Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thời điểm “vàng” để khám phụ khoa

Theo khuyến cáo, phụ nữ độ tuổi sinh đẻ nên đi khám phụ khoa theo định kỳ để có thể tầm soát được các bệnh lý một cách tốt nhất. Tuy nhiên, đa phần chị em đều đi khám khi bộ phận sinh sản có bất thường, điều này dẫn tới những khó khăn trong chẩn đoán cũng như điều trị.

Thời điểm đi khám cần thiết

Nhiều khuyến cáo chỉ rõ, phụ nữ nên đi khám sức khỏe sinh sản, phụ khoa định kỳ 3 - 6 tháng một lần. Khám phụ khoa là một quy trình thăm khám quan trọng có thể giúp chẩn đoán các vấn đề liên quan đến sinh sản, phát hiện kịp thời những bệnh lý có ảnh hưởng đến việc sinh con cũng như cuộc sống hôn nhân gia đình. Khám phụ khoa là những khảo sát, thăm khám tại cơ quan sinh dục nữ bao gồm âm hộ, âm đạo, tử cung, vòi trứng, buồng trứng và ngực để nhằm phát hiện những vấn đề bất thường tại cơ quan sinh sản. Điều này rất quan trọng, mang một phần quyết định trong sức khỏe sinh sản ở nữ giới. Tuy nhiên, tỷ lệ nữ giới đi khám phụ khoa định kỳ là rất ít, chị em phụ nữ chủ yếu đi khám khi có các vấn đề bất thường như viêm phần phụ, có biểu hiện ngứa ngáy, ra khí hư bất thường, kinh nguyệt không đều hay đã kết hôn lâu năm mà chưa đậu thai. Do đó dẫn tới việc chẩn đoán và điều trị muộn các bệnh lý phụ khoa, gây ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

Có những mốc thời gian, nhất thiết chị em cần phải đi khám phụ khoa là:

Trước khi kết hôn: việc thăm khám sức khỏe tiền hôn nhân có thể giúp loại trừ các bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục hay các bệnh lý có thể ảnh hưởng đến sinh sản cũng như cuộc sống vợ chồng.

Khi có ý định mang thai: nhằm giúp phát hiện điều trị kịp thời các vấn đề từ bộ phận sinh dục người mẹ để tránh lây nhiễm cho thai nhi, đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé, tránh những ảnh hưởng đáng tiếc sau này.

Khi có dấu hiệu bất thường: đó là khi vùng kín có dấu hiệu bất thường như ngứa, đau rát đặc biệt là đau sau khi quan hệ, ra nhiều khí hư có mùi với màu bất thường, rối loạn kinh nguyệt, ra máu âm đạo không rõ nguyên nhân, đau bụng vùng tiểu khung, rong kinh rong huyết, hoặc quá đau khi quan hệ tình dục...

Thời điểm “vàng” để khám phụ khoa - Ảnh 1.

Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản nên khám phụ khoa định kỳ 3-6 tháng 1 lần.

Một số lưu ý khi đi khám

Trước khi đi khám cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín. Tránh quan hệ, tránh sử dụng các dung dịch vệ sinh và không đặt âm đạo trước khi khám vài ngày trước khi đi khám, để tránh các tạp chất, tế bào bất thường và vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào âm đạo, vì điều này có thể làm thay đổi môi trường của vùng kín, có thể dẫn tới việc nhầm lẫn trong chẩn đoán do kết quả xét nghiệm không chính xác. Không thụt rửa âm đạo hoặc dùng dung dịch vệ sinh trong khoảng 3 ngày trước khi khám bởi nếu việc này sẽ rửa sạch các tế bào gây bệnh, khiến bác sĩ chẩn đoán sai bệnh.

Không sử dụng rượu bia, các chất kích thích trước khi đi khám. Mặc đồ rộng rãi thoải mái và thuận tiện nhất. Nên có sự chuẩn bị về kinh phí trước khi đi khám để có thể xử lý được những phát sinh xảy ra trong khi khám, đặc biệt là các xét nghiệm phát sinh khi nghi ngờ chẩn đoán.

Không đi khám phụ khoa trong kỳ kinh nguyệt, vì khi đó máu kinh chảy ồ ạt, niêm mạc tử cung bong tróc nên sẽ rất khó quan sát cũng như khó lấy bệnh phẩm để làm xét nghiệm. Thời điểm đi khám hợp lý nhất là sau khi sạch kinh từ 3 - 5 ngày. Nếu khám vào giai đoạn rụng trứng, việc lấy bệnh phẩm cũng sẽ khó khăn, dịch âm đạo sinh lý ra nhiều rất dễ gây chẩn đoán nhầm với các bệnh lý khác. Ở giai đoạn cuối của chu kỳ kinh, lúc này, lớp nội mạc tử cung sẽ tăng sinh rất dày để chuẩn bị cho một chu kỳ kinh mới. Do đó, việc quan sát đánh giá thành tử cung và lòng tử cung qua siêu âm sẽ trở nên khó khăn.

Theo BS. Song Nhi/SK&ĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top