Hà Nội
23°C / 22-25°C

Trong thế giới của những tên "vàng tặc" Nam Phi

Thứ năm, 11:00 01/10/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Hãy tưởng tượng phải sống trong lòng đất gần 1 năm trời, trong điều kiện nhiệt độ lên tới 40 độ C, làm việc liên tục 12 tiếng đồng hồ/ngày và đối diện với hàng loạt nguy hiểm. Đó là cuộc sống của giới khai thác vàng trái phép, còn được biết tới với biệt danh Zama Zama ở Nam Phi.

Những cảnh đời cùng khổ

Johannesburg luôn được xem là một trong những vùng đất đặc biệt nhất thế giới. Nó nằm gần hai vỉa quặng giá trị, gồm vàng ở phía nam, nguồn gốc sự giàu có của thành phố và bạch kim ở phía bắc. Các tài nguyên này có trữ lượng lớn và đóng vai trò quan trọng cho nền kinh tế thế giới, đủ để đảm bảo sự giàu có cho Nam Phi tới tận thế kỷ 22.

Song việc khai thác vàng đang trở nên khó khăn theo mỗi năm. Vào cuối thế kỷ 19, quặng chứa vàng lộ ra trên mặt đất. Nhưng chúng đã bị khai thác hết từ lâu và giờ các công ty khai thác vàng đang phải đào sâu xuống dưới lòng đất. Mỏ Tau Tona của Công ty Anglo Gold, nằm cách Johannesburg 60km và là mỏ vàng sâu nhất, lớn nhất thế giới với hơn 800 km đường ngầm. Các kỹ sư đang quyết định đào sâu xuống dưới lòng đất khoảng 4,5km và qua đó tiếp tục khai thác vàng cho tới năm 2020. Ở điểm sâu nhất, thợ mỏ Tau Tona phải làm việc trong nhiệt độ cao tới 50 độ C và họ cần tới một hệ thống làm lạnh mạnh hơn 3 triệu lần 1 chiếc tủ lạnh thông thường.
 
Trong bóng tối, công việc của "vàng tặc" chỉ gói gọn trong mấy chữ "ăn, ngủ, đào".

Vàng đã mang tới sự thịnh vượng cho Johannesburg. Song thành phố vẫn có những khu ổ chuột khổng lồ của người nghèo. Tỉ lệ thất nghiệp lên tới 40% của Nam Phi đã đẩy không ít người nghèo xuống lòng đất, kiếm kế sinh nhai bằng nghề đào vàng trái phép. Những người này còn được biết tới với biệt danh Zama Zama (tạm dịch "Hãy thử vận may) ở Nam Phi.

Để có thể đào vàng họ mở lại các khu mỏ hợp pháp đã bị ngưng hoạt động, chui xuống lòng đất đào bới và chuyển vàng cho các băng tội phạm để bán ra nước ngoài. Đôi khi họ hối lộ cho những người điều hành hệ thống thang máy trong các khu mỏ hợp pháp hoặc dùng thẻ căn cước giả để xuống lòng đất. Từ đây, họ sống liên tục dưới lòng đất trong khoảng thời gian kéo dài từ 3 tháng tới gần 1 năm trời, trong điều kiện nhiệt độ cao, làm việc liên tục 12 tiếng đồng hồ/ngày.

Cuộc sống trong bóng tối

"Làm việc dưới lòng đất là điều khó khăn nhất" - Masahe, một thợ đào vàng trái phép thổ lộ - "Sau vài ngày bạn bắt đầu hoảng loạn, đặc biệt là về đêm. Bạn mất dần khái niệm thời gian. Bạn bắt đầu sợ bị đất đá nghiền nát dưới lòng đất, tưởng tượng cảnh các bức tường bỗng sụp lên người mình".

Masahe kể rằng anh làm việc cho một băng tội phạm với thành viên gồm các thợ mỏ hoạt động hợp pháp, người quản lý các ca làm việc của thợ mỏ và nhân viên an ninh. Họ là những người đã đưa các tay "vàng tặc" như anh tới hoạt động trong các khu vực mỏ hợp pháp của nhà nước, bên cạnh các mỏ vàng bỏ hoang.

Người ta trả cho Masahe khoảng 3.900 USD cho khoảng thời gian làm việc kéo dài 4 tháng. Sau khi xuống mỏ, sử dụng bản đồ và các máy bộ đàm di động, những người Zama có thể đi 20 km, trong bóng tối, dưới lòng đất để tới điểm đã định rồi bắt đầu khai thác vàng.

Đồ tiếp tế cho thợ đào vàng trái phép rất sẵn nhưng đắt đỏ. Một ổ bánh mì hoặc 1 chai Coca-Cola có giá 7,5 USD. Một chiếc bánh hamburger có giá 47 USD. Thuốc lá giá giao động từ 15 - 30 USD/bao. Rượu mạnh Oude Meester giá 75 USD/chai, rượu whiskey Fish Eagle giá 45 USD/chai. Tất cả đều được ghi nợ và thanh toán bằng vàng khi thợ mỏ chui lên khỏi lòng đất. Các cô gái làng chơi cũng được đưa xuống đây để phục vụ thợ mỏ. Họ sẽ loanh quanh trong mỏ khoảng 1 tuần, ngủ với hầu hết các tay Zama rồi rời đi.
 
Bên trong một hầm khai thác vàng bị bỏ hoang tại Nam Phi đã được "vàng tặc"
cho hoạt động trở lại.

Nghề nguy hiểm

"Không có không khí sạch, nhiệt độ có thể nóng tới 40 độ C, mọi thứ đều bị nén lại và độ ẩm rất cao" -chuyên gia chất nổ của cảnh sát, ông Joe Meiring cho biết - "Các tay "vàng tặc" làm việc trong lòng đất, ngủ tại đó và ăn ở đó. Trong bầu không khí nóng nực và tối tăm, họ già đi rất nhanh. Họ thậm chí còn hút thuốc ở dưới mỏ. Đó là một hành động nguy hiểm do trong mỏ có nhiều khí methane và chúng có thể bùng nổ nếu chỉ xuất hiện một tia lửa nhỏ".

Nổ khí methane chỉ là một trong những nguyên nhân có thể cướp đi mạng sống của các tay Zama. Đó có thể là hơi thủy ngân độc hại, bốc lên khi họ xử lý quặng để lấy vàng. Đó còn là những vụ sập hầm "bất tử". Meiring cho biết thợ mỏ trái phép thường dùng thuốc nổ thương mại để phá đá trong lúc khai thác vàng. Việc này có thể dẫn tới tình trạng sập hầm, làm chết theo hàng trăm người khác.

Các tay “vàng tặc” còn sử dụng thuốc nổ để tự vệ theo 3 cách thức rất nguy hiểm: Thứ nhất, họ chọn một khu vực và gài thuốc nổ vào đấy, tạo nên một cái bẫy chết người. Thứ hai, họ ném lựu đạn tự chế vào nhà chức trách và các thợ mỏ hoạt động hợp pháp. Cuối cùng, họ điều khiển vụ nổ từ xa nếu có vị khách không mời nào đó mò tới và không đọc được "mật mã".
 
Một số tay "vàng tặc" mới bị nhà chức trách bắt giữ.

Theo Masahe, có một cuộc chiến đang diễn ra trong lòng đất bởi nhiều băng đào vàng trái phép đang cạnh tranh với nhau để kiếm lợi. "Nếu bắt được một đối thủ, chúng tôi sẽ ra quyết định chung về việc trừng phạt nhân vật này. Chúng tôi có thể dùng đèn hàn cắt anh ta ra thành nhiều mảnh và ném xác xuống một đường hầm. Có rất nhiều thi thể ở dưới đó" - Masahe kể.

Như để minh chứng cho lời anh này, hồi tháng 6 vừa qua, thi thể 91 Zama đã được lôi lên từ dưới mỏ Eland đã bị đóng cửa tại thị trấn Welkom. Nhà chức trách tin rằng trong năm ngoái có khoảng 1.000 tay "vàng tặc" đã chết dưới lòng đất, tại nhiều mỏ vàng ở Nam Phi.

Nhưng nguy hiểm có giá của nó. Samuel Sefuli, 26 tuổi, cho biết anh đã làm thợ đào vàng bất hợp pháp do có quá ít công việc lương thiện dành cho bản thân. Cuộc đào vàng trái phép gần nhất diễn ra cách đây 3 tháng đã giúp anh bỏ túi 11.000 USD. "Vàng là cách duy nhất để sống sót tại đất này" - Sefuli nói.
 
Chưa có giải pháp đối phó

Meiring là 1 trong số 20 sĩ quan cảnh sát mới trải qua các đợt huấn luyện đặc biệt để tấn công giới khai thác vàng lậu. Không thể chống lại các tay Zama, vốn sử dụng súng AK làm vũ khí tự vệ và lựu đạn tự chế làm phương tiện răn đe, các công ty mỏ đã nhờ cảnh sát giải quyết vấn đề.

Trước khi mở cuộc tấn công đầu tiên, Meiring và người của ông đã tập chiến thuật ở một mỏ vàng nằm sâu dưới lòng đất 2 km. Các cuộc tấn công của cảnh sát diễn ra hết sức vất vả. Họ không dám dùng súng do sợ đạn sẽ khiến khí ga dưới hầm mỏ phát nổ. Trong khi đó "vàng tặc" không ngại sử dụng thuốc nổ để ngăn cản nỗ lực truy bắt của nhà chức trách.

Tuần trước, Meiring và cộng sự đã sử dụng một số phương tiện đặc biệt mới có thể bắt giữ 60 tay “vàng tặc” trong khi truy quét một khu mỏ nằm gần Johannesburg. Tất cả những kẻ bị bắt đều là người da đen và là dân nghèo, đang cố gắng kiếm sống khi tỉ lệ thất nghiệp tại Nam Phi tiếp tục tăng cao, phúc lợi xã hội yếu và khoảng cách giàu nghèo đã trở nên cực lớn.
 
Công nhân khai thác vàng Nam Phi.

Ngành công nghiệp khai thác vàng Nam Phi cũng cố gắng tự vệ bằng cách tăng cường các biện pháp an ninh, sa thải các nhân viên tham nhũng từng bảo kê những tay Zama. Tuy nhiên vàng trái phép vẫn chảy ra ngoài Nam Phi và chiếm 10% tổng lượng xuất khẩu vàng của nước này.

Mới đây, một số tổ chức như Oxfam đã lên tiếng cho rằng ngành công nghiệp vàng phải có sự giám sát "vàng bẩn" tuồn ra từ Nam Phi, giống như việc giám sát "kim cương máu" được chuyển ra từ các mảnh đất có xung đột. "Với 10% ngành công nghiệp vàng của Nam Phi bị kiểm soát bởi một chợ đen đang lớn lên, một lượng lớn vàng bất hợp pháp sẽ xuất hiện ở Anh và Mỹ cũng giống như “kim cương máu" - ông Keith Slack, nhà tư vấn chính sách của Oxfam nói.
 
Oxfam đang muốn thành lập một tổ chức độc lập để giám sát nguồn gốc của vàng. Nhưng theo Hội đồng Vàng thế giới, việc xác định nguồn gốc vàng trên thị trường là công việc hết sức khó khăn. Điều đó có nghĩa người tiêu dùng sẽ không thể phân biệt đâu là vàng được khai thác bất hợp pháp - với những cuộc đời cùng khổ gắn kèm theo nó, và đâu là vàng hợp pháp.

Ông Anton van Achterbergh, cố vấn pháp lý của Cơ quan quản lý mỏ Nam Phi cũng cho rằng việc dẹp nạn "vàng tặc" là gần như không thể. “Khu vực nằm giữa Johannesburg và Welkom giống như một miếng phô mai Thụy Sĩ vậy" - ông nói -"Chúng ta đang nói về hàng ngàn km đường ngầm. Vàng lại có thể được khai thác quá dễ dàng nên tới nay chúng tôi vẫn chưa biết phải chống lại vấn nạn này bằng những phương thức nào”.
 
Hương Giang
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 12 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 20 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Top