Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi đau đớn của những người đàn ông bị cưỡng hiếp

Thứ sáu, 17:15 04/05/2012 | Bốn phương

Người đàn ông lấy từ trong túi ra một miếng băng vệ sinh cũ. Anh ta nói: "Bà Eunice, tôi rất đau và tôi phải dùng cái này”.

Đa phần các nạn nhân không trình báo bởi quá xấu hổ

Vào một buổi chiều tại văn phòng của Eunice Owiny – chuyên viên Dự án Bảo trợ tị nạn trực thuộc Đại học Makerere – đặt tại Kampala, Uganda (Dự án nhằm giúp đỡ dân tị nạn châu Phi), một người phụ nữ đến và trình bày là mình gặp trục trặc trong hôn nhân.

“Chồng tôi không thể quan hệ được”, chị phàn nàn. “Chắc chắn là anh ấy có chuyện gì giấu tôi”.

Owiny mời người chồng vào nhưng chuyện chẳng đi đến đâu. Chỉ đến lúc chị đề nghị người vợ ra ngoài thì anh này mới bộc bạch: “Chuyện ‘ấy’ đã xảy ra với tôi”.

Anh lấy từ trong túi ra một miếng băng vệ sinh cũ. “Bà Eunice”, anh ta nói. “Tôi rất đau và tôi phải dùng cái này”. Đặt miếng băng lên bàn, anh bắt đầu giãy bày tâm sự. Trong khi chạy loạn khỏi cuộc nội chiến ở Congo, gia đình chia lìa còn anh bị quân nổi loạn bắt giữ. Những kẻ đó đã cưỡng bức anh, ba lần một ngày trong vòng 3 năm liền.

Và anh không phải là người duy nhất. Anh đã chứng kiến rất nhiều người đàn ông khác bị bắt giữ và làm nhục trước mặt mình. Có những người đã chết ngay lập tức do vết thương quá sâu.
 
Vì có quá ít nghiên cứu về cưỡng bức đàn ông trong chiến tranh nên không thể đưa ra kết luận nào về nguyên do cũng như mức độ phổ biến dù năm 2010 một bản điều tra đăng trên Đặc san Hiệp hội Y khoa Mỹ đã chỉ ra rằng 22% nam giới và 30% nữ giới ở Đông Congo bị bạo lực tình dục do xung đột chính trị.

Tuy nhiên, đó chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Trong nghiên cứu “Cưỡng bức đàn ông và nhân quyền” của Lara Stemple – Đại học California (Mỹ), bạo lực tình dục đàn ông đã trở thành một loại vũ khí trong chiến tranh hoặc xung đột tại những nước như Chile, Hi Lạp, Croatia, Iran, Cô-oét, Liên Xô và Yugoslavia cũ. 21% đàn ông Sri Lankan có mặt tại trung tâm chữa trị thương tích tra tấn London công nhận họ bị cưỡng bức trong thời gian giam giữ. 

Bạo lực tình dục đàn ông đã trở thành một loại vũ khí trong chiến tranh hoặc xung đột tại những nước như Chile, Hi Lạp, Croatia, Iran, Cô-oét, Liên Xô và Yugoslavia cũ.

Những thất bại trong việc thừa nhận bi kịch này ở nam giới đã làm vấn đề trở nên trầm trọng. Phần lớn đàn ông Tamils ở Sri Lanka bị bạo lực tình dục trong thời kì nội chiến đều không báo cáo với cơ quan chức năng vào thời điểm đó và sau này giải thích rằng họ đơn giản là quá xấu hổ.
 
Theo nghiên cứu của Lara Stemple, những tổ chức bảo trợ quốc tế hầu như phớt lờ vấn đề của đàn ông. Trong 4.076 tổ chức phi chính phủ thừa nhận bạo lực tình dục chỉ có 3% đề cập đến các nạn nhân nam giới ở những nghiên cứu của mình. Hiếm hoi mới thấy được đôi dòng ở phía cuối các báo cáo như: “Nam giới cũng có thể là nạn nhân cho bạo lực tình dục nhưng không có dữ liệu cũng như luận cứ nào bàn về vấn đề này”.

Năm 2010, Dự án Bảo trợ đã làm bộ phim tài liệu “Bạo lực tình dục nam giới” nhằm đánh một hồi chuông cảnh tỉnh về vấn nạn này. Tuy nhiên, bộ phim đã bị buộc ngừng lại ngay khi vừa công chiếu bởi một số thế lực tài trợ.

Có lẽ lâu nay người ta vẫn mặc nhiên cho rằng cưỡng hiếp chỉ nhằm vào phụ nữ. Thậm chí một trong những nhà tài trợ cho Dự án, Oxfam Hà Lan tuyên bố chỉ rót viện trợ nếu như 70% số tiền ấy được dùng để trợ giúp cho nữ giới. 

Ngay khi biết chồng bị cưỡng bức, những người vợ hầu như đều quyết định bỏ đi.

Đối với các nạn nhân nam giới, còn sống sau chiến tranh không phải một điều may mắn. Ở Uganda, những người còn sống sót có nguy cơ bị cảnh sát bắt giữ với tội danh “đồng tính” (có đến 38/53 quốc gia châu Phi coi đồng tính là một tội lỗi). Thêm vào đó, họ bị bạn bè xa lánh, gia đình chối bỏ.
 
“Ở châu Phi đàn ông không được phép yếu đuối”, chuyên viên Salome Atim của RLP cho biết, “Người đàn ông là trụ cột của gia đình. Nếu không làm được điều đó thì anh ta có vấn đề. Ngay khi biết chồng bị cưỡng bức, những người vợ hầu như đều quyết định bỏ đi bởi cho rằng anh ta không thể bảo vệ mình được nữa".
 
Theo Báo Đất Việt
kieudiep
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 6 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top