Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tiếc thương nhà báo Mỹ, cả thế giới lên án kẻ đã ra tay tàn độc

Thứ sáu, 14:37 22/08/2014 | Bốn phương

GiadinhNet - Sự ra đi của nhà báo Mỹ James Foley không chỉ là nỗi mất mát lớn lao đối với gia đình anh, nước Mỹ mà cả xã hội đối với một nhà báo trọn đời đã phấn đấu cho lý tưởng.

Tiếc thương nhà báo Mỹ, cả thế giới lên án kẻ đã ra tay tàn độc 1
  Bố mẹ và bà ngoại Foley trong buổi lễ cầu nguyện cho con trai được thả khi nhà báo này bị bắt làm con tin năm 2012. Ảnh: AP

Nỗi đau khôn cùng của gia đình

James Foley, 40 tuổi, học tại Đại học Marquette ở thành phố Milwaukee, bang Wisconsin, trước khi học chuyên ngành báo chí tại Đại học Northwestern ở Chicago. Nhà báo này từng đưa tin về cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Trước khi dấn thân vào nghiệp báo chí, Foley dạy các kỹ năng đọc và viết cho những phạm nhân bị kết án ở nhà tù Cook County ở Chicago.

Anh mất tích từ tháng 11/2012 sau khi bị bắt làm con tin lúc đang đưa tin từ Taftanaz, phía bắc Syria cho hãng GlobalPost và bị giam giữ trong thời gian gần 2 năm. Những kẻ bắt giữ Foley từng yêu cầu gia đình Foley khoản tiền chuộc 132,5 triệu USD và sự nhượng bộ chính trị của Mỹ để đổi lấy tự do cho nhà báo này nhưng không được đáp ứng. Quân đội Mỹ đã từng tiến hành một chiến dịch trên không và trên bộ nhằm giải cứu những con tin người Mỹ bị tổ chức Nhà nước Hồi giáo bắt cóc tại Syria, trong đó có nhà báo James Foley nhưng không thành. 

Mới đây, các thành viên IS đã đăng video có hình ảnh rùng rợn khi hành hình Foley, quay tại một địa điểm chưa được xác định dưới tiêu đề "một thông điệp gửi tới Mỹ". 

Trong video, Foley bị cạo trọc đầu, mặc bộ quần áo da cam trong tư thế quỳ gối thản nhiên đối diện với camera trước khi bị hành quyết. Foley gửi đi một thông điệp ám chỉ tới em trai John được cho là phục vụ trong Không quân Mỹ. Nhắc tới những vụ không kích của Mỹ nhằm vào lực lượng của Nhà nước Hồi giáo ở Iraq, Foley nói những lời chắc chắn là do những kẻ giết anh viết ra: "Anh đã chết từ cái ngày mà các đồng nghiệp của em ném bom vào những người này. Chúng đã ký giấy tử cho anh".

Nỗi đau xót khi mất đi đứa con trai của mình quá lớn, bố mẹ của Foley đã không xem hình ảnh đáng sợ đó trong đoạn video. Đối với họ, những gì diễn ra thật quá khủng khiếp. "Người ta có thể chết bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đây là cách khủng khiếp nhất và tôi bị ám ảnh khi nghĩ tới việc con trai tôi phải chịu đau đớn đến mức nào, biện pháp hành hình này tàn nhẫn ra sao. Điều đó chứng minh sự dũng cảm của thằng bé. Nó đã dũng cảm tới phút chót và tôi nghĩ con trai tôi đã chấp nhận hoàn cảnh, nó chấp nhận lòng tin của Chúa với bản thân và niềm tin của nó với Chúa", cha mẹ Foley nói.

Ông John - cha của Foley, nói rằng con ông là một liệt sĩ vì sự tự do, đồng thời ông kêu gọi thả những người bị bắt khác.

"Chúng tôi tin rằng con tôi là một liệt sĩ. Một liệt sĩ vì tự do", cha mẹ của nhà báo James Foley đã nói bên ngoài căn hộ tại thành phố Rochester, bang New Hampshire. "Chúng tôi cảm ơn Jim vì tất cả những niềm vui mà con mang tới cho chúng ta. Jim là một người con, một người anh trai, một nhà báo và một con người đặc biệt". 

Ông John và bà Diane nói họ biết về cái chết của Foley "giống như tất cả mọi người", khi báo giới đưa tin nhóm phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã giết con họ và đăng một đoạn video.

Tiếc thương nhà báo Mỹ, cả thế giới lên án kẻ đã ra tay tàn độc 2
  Ông bà Foley hôm 20/8 chia sẻ với các phóng viên bên ngoài ngôi nhà của họ ở thành phố Rochester. Ảnh: AP

Bà Diane Foley - mẹ của James nói: "Điều đó gợi nhắc chúng tôi tới Chúa Jesu. Jesu là hiện thân của tình yêu, lòng tốt và Jim đang trở nên giống như thế".

Đối với họ, sự ra đi của Jim đã là quá đủ, họ không muốn có thêm bất cứ một nhà báo nào khác phải chịu những hành động man rợ của IS nữa. Hai ông bà đã nói chuyện với Tổng thống Mỹ Barack Obama và cầu xin ông tìm cách cứu mạng nhà báo Steven Sotloff và các tù nhân khác người cũng đang bị IS bắt giữ và đe dọa mạng sống. 

Họ tin chắc rằng con trai mình đã cảm nhận được những lời cầu nguyện của thế giới dành cho mình.

Bà Diane bật khóc khi nghe chồng nhắc đến người con yêu quý. Bà tự hỏi họ sẽ chịu đựng điều này bao lâu nữa, người mẹ nói. "Jim là một người Mỹ tuyệt vời và nó tin vào những điều tốt đẹp nhất của đất nước này. Chúng tôi nguyện cầu để cái chết của James sẽ gắn kết đất nước một cách mạnh mẽ, bằng những giá trị mà James vẫn tôn thờ".

Phẫn nộ với kẻ đã ra tay tàn độc

Trước hành động man rợ của nhóm phiến quân IS, tổng thống Mỹ Barack Obama đã cam kết tiếp tục đương đầu với các phần tử vũ trang thuộc tổ chức Nhà nước Hồi giáo này và kêu gọi thế giới cùng có hành động đối với nhóm vũ trang đang kiểm soát một phần lãnh thổ Iraq và Syria.

Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết: “Nước Mỹ sẽ tiếp tục làm tất cả những gì cần làm để bảo vệ người dân. Chúng ta sẽ cảnh giác và không nao núng. Nếu có kẻ gây tổn hại cho người Mỹ, cho dù là ở đâu, chúng tôi sẽ làm điều cần thiết để công lý được thực thi. Một điều mà tất cả chúng ta đều đồng tình là những nhóm vũ trang như tổ chức Nhà nước Hồi giáo không có chỗ trong thế kỷ XXI”.

Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã lên án vụ hành quyết nhà báo James Foley và xem đây là một hành động giết người man rợ; đồng thời cho biết thủ phạm có khả năng là một công dân Anh, vì trong đoạn băng video kẻ bịt mặt thực hiện vụ hành quyết nói những lời đe dọa bằng giọng Anh. “Tôi kịch liệt lên án hành động giết người man rợ này. Chúng tôi vẫn chưa xác định được danh tính kẻ sát nhân, tuy nhiên có khả năng cao đó là một công dân Anh. Rất nhiều công dân Anh đã tham gia vào những hành động mang tính khủng bố ở Iraq và Syria”.

Ông Cameron cũng cho hay, Anh sẽ tăng gấp đôi các nỗ lực bảo vệ công dân Anh ở Trung Đông và ngăn chặn họ tham gia vào những hành vi tương tự như trong đoạn video.

Trong một tuyên bố thông qua phát ngôn viên của mình, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon đã gọi vụ sát hại nhà báo Foley là một tội ác đáng ghê tởm.

Ông Stephane Dujarric, người phát ngôn của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc cho biết: “Tổng thư ký Liên Hợp Quốc lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất vụ sát hại dã man nhà báo James Foley - một tội ác ghê tởm được thực hiện trong chiến dịch của tổ chức Nhà nước Hồi giáo chống lại người dân Iraq và Syria. Thủ phạm của tội ác khủng khiếp này phải bị đưa ra trước công lý".

Tiếc thương nhà báo Mỹ, cả thế giới lên án kẻ đã ra tay tàn độc 3
Bức ảnh chụp Foley đang tác nghiệp tại Syria tháng 7/2012. Ảnh: AP

Giáo hoàng thế giới Francis cũng đã gọi điện đến động viên bố mẹ James Foley.  

Người phát ngôn của Vatican cho biết, trong cuộc trò chuyện qua điện thoại, người đứng đầu Tòa thánh đã gửi lời chia buồn sâu sắc tới gia đình Foley ở Mỹ và cầu nguyện cho họ.

2h chiều ngày 24/8 này, một buổi lễ cầu nguyện cho sự hàn gắn, hy vọng và cả hòa bình sẽ diễn ra tại Nhà thờ Our Lady of the Holy Rosary ở thành phố Rochester. Dự kiến, ngày 18/10 cũng sẽ diễn ra một lễ tưởng niệm tập trung dành cho James Foley.

Vụ nhà báo Mỹ bị chặt đầu gây rúng động thế giới và gây lo ngại cho sự an toàn của các phóng viên chiến trường. Mỹ tuyên bố điều tra hình sự vụ hành quyết Foley và hợp tác cùng các cơ quan quốc tế để truy lùng phiến quân Hồi giáo đã hạ thủ anh. Trong khi đó, Youtube đang cố gắng xóa bỏ mọi video ghi lại cảnh nhà báo Mỹ bị chặt đầu trên trang này, đồng thời đóng tất cả tài khoản của các nhóm khủng bố, nhằm ngăn chặn việc phát tán rộng rãi những hình ảnh man rợ.

Tổng thống Indonesia, đất nước có đông người theo đạo Hồi nhất thế giới cũng đã lên án những hành động man rợ đối với nhà báo James Foley.

Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono cho rằng quy mô các cuộc tàn sát do phiến quân Hồi giáo đã vượt quá phạm vi ở Iraq và Syria, mức độ bạo lực thật kinh khủng. "Nó thực sự gây căm phẫn. Các cuộc tàn sát đang vượt khỏi tầm kiểm soát. Chúng tôi không tha thứ cho điều đó, chúng tôi cấm tư tưởng cực đoan ở Indonesia".

Ông cũng kêu gọi lãnh đạo các nước cùng chung tay chống lại những kẻ cực đoan. "Đây là lời cảnh tỉnh mới tới lãnh đạo trên toàn thế giới, kể cả các lãnh đạo các nước theo đạo Hồi. Tất cả cần xem xét cách làm sao chống lại những kẻ quá khích. Thay đổi điều mà cả phương Tây và những người theo đạo Hồi cần, đó là làm sao để hai bên hiểu nhau".

Tổng thống Indonesia khẳng định chính phủ đang tích cực ngăn cản việc lây lan tư tưởng Thánh chiến. Người dân Indonesia từng nhận được những lời kêu gọi và có hàng chục người đã sang Syria và Iraq gia nhập đội quân của những kẻ quá khích. Tổng thống cho rằng triết lý của Nhà nước Hồi giáo ở Trung Đông đi ngược lại những giá trị cơ bản ở Indonesia và kêu gọi mọi người ngăn chặn.

Tội ác sẽ phải trả giá

Tiếc thương nhà báo Mỹ, cả thế giới lên án kẻ đã ra tay tàn độc 4
  Nhà báo Pháp Francois cho hay ông biết rõ kẻ sát hại Foley. Ảnh: Ibtimes

Phóng viên người Pháp Didier Francois, người từng bị giam cùng với James Foley, cho biết ông có thể nhận dạng một phần kẻ đã hành quyết Foley, tên hắn là John.

"Tôi có thể biết khá rõ đây là ai", NYDaily News dẫn lời Francois nói dù ông chưa chính thức nhận dạng kẻ hành quyết Foley. Tên này, cùng với hai đồng bọn gốc Anh khác của Nhà nước Hồi giáo tự xưng, được các con tin gọi là nhóm Killer Beatles, theo tên ban nhạc Anh.

Theo ông Francois, Foley trở thành người bị phiến quân "quan tâm" hơn so với các con tin khác khi chúng phát hiện em trai của Foley, cũng tên là John, làm việc cho không quân Mỹ. Chúng tra tấn bằng cách bắt Foley đứng sát vào tường như thể bị đóng đinh, anh còn phải chịu các hình thức tra tấn khác nhưng không bao giờ kêu than. "Anh ấy là một trong những trụ cột tinh thần của nhóm con tin", Francois nói.

Thủ tướng Anh David Cameron cho biết chính phủ Anh chưa nhận dạng cá nhân nào chịu trách nhiệm về vụ hành quyết, nhưng từ những chứng cứ thì có thể đó là công dân Anh. Ông cho rằng điều này "gây sốc mạnh".

Trong đoạn video được tung lên Youtube, kẻ hành quyết Foley nói giọng Anh chuẩn. Ước tính có khoảng 500 công dân nước Anh đã sang Syria và gia nhập IS hoặc tổ chức đối thủ là Jamat al Nusrah.

Bộ Tư pháp Mỹ đang điều tra hình sự cái chết của nhà báo James Foley và hợp tác cùng các cơ quan quốc tế để truy lùng phiến quân Hồi giáo đã ra tay sát hại anh. 
 
Foley là phóng viên phương Tây thứ hai bị những kẻ khủng bố Hồi giáo sát hại từ năm 2002, sau khi Daniel Pearl, một phóng viên của Wall Street Journal, bị một thủ lĩnh al-Qaeda chặt đầu. Kể từ đó, mạng lưới khủng bố này tăng cường bắt cóc con tin phương Tây để tống tiền, với hơn 50 người nước ngoài đã bị giam giữ trong 5 năm qua. Hầu hết họ đã được thả sau khi chính phủ các nước đưa tiền chuộc.
Tuy nhiên, tại Iraq, nơi IS hoành hành, các thủ lĩnh bắt người nước ngoài với mục đích duy nhất là giết họ. Abu Musab al-Zarqawi, kẻ đứng đầu al-Qaeda tại Iraq, khét tiếng là "Trùm giết người" vì đích thân chặt đầu các con tin nước ngoài.
Y đã tạo ra một phong cách xử tử riêng của mình, buộc các nạn nhân phải mặc bộ áo liền quần màu cam, tương tự trang phục tù nhân tại nhà tù vịnh Guantanamo của Mỹ. Hình thức này tàn bạo đến nỗi nhân vật số hai của al-Qaeda khi đó là Ayman al-Zawahri từng đề nghị Zarqawi từ bỏ cách giết tù nhân này và thay bằng cách bắn họ.
Các phiến quân ở Iraq của Zarqawi tập hợp tại Syria vào năm 2011 và sau đó tự xưng là Nhà nước Hồi giáo. Chiến thuật của những kẻ này dã man đến mức al-Qaeda phải khai trừ chúng ra khỏi mạng lưới. Tuy nhiên, trong việc bắt cóc tống tiền, chiến thuật của IS cũng chính là sự lặp lại những gì các chi nhánh al-Qaeda đã làm.

Lan Dương tổng hợp

vulanthuviec
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 5 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 13 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 17 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 18 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top