việc giảm tải tại tuyến dưới.

Vậy trong giai đoạn tới, Đề án 1816 sẽ phát triển theo hướng như thế nào, thưa ông?

Thạc sỹ Cao Hưng Thái: Thực hiện chỉ đạo của GS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế về việc coi hoạt động luân phiên cán bộ hỗ trợ tuyến dưới là một giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm quá tải bệnh viện, Đề án 1816 sẽ được tiếp tục triển khai thực hiện. Trong giai đoạn tới, bên cạnh công tác kiện toàn, duy trì, phát huy vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo các cấp (trung ương, địa phương, cơ sở), sẽ tiếp tục phổ biến, quán triệt đến tất cả cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn ngành về chủ trương triển khai việc thực hiện nghĩa vụ xã hội của cán bộ y tế, trước mắt là thực hiện Đề án 1816. Cũng từ năm 2013, việc thực hiện Đề án 1816 phải tuân theo nguyên tắc như: bệnh viện tuyến trên tập trung chuyển giao gói kỹ thuật đáp ứng nhu cầu bệnh viện tuyến dưới, phù hợp với khả năng cung cấp của bệnh viện tuyến trên; việc tăng cường nhân lực cho tuyến dưới chỉ áp dụng trong những trường hợp đặc biệt như

khi tuyến dưới có nhu cầu hỗ trợ trong 1 thời gian ngắn (do thiên tai, dịch bệnh và các trường hợp đặc biệt khác hoặc đối với các trường hợp vùng núi, vùng sâu, vùng xa thiếu cán bộ y tế; trạm y tế không có bác sỹ); các bệnh viện tuyến trung ương chỉ hỗ trợ bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện tuyến tỉnh hỗ trợ bệnh viện huyện, bệnh viện tuyến huyện cử bác sỹ định kỳ về trạm y tế xã khám chữa bệnh; cán bộ hoặc kíp cán bộ chuyên môn của bệnh viện tuyến trên được cử hỗ trợ chuyên môn cho bệnh viện tuyến dưới phải là cán bộ có khả năng giải quyết độc lập được các kỹ thuật thuộc lĩnh vực chuyên môn hỗ trợ.

Thực hiện tốt Đề án 1816 là góp phần thực hiện công bằng trong chăm sóc sức khoẻ và đảm bảo an sinh xã hội. Đề án 1816 có ý nghĩa xã hội và mang tính nhân văn cao cả. Việc triển khai thực hiện thành công Đề án có tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn, góp phần giải quyết những khó khăn, những bức xúc mà xã hội đang quan tâm trong lĩnh vực y tế, nhất là trong điều kiện kinh tế, xã hội hiện nay.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Minh Phú (thực hiện)

Theo Trung tâm TTGDSK Trung ương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 8 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 3 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top