Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thực hiện Đề án 52 tại Nghệ An: Tiếp sức cho công tác DS-KHHGĐ

Thứ hai, 10:05 28/12/2009 | Dân số và phát triển

Giadinh.net - Những kết quả của công tác DS-KHHGĐ mà Nghệ An đạt được trong thời gian qua thật đáng ghi nhận.

Tuy nhiên, công tác này vẫn còn không ít khó khăn, thách thức, đặc biệt là đối với các vùng ven biển, vùng có mức sinh cao. Đề án Kiểm soát dân số các vùng biển, đảo và ven biển (Đề án 52) được triển khai thực sự là “cơ hội” tiếp sức cho công tác DS-KHHGĐ vùng biển trên đất Nghệ An.

Cơ hội vàng nâng cao chất lượng dân số...

Là một tỉnh lớn, với diện tích gần 17.000km2, trong đó có 4 huyện thành thị ven biển (gồm 36 xã) với dân số 288.121 người; Trong đó số phụ nữ 15- 49 tuổi là 80.881 người. Nghệ An đang rốt ráo giải quyết đồng bộ vấn đề dân số và các vấn đề kinh tế -  xã hội khác đối với 4 huyện Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu- những vùng có dân trí chưa cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao hơn mức bình quân chung của cả tỉnh. Đề án 52 triển khai ở Nghệ An được xem là cơ hội “vàng” nhằm kiểm soát quy mô, chất lượng dân số các vùng biển và ven biển, góp phần thực hiện thắng lợi chính sách DS-KHHGĐ và các mục tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh.
 

Lễ ra quân triển khai Đề án 52 tại Nghệ An (Ảnh: H.Hà).

Triển khai Đề án 52, những người làm công tác y tế, dân số ở các địa phương có cơ hội trao đổi, chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm, tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau hơn, góp phần đưa công tác DS-KHHGĐ các vùng biển và ven biển ngày càng phát triển. Việc triển khai Đề án 52 sẽ đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khoẻ bà mẹ, trẻ em, nâng cao chất lượng dân số khi sinh, phòng chống bệnh viêm nhiễm đường sinh sản, phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn. Các hoạt động như tư vấn, kiểm tra sức khoẻ bà mẹ, trẻ em... các sinh hoạt nhóm, câu lạc bộ, giáo dục đồng đẳng... đã tạo điều kiện cho phụ nữ vùng biển  được cung cấp những thông tin, kiến thức về SKSS/KHHGĐ; kỹ năng về thực hành các biện pháp tránh thai để phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn... Việc triển khai Đề án 52 có ý nghĩa rất lớn trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin, số liệu về DS-KHHGĐ tại các vùng biển, đảo, ven biển, đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành Chương trình DS-KHHGĐ, yêu cầu xây dựng quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của địa phương.

Nhân lực vật lực  quyết tâm = thành công

Ngay khi UBND tỉnh ra Quyết định số 6057 QĐ/UBND về việc phê duyệt kế hoạch triển khai Đề án, Chi cục DS-KHHGĐ đã chỉ đạo các địa phương ra quân triển khai rầm rộ.

Tại Nghi Lộc, dọc đường quốc lộ 1A xuống tận các xã ven biển như Nghi Thiết, Nghi Tiến, Nghi Yên, Nghi Quang, Nghi Thọ... cờ đỏ, băng rôn, khẩu hiệu tuyên truyền về chăm sóc SKSS/KHHGĐ căng rợp trời như ngày lễ hội. Trên những con đường dẫn từ bãi biển, cửa sông lên trạm y tế, tiếng loa phóng thanh vang vọng cùng tiếng sóng ngoài biển khơi. Chị Nguyễn Thị Hiền, xóm 16, Nghi Thọ hồ hởi: “Đẻ ít thôi, 2 con là đủ để lũ trẻ được học hành...”. Hai đứa trẻ nghe mẹ nói chuyện với người lạ cứ tròn xoe mắt, sáng ngời niềm vui. Tôi giơ máy ghi lại hình ảnh mẹ con chị, lòng chợt nghĩ, chị Hiền nói đúng: “Chị thực hiện KHHGĐ là để có điều kiện phát triển kinh tế, để cho con chị hôm nay có được niềm vui rạng ngời đó...”.

Chị Trần Thị Vân, chuyên trách dân số xã Nghi Thọ chia sẻ: Xã Nghi Thọ gồm 18 xóm, số phụ nữ từ 15- 49 tuổi có chồng là 1.200 người. Do đặc thù làm nghề biển nên số phụ nữ bị viêm nhiễm phụ khoa ở đây khá  cao. Trong khi người dân ít có cơ hội tiếp cận các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ; Đề án 52 được triển khai, tuyên truyền rộng rãi, ngư dân ai cũng phấn khởi, vui mừng vì có cơ hội chăm sóc SKSS/KHHGĐ...

Chị Lê Thị Hiền, Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện Nghi Lộc cho biết: Để triển khai Đề án 52 thành công, Nghi Lộc đã huy động nhân lực, vật lực, từ việc đẩy mạnh các hoạt động truyền thông gắn liền với việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ tại các xã vùng biển, ven biển và các chợ cửa sông. Mỗi xã tổ chức 5 ngày/đợt. Đến nay đã có 5.000 ca được khám phụ khoa; 2.500 ca điều trị; 160 ca siêu âm; 2.000 ca soi tươi. Bên cạnh đó, trung tâm cũng phối hợp với các xã xây dựng chuyên đề, tư vấn tại các gia đình, tổ chức hội thi: “Tìm hiểu kiến thức về KHHGĐ” thu hút 7 xã đăng ký tham gia. Cũng như Nghi Lộc, tại thị xã Cửa Lò, ngay sau khi có quyết định phê duyệt, trung tâm đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, tổ chức ngay.

Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ thị xã Cửa Lò Trần Thị Hoàng Phương cho biết: Bước đầu Đề án được triển khai tại 5/7 phường, xã gồm: Nghi Thủy, Nghi Tân, Nghi Thu, Thu Thủy, Nghi Hương. Ngoài những hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số khi sinh thì hoạt động hỗ trợ phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn với các hoạt động như sinh hoạt nhóm, tư vấn trực tiếp, tư vấn cộng đồng, sinh hoạt câu lạc bộ tiền hôn nhân và SKSS... thực sự cuốn hút nhiều người tham gia. Lợi ích cơ bản mà chính quyền và người dân thấy rõ: Việc triển khai Đề án 52 là cơ hội tốt cho người dân miền biển. Người dân được cung cấp các dịch vụ tại nơi đi biển dài ngày, được khám, điều trị các bệnh phụ khoa thông thường, khám thai, thực hiện các biện pháp tránh thai, tiến hành các xét nghiệm như soi tươi, viêm gan, HIV, tư vấn cộng đồng...
 
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH về việc triển khai Đề án 52 trên địa bàn toàn tỉnh, ông Nguyễn Hữu Quang, Trưởng phòng truyền thông Chi cục DS-KHHGĐ chia sẻ: “Những khó khăn, thách thức trong công tác DS-KHHGĐ tại vùng biển đang được tháo gỡ dần từ khi triển khai Đề án 52. Hiện chúng tôi đang tập trung quyết liệt vào những hoạt động cụ thể như: Đáp ứng nhu cầu chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ, nâng cao chất lượng dân số khi sinh, hỗ trợ phòng ngừa mang thai ngoài ý muốn, phá thai an toàn, xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý. Đặc biệt là tăng cường, nâng cao hiệu quả truyền thông đến tận hộ gia đình, từng đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ ở những vùng biển và cửa sông. Khi hoạt động truyền thông được tiến hành liên tục, thường xuyên nhất định sẽ tiếp sức cho công tác DS-KHHGĐ đạt được hiệu quả cao...”. 
 
P.V
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Sự khác biệt giữa thụ tinh trong tử cung và thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 44 phút trước

Mang thai không phải lúc nào cũng dễ dàng. Đối với nhiều cặp vợ chồng không có khả năng mang thai tự nhiên, việc thụ thai cần thêm một số công sức và sự can thiệp của y tế là thụ tinh nhân tạo trong tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Chế độ ăn cho phụ nữ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Tiền mãn kinh thường bắt đầu từ 40 đến 50 tuổi. Chế độ ăn lành mạnh góp phần làm giảm bớt một số triệu chứng khó chịu mà thời kỳ tiền mãn kinh gây ra.

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh có lợi ích và rủi ro gì?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều cha mẹ băn khoăn về việc có nên cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh. Vậy trường hợp nào nên và không nên cắt bao quy đầu cho trẻ?

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Con dâu hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm của tôi để buôn bất động sản

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi thấy thật sai lầm khi nhờ con dâu đi gửi tiết kiệm. Giờ nó hỏi vay toàn bộ 5 tỷ tiết kiệm dưỡng già của tôi để buôn bất động sản, tôi chưa biết cách nào để từ chối.

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Bạn gái đòi chia tay chỉ vì tôi mua nhẫn cầu hôn không đúng ý

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Tôi đã lên kế hoạch cho 1 buổi cầu hôn lãng mạn, thế nhưng khi vừa nhìn thấy chiếc nhẫn cầu hôn, bạn gái liền giận dỗi, thế rồi chúng tôi cãi nhau mà tôi không hiểu lý do là gì. Sau đó tôi mới biết bạn gái dỗi đòi chia tay chỉ vì tôi mua chiếc nhẫn không đúng ý cô ấy.

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản để 'hươu chạy đúng đường'

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH- Việc tư vấn chăm sóc sức khỏe sinh sản cho lứa tuổi vị thành niên, thanh niên là cách để chúng ta vẽ đường cho "hươu chạy đúng đường".

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Top