Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thông tin sau năm 2020, NLĐ không được nhận BHXH 1 lần là không chính xác

Thứ hai, 09:00 18/11/2019 | Xã hội

GiadinhNet - Thời gian gần đây, thông tin sau năm 2020, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ ngừng chi trả bảo hiểm xã hội một lần cho người lao động được lan truyền trên mạng xã hội. Với cách lan truyền thông tin không đầy đủ đang khiến thông tin sai lệch lan rộng, khiến không ít người lao động hiểu sai chính sách.

Thông tin lan truyền sai sự thật

Cụ thể, nội dung thông tin như sau: "Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006: người lao động nghỉ việc từ đủ 12 tháng trở lên, chưa có việc làm mới, có nguyện vọng hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì được cơ quan bảo hiểm cho hưởng trợ cấp một lần. Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014: Không trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần cho công nhân, người lao động nữa mà bắt buộc người lao động phải hưởng lương hưu. Điều 60 sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2016, thế nhưng lại vấp phải sự phản đối quyết liệt từ người lao động, do vậy, Quốc hội quyết định kéo dài Điều 55 cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến năm 2020. Hết năm 2020, Điều 55 sẽ tự bãi bỏ, Điều 60 sẽ được tự động áp dụng, buộc người lao động hưởng hưu chứ không trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần nữa…".

Tuy nhiên, thông tin chúng tôi nhận được từ Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội thì, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành thông tin trên không chính xác. Bảo hiểm xã hội một lần là một trong những quyền lợi của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội. Nội dung này được quy định chi tiết tại Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014.

Thông tin sau năm 2020, NLĐ không được nhận BHXH 1 lần là không chính xác - Ảnh 1.

Theo quy định hiện hành, người lao động vẫn có quyền nhận bảo hiểm xã hội 1 lần

Cụ thể, người lao động được nhận bảo hiểm xã hội một lần nếu đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội mà không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; ra nước ngoài để định cư; mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ trướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế; công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Đồng thời, Điều 1 Nghị quyết 93/2015/QH13 bổ sung thêm trường hợp cho Điều 60 nêu trên: "Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc hoặc tham gia BHXH tự nguyện sau 1 năm không tiếp tục đóng mà chưa đủ 20 năm đóng khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần".

Như vậy, cả Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết 93/2015/QH13 đều có sự kế thừa quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2006, không phải bãi bỏ hay cắt giảm quyền lợi của người lao động. Tất cả những thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội một lần vẫn không thay đổi. Do đó, không phải sau năm 2020, người lao động sẽ không được lĩnh bảo hiểm xã hội mộtlần như thông tin lan truyền thời gian qua.

Nhận BHXH một lần NLĐ sẽ bị thiệt

Chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách xã hội quan trọng của Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính của hệ thống an sinh xã hội, góp phần phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua, có một số người đã nhận bảo hiểm xã hội một lần hoặc nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thay vì tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi hết tuổi lao động. Điều này, không những vi phạm pháp luật, mà còn khiến người lao động thiệt thòi...

Khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, người lao động sẽ bị thiệt. Bởi với mức 22% tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, thì một năm tổng mức đóng là 2,64 tháng lương, trong khi mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần cho mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội chỉ bằng 2 tháng lương. Như vậy, người lao động bị thiệt mất 0,64 tháng lương.

Thông tin sau năm 2020, NLĐ không được nhận BHXH 1 lần là không chính xác - Ảnh 2.

Nhận bảo hiểm xã hội một lần người lao động sẽ bị thiệt.

Để hạn chế tình trạng người lao động có xu hướng nhận bảo hiểm xã hội một lần, các chuyên gia cho rằng, cần phải thắt chặt điều kiện hưởng chế độ này. Mới đây, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, ông Bùi Sỹ Lợi (Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa)- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đã kiến nghị Chính phủ cần tổng kết lại chính sách hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần để có biện pháp bảo đảm an sinh xã hội cũng như cuộc sống sau này cho người lao động. Theo ông Lợi, trong số 2,7 triệu người đăng ký hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần từ năm 2014 đến năm 2018, có tới 93% số người mới đóng bảo hiểm xã hội được 10 năm đã rút ra khỏi hệ thống bảo hiểm xã hội. Đặc biệt, trong số 93% đó, có tới 50% mới đóng được dưới 1 năm đến dưới 3 năm.

Mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội để tăng tỉ lệ người dân được hưởng lương hưu là mục tiêu quan trọng nhất của bất cứ quốc gia nào. Việc người lao động nhận bảo hiểm xã hội một lần đồng nghĩa với việc họ tự tước bỏ quyền được đảm bảo an sinh xã hội- trở thành vấn đề đáng quan ngại cho xã hội trong tương lai. Vì vậy, các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Brazil, Canada, Argentina, Pháp, Nga, Đức… đều không cho người lao động hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần. Còn ở Việt Nam, vì nhiều lý do, chế độ này vẫn được thực hiện- dù không khuyến khích, dẫn tới số người hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần đang có xu hướng tăng.

Theo Nghị quyết số 28-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, mục tiêu mà Đảng và Nhà nước hướng tới là thực hiện bảo hiểm xã hội toàn dân. Theo đó, quỹ bảo hiểm xã hội được xây dựng từ sự đóng góp của người lao động, người SDLĐ và sự hỗ trợ của Nhà nước, nhằm đảm bảo an sinh lâu dài cho người lao động. Do đó, hơn ai hết, người lao động cần hiểu rằng, khoản tiền đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội là "của để dành" của chính mình, nó không mất đi mà được cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý và đầu tư tăng trưởng. Do đó, người lao động hoàn toàn có thể bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, để khi có điều kiện thì tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc hoặc tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để sau này được hưởng lương hưu.

NLĐ sau khi nhận BHXH 1 lần muốn đóng bảo hiểm trở lại

Ông Bùi Sỹ Lợi cũng cho biết, một trong những lý do khiến người lao động muốn nhận bảo hiểm xã hội 1 lần là điều kiện hưởng quá đơn giản, chỉ cần nghỉ việc một năm không tiếp tục tham gia là được hưởng. Đa số người lao động vẫn chưa hiểu rõ về cái lợi của việc tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để bảo đảm cuộc sống khi về già… Trong khi đó, hiện nay, cũng có nhiều người lao động sau khi lĩnh bảo hiểm xã hội 1 lần muốn nộp lại và tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu. Tuy nhiên, do luật hiện hành chưa có quy định hồi tố cho việc này nên chưa thể thực hiện được. Do đó, việc bảo lưu thời gian đóng, sau khi có điều kiện tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội để được đảm bảo an sinh xã hội khi về già là tối ưu nhất.

Hà Anh

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Miền Bắc nắng trở lại sau đợt mưa dông, nền nhiệt tăng lên ngưỡng bao nhiêu?

Đời sống - 5 phút trước

GĐXH - Theo dự báo, sau đợt mưa dông rải rác, ngày 21/5, miền Bắc hửng nắng, thời tiết khu vực tạnh ráo.

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Bắt tạm giam đối tượng không trả tiền cho người chuyển khoản nhầm

Pháp luật - 28 phút trước

Thấy hơn 170 triệu đồng đổ vào tài khoản ngân hàng của mình, dù không biết là tiền của ai nhưng Dũng vẫn chi tiêu hết. Tại cơ quan công an, Dũng hứa chi trả dần cho người chuyển khoản nhầm, nhưng 1 năm sau vẫn không thực hiện cam kết.

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Công an Đà Lạt mời làm việc với nhóm phụ nữ dừng ô tô, nhảy múa giữa đường

Pháp luật - 32 phút trước

Quá trình vào Khu du lịch hồ Tuyền Lâm (Đà Lạt), nhóm phụ nữ đã dừng ô tô giữa đường để chụp ảnh, nhảy múa và tập thể dục.

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Hé lộ mánh khóe Giám đốc công ty ở Hải Dương sản xuất hàng nghìn chai dầu nhờn giả

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình sản xuất dầu nhờn động cơ đốt trong, Phương đã mua dầu nhờn động cơ có sẵn của công ty khác về sang chiết, đóng chai nhưng không tiến hành thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng...

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Những 'đứa trẻ' đi cướp (P1): Bốn kẻ ngông cuồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Trên con đường vắng, hai thanh niên điều khiển 2 xe máy hiệu Honda Vision song song với nhau. Bất chợt, từ phía ngược chiều có 4 thanh niên khác áp sát, dùng hung khí uy hiếp khiến họ hoảng sợ, đưa xe máy cho chúng.

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Lĩnh án tham ô tài sản vì 'biển thủ' tiền hàng của doanh nghiệp

Pháp luật - 2 giờ trước

Được giao thu tiền của khách hàng, Thanh lập hai hệ thống sổ sách theo dõi, sau đó chiếm đoạt một phần tiền doanh nghiệp, rồi bỏ trốn…

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Lịch cúp điện Đà Nẵng ngày mai 21/5/2024: Sáng sớm nhiều khu vực không còn điện để dùng

Xã hội - 3 giờ trước

GĐXH – Theo lịch cúp điện của Tổng công ty Điện lực miền Trung thông báo, ngày mai nhiều quận, huyện thuộc Đà Nẵng sẽ mất điện từ sáng sớm.

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Chiêm ngưỡng cây cầu thuộc dự án nghìn tỷ ở Hà Nội chờ ngày thông xe

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Cây cầu vượt Nguyễn Văn Cừ - Hồng Tiến (quận Long Biên, Hà Nội) đã hoàn thiện nhưng hiện vẫn phải quây tôn 2 đầu cầu, chưa được thông xe vì phải chờ thi công xong đường kết nối.

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Quảng Trị: Một doanh nghiệp bị xử phạt vì san ủi rừng tự nhiên

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Công ty Cổ phần Trường Danh (Quảng Trị) cùng ông N.V.T. bị xử phạt vi phạm hành chính, phải nộp tổng số tiền 66 triệu đồng liên quan đến vụ việc rừng tự nhiên bị san ủi.

Tham tiền chuyển nhầm vào tài khoản, người đàn ông bị khởi tố

Tham tiền chuyển nhầm vào tài khoản, người đàn ông bị khởi tố

Pháp luật - 4 giờ trước

GĐXH - Công an huyện Thanh Trì (Hà Nội) vừa khởi tố Phạm Khắc Dũng (SN 1984, trú tại thị trấn Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội) về hành vi “Chiếm giữ tài sản trái phép”.

Top