Hà Nội
23°C / 22-25°C

Bộ ba, kẻ cử nhân, người kỹ sư rủ nhau bỏ việc về trồng nấm

Thứ hai, 16:17 17/12/2018 | Sản phẩm - Dịch vụ

Ba chàng 8X, kẻ cử nhân, người kỹ sư đều đang có công việc ổn định ở khu vực nhà nước, doanh nghiệp đã "hú" nhau bỏ việc về cùng nhau trồng nấm. Đó là anh Nguyễn Trương Kiến Khương; Nguyễn Hữu Văn; Phạm Tuấn Ðạt ở huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.

Sau 10 năm đi làm, nhóm bạn 3 người bất ngờ cùng rủ nhau bỏ việc để thực hiện dự định đã ấp ủ từ những ngày còn ngồi trên ghế giảng đường đại học: trồng nấm.

Rủ nhau bỏ việc đi trồng nấm

Cuối năm 2016, khi đang có một công việc ổn định ở Sở Nông nghiệp - phát triển nông thôn (NN-PTNT), Nguyễn Trương Kiến Khương đột ngột xin nghỉ việc. Một quyết định bất ngờ đối với nhiều người nhưng lại “bình thường” đối với Khương. Chàng trai 32 tuổi xin nghỉ việc để thực hiện dự định ấp ủ thời sinh viên: trồng nấm.


Các anh Nguyễn Trương Kiến Khương (trái) và Nguyễn Hữu Văn bên trong khu nhà trồng nấm rơm...

Các anh Nguyễn Trương Kiến Khương (trái) và Nguyễn Hữu Văn bên trong khu nhà trồng nấm rơm...

Vốn là một sinh viên chuyên ngành công nghệ sinh học, vào năm cuối đại học, Khương bén duyên với nấm. “Lúc đó có thầy ở Viện Sinh học Tây nguyên tại Ðà Lạt về trường giảng dạy chuyên ngành về nấm. Khi nghe thầy giảng thì mình mê mẩn với nấm. Do đó, mình cũng chọn bảo vệ luận văn về đề tài này và khăn gói lên Ðà Lạt để làm đề tài”, Khương kể.

Cũng chính niềm đam mê đó, sau khi tốt nghiệp anh vào làm việc ở Phòng Vi sinh, Viện Sinh học Tây nguyên để tiếp tục được nghiên cứu về nấm. Tại đây, Khương nghiên cứu sâu về cách trồng các loại nấm ăn và nấm dược liệu. Sau gần 5 năm làm việc tại đây, đầu năm 2012, anh quyết định trở về quê và anh vào làm việc ở Sở NN-PTNT. Tuy nhiên, niềm đam mê và dự định khởi nghiệp với nấm vẫn được Khương ấp ủ. Sau gần 5 năm công tác, anh xin nghỉ việc để thực hiện hoài bão của mình. “Cũng mạo hiểm khi từ bỏ công việc ổn định để bắt tay làm một công việc mới với không ít rủi ro. Tuy nhiên đã đam mê thì làm thôi”, anh cho hay.

Khương không phải là người duy nhất đưa ra quyết định khó khăn và mạo hiểm trong cuộc đời. Bởi ở thời điểm anh xin nghỉ việc, 2 người bạn đồng trang lứa khác của anh cũng xin nghỉ việc. Họ quyết định cùng nhau “làm cú lớn” trong đời như anh chia sẻ để đi trồng nấm.

Anh Nguyễn Hữu Văn, bằng tuổi với anh, cùng học chung chuyên ngành công nghệ sinh học nhưng sau một khóa. Anh Văn cũng học chuyên ngành về nấm và cũng có chung niềm đam mê nấm như Khương. Bởi vậy, dù đang làm việc cho một công ty lớn chuyên về thực phẩm, Văn cũng không ngần ngại nộp đơn xin nghỉ khi nghe Khương “hú” về trồng nấm.

Khác ngành nhưng cùng chung đam mê, Phạm Tuấn Ðạt, một kỹ sư xây dựng cũng nhanh chóng gật đầu với đề nghị “bỏ việc” về trồng nấm với Khương, người bạn học chung thời cấp 3.

Sau khi bỏ việc, bộ ba phân công trách nhiệm rõ ràng trong lần thực hiện “cú chơi lớn” của họ. Các anh Khương, Văn phụ trách về kỹ thuật nuôi trồng nấm, Ðạt chuyên về thiết kế, xây dựng nhà xưởng.

Tháng 4-2017, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Vinh Phúc (HTX Vinh Phúc), xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu chuyên về nấm ra đời. 3 chàng thanh niên chính thức gia nhập cuộc chơi biến niềm đam mê với nấm thành công việc kiếm tiền.

Khó nhưng vui

Thừa nhận là khá liều khi khởi nghiệp nhưng Khương cho hay, gia đình có đất trồng tràm ở xã Thiện Tân nên về mặt bằng trồng nấm, nhóm giảm bớt được nhiều áp lực. “Ðất nhà nên không phải trả tiền mặt bằng hằng tháng nên cũng đỡ áp lực, nhất là giai đoạn đầu còn khó khăn. Ngoài ra, mình cũng có thể đầu tư nhà xưởng mạnh tay khi không lo bị đòi lại mặt bằng”, anh Khương cười nói.

Một khó khăn nữa họ phải đối mặt là “thực tế không bao giờ giống như lý thuyết”. Dù 2 trong 3 người học về chuyên ngành công nghệ sinh học, nhưng khởi đầu của họ là liên tiếp thất bại về kỹ thuật. Trong gần nửa năm đầu tiên, họ thất bại hết lứa này đến lứa khác “nấm ra lẹt đẹt, lúc có, lúc không; thậm chí có những lứa không có cây nấm nào”, anh Khương cho hay.

Nhưng đó có lẽ chỉ là thuận lợi nhỏ nhoi khi bắt đầu khởi nghiệp của ba chàng trai. Vốn, có lẽ là khâu khó khăn nhất. Ðem tất cả những gì tích cóp được sau gần 10 năm đi làm, 3 chàng trai đầu tư xây dựng nhà xưởng trên diện tích đất 6.000m2. Thiếu trước hụt sau nên họ tìm mọi cách giảm chi phí. “Phòng phối trộn nguyên liệu trồng nấm, chúng tôi mua một container cũ để giảm giá thành”, anh Khương cho hay.

Sau mỗi thất bại, Khương và Văn ngồi lại cùng nhau phân tích, hoàn thiện quy trình. Mãi đến đầu năm 2018, việc trồng nấm của họ mới đi vào ổn định.

Nấm rơm, loại nấm mà nhóm chọn trồng giờ đây đã có một quy trình hoàn chỉnh và đảm bảo thành công. Khác với cách trồng nấm rơm thông thường là ủ rơm và cấy nấm ngoài trời, anh Khương và 2 người bạn chọn cách ủ nguyên liệu, lên men và cấy nấm trong buồng kín với các thông số phù hợp. Cách làm này giúp cho nấm ít bị nhiễm bệnh, cho chất lượng tốt và năng suất ổn định hơn. Trại nấm mỗi ngày cho thu hoạch đều đặn khoảng 50kg. Nấm bán chạy nên anh Khương và các bạn cũng đỡ được áp lực đầu ra.

Mới đây, niềm vui tiếp tục đến với nhóm 3 chàng trai khởi nghiệp với nấm khi một doanh nghiệp ở TP. Hồ Chí Minh đặt vấn đề ký hợp đồng bao tiêu toàn bộ nấm của HTX Vinh Phúc. “Khâu đầu ra gần như ổn nên chúng tôi đang dự định xây thêm nhà trồng nấm. Ngoài nấm rơm, chúng tôi cũng nghiên cứu để trồng thêm nấm bào ngư, nấm mèo”, anh Khương chia sẻ.

Ngoài nấm thương phẩm, Khương và các bạn còn bán giống cho người dân và trồng thêm rau hữu cơ để tận dụng nguồn nguyên liệu trồng nấm sau khi hết hạn sử dụng.

Sau hơn một năm thực hiện “cú chơi lớn” bỏ việc đi trồng nấm, anh Khương thừa nhận mình và các bạn đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất. Bởi giờ đây, với nguồn thu từ bán nấm, bán giống và bán rau, họ đã không còn phải bù lỗ. “Cũng còn khó khăn lắm nhưng chúng tôi hy vọng sản lượng được nâng lên, nhóm sẽ có lợi nhuận. Quan trọng hơn, chúng tôi vẫn đang có nhiều dự định để tiếp tục có thể sống với niềm đam mê của mình”, anh Khương khẳng định.

Theo Phạm Tùng

Báo Lao động Đồng Nai

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Tăng chuyến phòng 'cháy' vé máy bay, cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo lượng khách không như kỳ vọng

Xu hướng - 2 giờ trước

GĐXH - Trước kỳ nghỉ lễ, nhiều đường bay nội địa rơi trạng thái "cháy" vé và các hãng hàng không đều tăng cường ghế bay, chuyến bay nhưng Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất dự báo, lượng hành khách qua cảng dịp nghỉ lễ này thấp.

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji 'bật đà' lên giá

Giá vàng hôm nay 26/4: Vàng SJC, vàng nhẫn Bảo Tín Minh Châu, PNJ, Doji 'bật đà' lên giá

Giá cả thị trường - 2 giờ trước

GĐXH - Giá vàng hôm nay đi lên đối với cả vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn 24K các loại.

Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đã rẻ còn kèm ưu đãi khủng, Mitsubishi Xpander Cross chỉ có 'lép vế'

Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đã rẻ còn kèm ưu đãi khủng, Mitsubishi Xpander Cross chỉ có 'lép vế'

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Giá lăn bánh Suzuki XL7 mới nhất đang cực hời nhờ có chương trình ưu đãi hấp dẫn, nắm ưu thế lớn để cạnh tranh với Mitsubishi Xpander Cross.

CEO Vinamilk: ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

CEO Vinamilk: ưu tiên của chúng tôi là tiếp tục tăng thị phần, đảm bảo hiệu quả kinh doanh và cổ tức cho cổ đông

Sản phẩm - Dịch vụ - 3 giờ trước

Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam ("Vinamilk") đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông ("ĐHĐCĐ") năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Chọn thời điểm bán vàng không bao giờ lỗ: Lời khuyên của người chơi vàng lâu năm

Chọn thời điểm bán vàng không bao giờ lỗ: Lời khuyên của người chơi vàng lâu năm

Giá cả thị trường - 3 giờ trước

GĐXH - Với những người chơi vàng lâu năm họ có những nguyên tắc nhất định để không bao giờ phải chịu thua lỗ khi đầu tư vàng.

Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, ruột măng cụt gần 900 nghìn/kg vẫn đắt hàng

Cam sành rớt giá còn 5.000 đồng/kg, ruột măng cụt gần 900 nghìn/kg vẫn đắt hàng

Giá cả thị trường - 5 giờ trước

Cam sành tại Trà Vinh rớt giá còn 5.000 đồng/kg khiến nhiều nhà vườn lao đao. Trong khi đó, ruột măng cụt có giá tới 850.000 đồng/kg vẫn đắt hàng.

Dalatmilk - "Di sản từ cao nguyên" chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Dalatmilk - "Di sản từ cao nguyên" chinh phục những khách hàng kỹ tính nhất

Sản phẩm - Dịch vụ - 20 giờ trước

Dalatmilk - thương hiệu sữa tươi sạch ghi dấu ấn một "Di sản từ cao nguyên" đã và đang chinh phục ngày càng nhiều khách hàng khó tính, đáp ứng mọi yêu cầu khắt khe về chất lượng, tiêu chuẩn tinh tế ở cấu trúc, hương vị, độ béo, và các yếu tố vi lượng chuẩn mực của sữa cho pha chế và thưởng thức.

Lần thứ hai hủy đấu thầu vàng miếng, chuyên gia chỉ điểm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng không mặn mà đấu thầu

Lần thứ hai hủy đấu thầu vàng miếng, chuyên gia chỉ điểm những nguyên nhân khiến doanh nghiệp vàng không mặn mà đấu thầu

Bảo vệ người tiêu dùng - 21 giờ trước

GĐXH - Ngân hàng Nhà nước vừa thông báo huỷ phiên đấu thầu vàng miếng do chỉ có 1 đơn vị nộp phiếu dự thầu.

Sau chung cư, đất thổ cư, biệt thự, liền kề sản phẩm bất động sản nào sẽ thu hút các nhà đầu tư

Sau chung cư, đất thổ cư, biệt thự, liền kề sản phẩm bất động sản nào sẽ thu hút các nhà đầu tư

Sản phẩm - Dịch vụ - 21 giờ trước

GĐXH - Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, chỉ trong quý I/2024 lượng khách du lịch đến với thị trường nghỉ dưỡng đạt gần 98,5% so với cùng kỳ năm 2019. Tín hiệu tích cực cho thấy thị trường bất động sản nghỉ dưỡng đang dần phục hồi.

Giá xăng dầu giảm gần 1.000 đồng/lít, xăng RON95-III vẫn chạm mốc 25.000 đồng/lít

Giá xăng dầu giảm gần 1.000 đồng/lít, xăng RON95-III vẫn chạm mốc 25.000 đồng/lít

Giá cả thị trường - 21 giờ trước

GĐXH - Bộ Công thương vừa công bố giá xăng dầu bán lẻ trên thị trường mới, áp dụng từ 15h chiều nay (25/4).

Top