Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nga "trình làng" át chủ bài trên không

Thứ sáu, 08:54 05/02/2010 | Bốn phương

GiadinhNet - Nga vừa trở lại sân khấu quốc tế trong vai trò một siêu cường quân sự và công nghệ, thông qua việc giới thiệu chiếc máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5.

Loại máy bay mới này có rất nhiều tính năng ưu việt như tốc độ siêu âm, tàng hình, giấu vũ khí trong thân... và được đánh giá là có thể sánh ngang với các chiến đấu cơ hiện đại nhất của Mỹ như F-22 Raptor, F-35 Lightning II nhưng với mức giá rẻ hơn nhiều lần.
 
Phía Nga cho biết giá một chiếc T-50 sẽ chỉ vài chục triệu USD, rẻ hơn nhiều
so với mức giá 142 triệu USD của đối thủ F-22.

Hơn 3 thập kỷ thai nghén

Trong bầu không khí giá lạnh của vùng Viễn Đông Nga, chiếc Sukhoi T-50 nhanh chóng lấy đà rồi lao vút lên trời. Dưới mặt đất vang lên tiếng vỗ tay, tiếng chúc mừng nhau của nhóm thử nghiệm. Chiếc máy bay tiêm kích đa năng đầu tiên do Nga độc lập nghiên cứu và chế tạo kể từ khi Liên Xô cũ sụp đổ, đã có khởi đầu không thể hoàn hảo hơn.

Phòng thiết kế Sukhoi, nơi trực tiếp nghiên cứu và chế tạo chiếc T-50, cũng tuyên bố chuyến bay diễn ra thành công và các hệ thống trên máy bay hoạt động hoàn hảo. "Mọi mục tiêu đặt ra cho chuyến bay đầu tiên đều đã thành công mỹ mãn" - phát ngôn viên của Sukhoi nói. "Đây là thành công vĩ đại của nền khoa học Nga cũng như phòng thiết kế" - ông Mikhail Pogosyan, Tổng giám đốc Sukhoi, tuyên bố trong một thông cáo báo chí được đưa ra sau cuộc thử nghiệm - "Chiếc máy bay này, cùng các máy bay thế hệ thứ 4 được nâng cấp, sẽ định nghĩa tiềm năng sức mạnh của Không quân Nga cho vài thập kỷ tới".

T-50 có một lịch sử phát triển khá dài. Bắt đầu từ giữa những năm 1970, khi thấy Mỹ liên tục hiện đại hóa lực lượng không quân, Liên Xô đã triển khai các dự án máy bay tiêm kích I-90, máy bay cường kích SH-90, máy bay ném bom B-90 và máy bay do thám M-67. Dự án I-90 được chia làm 2 loại gồm dự án máy bay chiến đấu hạng nặng MFI (Máy bay tiêm kích tiền tuyến đa năng) và dự án máy bay hạng nhẹ LFI. Dự án LFI sau đó bị hủy bỏ.

Dự án I-90 đã thu hút sự quan tâm của Phòng thiết kế Mikoyan. Mục tiêu của dự án MFI là tạo ra một loại máy bay tiêm kích hạng nặng kết hợp với khả năng cường kích. Ban đầu Mikoyan tạo ra một loại máy bay rất giống mẫu F-15 của Mỹ. Tuy nhiên sau đó, Mikoyan đã hủy bỏ và đề xuất mẫu MiG 1.42 và cuối cùng là mẫu MiG 1.44. Đây là loại máy bay tiêm kích tấn công đa năng với cánh chính hình tam giác. Chiếc máy bay nặng 35 tấn này trên lý thuyết có thể đạt tốc độ siêu âm tối đa Mach 2.6 ở độ cao thích hợp, và có khả năng bay siêu âm trong thời gian dài.

Phòng thiết kế Sukhoi không đăng ký tham gia dự án I-90 do họ tự tin về mẫu thiết kế Su-27 Flanker. Tuy nhiên khi Mikoyan giới thiệu MiG 1.44, Sukhoi nhận ra rằng mẫu thiết kế này có khả năng đe dọa tương lai những chiếc Su-27. Vì thế đã tiến hành thiết kế mẫu máy bay tiêm kích đa năng riêng, dù dự án MFI đã được trao cho Mikoyan cách đó 2 năm. Kết quả của việc này là sự ra đời của mẫu Su-47.
 
Mẫu T-50 sau khi hoàn tất hoạt động bay thử nghiệm.

Theo kế hoạch, các máy bay trong dự án I-90 lẽ ra đã được đưa vào sản xuất hàng loạt trong những năm 1990 để đối đầu với chương trình Máy bay Chiến thuật Tiên tiến (ATF) của Mỹ, vốn sản sinh ra những chiếc F-22 Raptor. Tuy nhiên việc cắt giảm ngân sách quốc phòng vào cuối những năm 1980 cùng với sự tan vỡ của Liên Xô đã khiến chương trình MFI ngừng hoạt động. Mặc dù vậy, một mẫu thử nghiệm của MiG 1.44 vẫn được xây dựng và cất cánh vào đầu năm 2000.

Năm 1998, Không quân Nga lại có nhu cầu sử dụng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhằm thay thế những chiếc Su-27 và MiG-29 đang dần trở nên lạc hậu. Chương trình MFI còn dang dở đã được tái khởi động và bổ sung thêm nhiều yêu cầu mới. Theo đó mẫu máy bay chiến đấu thế hệ mới của Nga cần phải đạt các tính năng yêu cầu như: cơ động cao, giữ tốc độ bay siêu âm dù chưa kích hoạt chế độ đốt hậu (afterburn), khó bị radar phát hiện, tỏa ra ít dấu hiệu nhiệt, tăng cường khả năng cất cánh và hạ cánh.

Các mẫu thiết kế cũ trong chương trình MFI bị loại bỏ và người ta quyết định sẽ phát triển một mẫu máy bay hoàn toàn mới, sau khi đã xem xét khả năng của F-22, những ưu và nhược điểm của loại máy bay này. Năm 2002, Cục thiết kế Sukhoi đã giành được hợp đồng sản xuất loại máy bay thế hệ mới, sau khi đề xuất một mẫu máy bay cỡ lớn, hai động cơ với trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 35 tấn. Mẫu máy bay này nằm trong chương trình Tổ hợp Hàng không Tương lai cho Không quân Chiến thuật (PAK FA).

Đó chính là chiếc T-50.
 
Phi công thử nghiệm Sergey Bogdan tả lại những trải nghiệm của anh khi điều khiển T-50.
 

Hoàn toàn bí mật

Cho tới nay, vẫn có rất ít thông tin được tiết lộ liên quan tới những thông số chi tiết của T-50. Tin tức do báo chí Nga tìm được cho thấy chiếc máy bay này sẽ nặng hơn 30 tấn và có kích thước gần bằng chiếc Su-27 Flanker và sử dụng công nghệ tàng hình LO, làm giảm khả băng bị radar đối phương phát hiện.

Trong chuyến bay đầu tiên, T-50 sử dụng 2 động cơ Saturn 117S (mỗi động cơ có sức đẩy 14,5 tấn). Các phiên bản hoàn chỉnh của T-50 sẽ sử dụng động cơ hoàn toàn mới với lực đẩy 17,5 tấn mỗi động cơ. Động cơ này hiện đang được tập đoàn NPO Saturn nghiên cứu phát triển. Động cơ mạnh hơn sẽ giúp T-50 có khả năng cất, hạ cánh trên đường băng dài chỉ 300 - 400m và duy trì tốc độ siêu âm hơn 2.000km/h. Tầm hoạt động của chiếc máy bay có độ cơ động cao này là 5.500km. T-50 hiện cũng chưa có radar thế hệ thứ 5. Hệ thống radar này đã sắp hoàn thiện và đang được thử nghiệm trên một máy bay khác.

Là máy bay thế hệ thứ 5, T-50 được thiết kế để giấu vũ khí trong thân. Yếu tố này cũng giúp nó tàng hình hiệu quả hơn. Với 16 mấu treo vũ khí đặt trong thân, máy bay có thể mang theo 8 tên lửa không đối không thế hệ mới R-77 hoặc 2 quả bom chống hạm có điều khiển, mỗi quả nặng 1.500kg. Máy bay mới cũng có thể mang hai tên lửa tầm xa do Phòng thiết kế Novator phát triển, vốn có khả năng bắn trúng mục tiêu ở tầm xa 400km.

Kho vũ khí đa dạng cộng với khả năng mang nhiều vũ khí khiến T-50 có khả năng tấn công nhiều mục tiêu cả trên không lẫn dưới đất và trên biển.

Những yếu tố ưu việt của T-50 như Nga tuyên bố đã khiến một số nhà quan sát nghi ngờ. "Chiếc máy bay này chưa có động cơ mới, vũ khí và các thiết bị điện tử hiện đại. Hoàn toàn không thể tạo nên một chiếc máy bay thế hệ thứ 5 nếu người ta vẫn chưa có các thiết bị thuộc thế hệ thứ 5. Chiếc máy bay này chỉ là một phiên bản sửa đổi của mẫu Sukhoi-27 đã có" - nhà phân tích quân sự Pavel Felgenhauer nói trên kênh truyền hình CNN.
 
Tuy nhiên, số khác lại tin tưởng rằng Nga hoàn toàn không đùa khi tính chuyện sản xuất máy bay chiến đấu thế hệ 5. "Rõ ràng đây chỉ là một mẫu thử nghiệm và còn phải mất cả thập kỷ nữa trước khi quân đội Nga được trang bị những máy bay đó. Tuy nhiên đây vẫn là thành tựu công nghệ có một không hai của nước Nga thời hậu Xô viết. Cần nhớ rằng những chiếc Sukhoi-27, trước khi được sản xuất hàng loạt, cũng đã được thử nghiệm bằng động cơ đời cũ. Vì thế cuộc thử nghiệm lần này chẳng có vẻ gì là bịp bợm cả" - ông Ruslan Pukhov, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Công nghệ Nga, nhận xét.

Theo hãng tin RIA Novosti, việc thử nghiệm máy bay thế hệ thứ 5 thành công đã tái khẳng định vai trò của Nga là một siêu cường về hàng không. Hiện chỉ Nga và Mỹ có máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, cũng như khả năng công nghiệp để sản xuất mọi loại máy bay quân và dân sự, từ loại hạng nhẹ tới máy bay ném bom chiến lược. Dự kiến không quân Nga sẽ có trong tay chiếc máy bay thế hệ thứ 5 đầu tiên vào năm 2013 và sẽ sử dụng những chiếc Su-35 thuộc thế hệ 4 trong thời gian chờ đợi được trang bị vũ khí mới.

Hương Giang

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Hồ nước cao 4.441m hơn 800.000 tấn cá tràn ngập khắp nơi, rất dễ đánh bắt: Tuyệt nhiên không ai dám ăn!

Chuyện đó đây - 1 giờ trước

Cá ở khắp nơi trong hồ nước nhưng dân địa phương không ai dám đánh bắt và ăn chúng. Vì sao?

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 12 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 20 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 2 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Top