Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thúc đẩy bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ

GiadinhNet - Đây là giải pháp then chốt giúp điều chỉnh mất cân bằng giới tính khi sinh được đưa ra tại Hội thảo quốc tế đang diễn ra.

 
Mất cân bằng giới tính khi sinh đang là mối quan ngại ngày càng tăng tại một số quốc gia Nam Á, Đông Á và Trung Á. Sự mất cân bằng này đang khiến toàn châu Á “thiếu hụt” tới 117 triệu phụ nữ và trẻ em gái (phần lớn là ở Trung Quốc và Ấn Độ).

Theo kịch bản dân số khả quan nhất, nếu tỷ số giới tính khi sinh trở về mức bình thường trong vòng 10 năm tới thì nam giới của Trung Quốc và Ấn Độ vẫn phải đối mặt với “sức ép kết hôn” một cách nghiêm trọng trong vài thập kỷ vì rất nhiều người trong số họ sẽ không thể tìm được bạn đời do thiếu phụ nữ trong độ tuổi kết hôn.
 

Các đại biểu tại Hội thảo quốc tế về mất cân bằng giới tính khi sinh với chủ đề “Giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai”

 
Ảnh hưởng từ nếp nghĩ thâm căn cố đế
 

Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) bình thường về mặt sinh học nằm trong khoảng 104-106 bé trai trên 100 bé gái.

Tuy nhiên, các tỷ số cao tới mức 115-120 bé trai trên 100 bé gái đã được ghi nhận tại Trung Quốc (118,1 vào năm 2009), Ấn Độ (110,6 vào năm 2006-08), Armenia (115,8 vào năm 2008) và Azerbaijan (117,6 vào năm 2009).

Ở Việt Nam, tỷ số này là 111,2 bé trai trên 100 bé gái vào năm 2010.

Các vấn đề nóng trên đã được đưa ra tại hội thảo quốc tế với chủ đề “Mất cân bằng giới tính khi sinh: Giải quyết vấn đề và định hướng cho tương lai”do Chính phủ Việt Nam và Liên Hợp Quốc đồng tổ chức trong hai ngày 5 - 6/10 tại Hà Nội.
 
Theo các báo cáo của các đại biểu, tỉ số giới tính khi sinh (SRB) chủ yếu ảnh hưởng đến các nước châu Á, nơi có nhiều quốc gia mà người dân vẫn còn tư tưởng trọng nam khinh nữ bởi các truyền thống ăn sâu bám rễ. Ở đó, người ta thường có quy định chỉ con trai là đựơc thừa hưởng tài sản, là người phụng dưỡng cha mẹ khi về già, lo việc ma chay cúng giỗ và nối dõi tông đường…
 
Nếp nghĩ thâm căn cố đế này tạo áp lực lớn buộc người phụ nữ phải đẻ cho được con trai, từ đó ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh sản của họ; đồng thời cũng tác động đến sức khỏe và tính mạng của người phụ nữ. Thực trạng này cũng đặt người phụ nữ ở vào một vị trí buộc phải chấp nhận vị thế thấp kém do sự trọng nam, khinh nữ tạo nên.
 
Bên cạnh đó, do các chính sách quốc gia hỗ trợ quy mô gia đình nhỏ nên nhiều người sử dụng siêu âm và các công nghệ giúp chẩn đoán giới tính. Phụ nữ phải gánh chịu các hậu quả nếu họ sinh con gái. Trong nhiều trường hợp, các hậu quả này có thể bao gồm: bạo hành, ruồng bỏ, ly dị hay thậm chí là tử vong.

Mất cân bằng giới tính khi sinh xuất hiện ở các nước châu Á như: Hàn Quốc, Trung Quốc, Ấn Độ cách đây từ 20 – 30 năm. Sự mất cân bằng này đã tạo ra những hệ luỵ của sự thiếu hụt các cô dâu hiện nay ở Trung Quốc, Hàn Quốc. Đến nay, mới chỉ có Hàn Quốc thành công trong việc đưa SRB về mức cân bằng tự nhiên 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái. Các nước Trung Quốc, Ấn Độ dù có nhiều biện pháp rất quyết liệt song SRB vẫn đang ở mức cao.
 
Tăng áp lực kết hôn
 

Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến SRB tăng cao này là tâm lý ưa thích con trai đã có từ lâu đời tại nhiều quốc gia châu Á, với các lý do văn hóa, xã hội và kinh tế.

Con gái có thể bị coi là gánh nặng của gia đình, đặc biệt là ở các nước có phong tục con gái phải có của hồi môn khi về nhà chồng.

Cha mẹ thường trông cậy vào con trai để nương nhờ lúc tuổi già. Con trai cũng phải đảm nhiệm tổ chức ma chay cho cha mẹ và thờ cúng tổ tiên.

Xuất hiện muộn hơn so với các nước trên sau khoảng 20 năm nhưng SRB tại Việt Nam tăng rất nhanh trong vòng vài năm trở lại đây với những diễn biến phức tạp và đặc thù khác hẳn các nước khác.
 
Theo các chuyên gia quốc tế và trong nước, tỷ số giới tính khi sinh tăng lên theo thứ tự các lần sinh. Chẳng hạn, ở Ấn Độ vào năm 2001, SRB là 111 đối với con thứ nhất; 112 đối với con thứ hai và lên tới 116 đối với con thứ ba. Ở Trung Quốc năm 2005, SRB là 108,4 đối với con thứ nhất; 143,2 đối với con thứ hai và lên tới 156,4 đối với con thứ ba.

Tuy nhiên, ở Việt Nam vào năm 2009, SRB là 110,2 đối với con thứ nhất, giảm xuống 109 đối với con thứ hai, song đối với con thứ ba, SRB lại cao hơn 115. Con số này cho thấy đã có những cặp vợ chồng đã thực hiện lựa chọn giới tính trước khi sinh ngay từ lần mang thai đầu tiên.

Bà Nobuko Horibe - Giám đốc Văn phòng khu vực châu Á và Thái Bình Dương của UNFPA - nói: “Phụ nữ phải chịu áp lực nặng nề về việc phải sinh con trai. Điều này không chỉ trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống tình dục và sinh sản của phụ nữ với những hệ lụy liên quan đến sức khỏe và tính mạng của họ, mà còn đẩy phụ nữ vào tình trạng phải vĩnh viễn chấp nhận vị thế thấp kém hơn do tâm lý ưa thích con trai”.

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động tới cấu trúc giới tính của dân số trong tương lai, dẫn đến tình trạng dư thừa nam giới khi đến độ tuổi kết hôn. Thiếu phụ nữ sẽ làm tăng thêm áp lực buộc họ phải kết hôn sớm hơn. Nhu cầu mua bán tình dục cũng có thể ngày càng tăng và các mạng lưới buôn bán phụ nữ có thể sẽ mở rộng hơn do sự mất cân bằng này. Để có thêm cơ hội lấy vợ, nhiều thanh niên ở Trung Quốc, Ấn Độ… đã phải di cư trong nước hoặc sang các nước khác.

Thúc đẩy bình đẳng giới, trao thêm quyền năng cho phụ nữ
 
Hiện nay, ngày càng nhiều nước đang chứng kiến tình trạng mất cân bằng tỉ số giới tính khi sinh, từ vùng Cápcadơ (Acmênia, Adecbaidan, Gioócgia) tới vùng Ban căng (Anbani, Kôxôvô, Maxêđônia, Cộng hòa Yugôslavơ cũ và Môngtenơgrô). Tỷ lệ lựa chọn giới tính khi sinh đang tăng ở mức đáng báo động khiến UNFPA phải kêu gọi các nước nhìn nhận lại vấn đề ở tầm toàn cầu để có thể đối phó một cách nghiêm túc hơn.
“Các chính phủ cần ưu tiên cao nhất cho việc xây dựng và thúc đẩy các chương trình và chính sách hỗ trợ trẻ em gái trong các lĩnh vực như luật thừa kế, hồi môn, hỗ trợ tài chính và bảo trợ xã hội cho người cao tuổi, điều này phản ánh cam kết bảo đảm quyền con người và bình đẳng giới” Bà Horibe nhấn mạnh.
 
Chính phủ tại các nước có SRB cao đã thực hiện một số biện pháp nhằm xóa bỏ vấn đề mất cân bằng tỷ số giới tính đang ngày càng gia tăng. Chính phủ Hàn Quốc bằng nỗ lực và các chính sách của mình đã đưa SRB trở về mức bình thường trong vòng 2 thập kỷ. Việt Nam đã đưa vấn đề này vào Pháp lệnh Dân số 2003, Luật Bình đẳng giới, dự thảo Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011 – 2020…
 
Trước tình hình tỉ số mất cân bằng giới tính khi sinh gia tăng, năm 2009, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã triển khai thí điểm mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh ở 10 tỉnh, thành phố. Đến năm 2010, triển khai mở rộng thành 18 tỉnh và đến năm 2011 triển khai ở 43 tỉnh, thành phố trên cả nước.

Tuy nhiên, các nước cũng thống nhất rằng cần thiết phải có thêm nhiều nỗ lực hơn nữa từ Chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự, bao gồm cả những nỗ lực nhằm giải quyết phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái vốn đã ăn sâu bám rễ và là lý do chính cho việc lựa chọn giới tính trước khi sinh. Thúc đẩy bình đẳng giới và trao thêm quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái sẽ là giải pháp then chốt giúp điều chỉnh mất cân bằng giới tính khi sinh.

Ông Eamonn Murphy - Quyền Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam - nói:  “Để duy trì động lực đạt được Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ số 3 về Bình đẳng giới tại Việt Nam, các nỗ lực cần hướng tới việc thay đổi tâm lý ưa thích con trai của các cặp vợ chồng cũng như việc nâng cao địa vị của phụ nữ trong gia đình và xã hội. Hơn nữa, cần tiến hành thêm các nghiên cứu định tính để tìm hiểu rõ hơn các yếu tố xã hội và văn hóa có tác động tới sự mất cân bằng giới tính khi sinh nhằm cải thiện các hoạt động giáo dục và một số can thiệp khác”.

Phát biểu tại phiên khai mạc hội thảo, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh: “Tôi đánh giá cao sáng kiến của Bộ Y tế và Liên Hợp Quốc tại Việt Nam trong việc tổ chức hội thảo. Tôi hy vọng rằng những thành công và bài học của các nước sẽ giúp Việt Nam định hướng lại chính sách về phát triển gia đình và xây dựng một hệ thống chăm sóc y tế và xã hội hiệu quả hơn để đưa tỷ số giới tính khi sinh trở về mức sinh học bình thường”. 
 
Việt Hà
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

85 thai phụ mang gene tan máu bẩm sinh nhưng chỉ 18 người đi xét nghiệm chuyên sâu

Tin tức - Sự kiện - 2 năm trước

GiadinhNet - Tại Chiêm Hoá, Tuyên Quang, xét nghiệm sàng lọc, các thầy thuốc phát hiện ra 85 người mang thai dưới 20 tuần thai có mang gene tan máu bẩm sinh. Tuy nhiên, chỉ có 18 gia đình đồng ý đi xét nghiệm chuyên sâu.

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Quảng Ninh đi đầu thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh năm 2019

Dân số và phát triển - 4 năm trước

GiadinhNet – Nhận thấy một số phương pháp truyền thông truyền thống đã không còn thích hợp, tỉnh Quảng Ninh quyết định thay đổi cách thức truyền thông về mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) qua hệ thống mang xã hội (MXH) để phù hợp xu thế cách mạng công nghệ 4.0

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Công đoàn viên ngành Dân số nô nức thi tài nấu ăn

Tin tức - Sự kiện - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay (22/3), gần 100 công đoàn viên ngành Dân số náo nức trổ tài bếp núc trong hội thi "Liên hoan ẩm thực năm 2018" được tổ chức tại trụ sở cơ quan Tổng cục DS-KHHGĐ.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh: "Đưa công tác dân số lên tầm cao mới"

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet- Sáng nay (9/12), Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức Lễ Mít tinh phát động Tháng hành động Quốc gia về Dân số và Ngày dân số Việt Nam.

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Tổng cục DS-KHHGĐ chúc mừng Báo GĐ&XH nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Sáng nay 19/6, ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cùng các Phó Tổng cục trưởng, lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Tổng cục đã tới thăm, chúc mừng cán bộ, phóng viên Báo GĐ&XH nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam 21/6.

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Lãnh đạo Bộ Y tế thăm và chúc mừng Báo Gia đình & Xã hội nhân ngày 21/6

Dân số và phát triển - 6 năm trước

GiadinhNet - Nhân kỷ niệm 92 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2017), ngày 15/6, Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn cùng lãnh đạo các vụ, cục, đơn vị thuộc Bộ đã tới thăm và chúc mừng tập thể cán bộ, phóng viên Báo Gia đình & Xã hội.

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Hải Phòng: Đẩy mạnh công tác dân số gắn liền với sự phát triển thành phố

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Sáng 16/9, đoàn công tác của Tổng cục DS-KHHGĐ đã đến và làm việc với Ban chỉ đạo Dân số Hải Phòng về công tác hoạt động dân số thành phố trong 8 tháng vừa qua và những kế hoạch triển khai sắp tới.

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Vấn nạn sinh con ở tuổi vị thành niên (2)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (2015) cho thấy, mỗi năm có 16 triệu nữ vị thành niên sinh con, trong đó có khoảng 2 triệu vị thành niên mang thai khi vẫn còn dưới 15 tuổi.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Đà Nẵng sơ kết chiến dịch truyền thông DS-KHHGĐ đợt I

Dân số và phát triển - 7 năm trước

GiadinhNet – Sự nhiệt tình, năng nổ, làm tốt vai trò tham mưu hoạt động về DS-KHHGĐ của đội ngũ cán bộ DS-KHHGĐ từ thành phố đến cơ sở, cùng với sự hưởng ứng của đối tượng tham gia thực hiện KHHGĐ/CSSKSS đã góp phần vào việc thực hiện kế hoạch ổn định mức sinh hợp lý trên toàn thành phố.

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Vị thành niên thế giới và những thách thức toàn cầu (1)

Dân số và phát triển

GiadinhNet - Chiếm 16,3% dân số thế giới và đang ở ngưỡng cửa cuộc đời, tuy nhiên một bộ phận vị thành niên trên thế giới đang đối mặt với nhiều vấn nạn, thách thức như tảo hôn, mang thai và sinh đẻ, nuôi con ở tuổi vị thành niên, HIV/AIDS, thất học, lao động kiếm sống, ám ảnh bởi bạo lực, xâm hại tình dục…

Top