Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thích nghi với COVID-19, sống có kiểm soát

Thứ năm, 11:47 23/04/2020 | Y tế

GiadinhNet - "Chúng ta xác định phải sống chung với dịch đến khi có vaccine và thuốc đặc trị hiệu quả", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về phòng, chống dịch COVID-19 chiều 22/4.

Ba tháng nỗ lực

Tính đến cuối ngày 22/4, Việt Nam có 6 ngày liên tiếp không ghi nhận ca mắc mới. Số ca mắc chững lại, trong khi số ca khỏi bệnh không ngừng tăng lên, đạt 83% (223 ca). Việt Nam là một trong 2 quốc gia, vùng lãnh thổ không có ca tử vong dù có trên 200 ca mắc.

Ngày 22/4 cũng là ngày thứ 90 Việt Nam ghi nhận ca mắc COVID-19 đầu tiên ở TP HCM. Ba tháng qua, chiến lược phòng, chống dịch bệnh của Việt Nam đã được dư luận, cộng đồng quốc tế đánh giá rất cao.

PGS.TS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp của Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng của Bộ Y tế cho rằng, điều đầu tiên cần nhấn mạnh là Việt Nam đã kiên định chiến lược, nguyên tắc phòng, chống dịch gồm: Ngăn chặn - Phát hiện - Cách ly - Khoanh vùng dập dịch và Điều trị tốt. Trên nguyên tắc, chiến lược đã được chỉ ra, Việt Nam đã có sự linh hoạt, vận dụng phù hợp tùy từng thời điểm, giai đoạn của dịch bệnh. Điều quan trọng là dù ở giai đoạn nào, chúng ta cũng áp dụng sớm và quyết liệt. Đặc biệt, Việt Nam kéo dài được giai đoạn từ khi có ca bệnh từ nguồn người nhập cảnh đến khi có trường hợp bệnh lây lan trong cộng đồng.

Cùng những tiến bộ về năng lực xét nghiệm và những quyết sách cụ thể, chiến lược điều trị theo nguyên tắc "4 tại chỗ", đến nay không có ca tử vong, PGS.TS Trần Đắc Phu cho rằng, chính sự phù hợp, linh hoạt, làm sớm và quyết liệt này không những giúp phòng bệnh tốt mà còn không gây hại đến kinh tế hay ảnh hưởng đến an sinh xã hội một cách không đáng có. Tuy nhiên, PGS.TS Trần Đắc Phu khẳng định, dịch COVID-19 vẫn còn kéo dài, diễn biến phức tạp, người dân tuyệt đối không chủ quan. "Chỉ cần một ca trong đám đông không quản lý được, sẽ bùng lên, không thể dập được", PGS.TS Trần Đắc Phu nói.

Thích nghi với COVID-19, sống có kiểm soát - Ảnh 1.

Dù diễn biến dịch bệnh trong nước đang có những dấu hiệu khả quan, nhưng tuyệt đối không được chủ quan, lơ là. ẢNH: MINH QUYẾT

Tại cuộc họp, các đại biểu thống nhất nhận định việc hạn chế tập trung đông người và giãn cách xã hội, thực hiện theo Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 là biện pháp hiệu quả nhất trong ứng phó với dịch COVID-19 và được nhiều quốc gia thực hiện.

Tuyệt đối đề cao cảnh giác

Đánh giá cao những nỗ lực Việt Nam đã đạt được trong 3 tháng qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh những kết quả đó đáng trân trọng, đáng mừng. Thủ tướng lưu ý, "vui mừng nhưng phải cảnh giác", phải chấp nhận tình trạng sống trong trạng thái có dịch, khi chưa tìm được vaccine.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết, nhờ áp dụng biện pháp cách ly xã hội một cách đúng đắn, kịp thời nên 6 ngày qua không có ca nhiễm mới, riêng TP HCM đã là 19 ngày. Đây là thắng lợi để chúng ta chuyển sang giai đoạn phòng, chống dịch dài hơi hơn, căn cơ hơn cùng với phát triển kinh tế - xã hội.

Nhấn mạnh một yêu cầu rất lớn là không được để đại dịch tàn phá đất nước, mạng sống của người dân là quan trọng nhất nên Thủ tướng yêu cầu các cấp, các ngành tiếp tục ngăn chặn quyết liệt, không được để dịch xâm nhập vào Việt Nam trở lại.

"Chúng ta cũng phải lưu ý, COVID-19 xuất hiện trở lại thì sự phá hoại của nó cũng là vấn đề rất lớn nên phải tuyệt đối đề cao cảnh giác", Thủ tướng nhấn mạnh. Do đó, người đứng đầu Chính phủ nhắc lại một số chủ trương mà Việt Nam đã kiên định từ đầu: Ngăn chặn triệt để từ bên ngoài, dập dịch từ bên trong, chữa trị tích cực những ca nhiễm.

Về chủ trương cách ly, Việt Nam tiếp tục cách ly tất cả người nhập cảnh, người bị nhiễm hay người có nguy cơ cao. Biện pháp cách ly có thể linh hoạt, nhưng phải đảm bảo yêu cầu nghiêm túc, chặt chẽ. Đặc biệt, dù thiệt thòi nhưng hiện nay chúng ta chưa có chủ trương tiếp nhận khách du lịch từ bên ngoài vào Việt Nam. Cùng với cách ly, yêu cầu rất lớn hiện nay phải nhanh chóng phát hiện ca bệnh, khoanh vùng dập dịch sớm để điều trị, sử dụng CNTT để nhanh chóng truy vết.

"Chúng ta xác định phải sống chung với dịch đến khi có vaccine và thuốc đặc trị hiệu quả", Thủ tướng nhấn mạnh. "Trạng thái bình thường mới" đã được Thủ tướng nhắc đến trong bài kết luận của mình. Theo đó, bắt buộc đeo khẩu trang trong các hoạt động cộng đồng (đi học, đi chợ, du lịch, tham gia giao thông công cộng, giao lưu, gặp gỡ…), bởi đây là biện pháp ngăn chặn hiệu quả; thường xuyên rửa tay sát khuẩn, kể cả sát khuẩn các phương tiện, công cụ, những vị trí bề mặt mà virus có thể bám vào; quy định mức tối thiểu giữ khoảng cách giữa người - người trong các hoạt động thường xuyên như trong sản xuất kinh doanh, lớp học, trên tàu xe, nhà hàng…; tiếp tục khuyến cáo người dân hạn chế ra ngoài nếu không có việc cần thiết, hạn chế tập trung đông người.

Một trạng thái mới được Thủ tướng đề cập thêm là nếp sống mới, văn minh, văn hoá mới, tác phong làm việc mới. Theo đó, một thời kỳ mới với ứng dụng khoa học kỹ thuật, CNTT được áp dụng rộng rãi trong mọi mặt đời sống xã hội.

Tại cuộc họp, Thủ tướng đồng ý chưa áp dụng "nguy cơ cao" với toàn Hà Nội mà chỉ áp dụng với một vài khu vực như huyện Thường Tín, huyện Mê Linh và một số nơi có các ca nhiễm chưa đủ 14 ngày, những nơi này phải áp dụng nghiêm Chỉ thị 16. Những nơi còn lại của Hà Nội thuộc nhóm "có nguy cơ". Tương tự, chỉ một khu vực của Hà Giang có bệnh nhân COVID-19 thuộc nhóm nguy cơ cao. Các địa phương khác như các quận, huyện khác của Hà Nội, hay của Hà Giang là "có nguy cơ".

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 ở một số khu vực có nguy cơ cao, áp dụng Chỉ thị 15 ở những nơi có nguy cơ. Đặc biệt, một số hoạt động vẫn được yêu cầu cấm hoàn toàn như: Các lễ hội, sự kiện thể thao đông người, hoạt động cơ sở kinh doanh vũ trường, karaoke, massage, tiệm trang điểm, tiệm hoa, sở thú...

Các tỉnh, thành khác cần kiểm soát chặt chẽ, theo dõi nghiêm ngặt nhưng tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, hoạt động bình thường cho người dân.

Thủ tướng giao Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thẩm quyền quyết định việc mở cửa hàng, các hoạt động sản xuất hàng hóa, kinh doanh, dịch vụ. Theo đó, lãnh đạo địa phương phải xác định nguy cơ cụ thể của từng nơi trên địa bàn để có giải pháp cho phù hợp. Nhưng lưu ý với những nơi nguy cơ cao, không được kinh doanh trên đường phố.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 13 giờ trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 4 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 1 tuần trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Top