Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự án "Siêu tên lửa" đang dở dang của Nga

Thứ năm, 08:19 17/12/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Ngày 10/12, Na Uy xôn xao trước sự kiện một quầng sáng lạ xuất hiện trên bầu trời nước này.

Trong khi dân tình tỏ ra phấn khích trước quầng sáng trên, một số người thậm chí đã cho nó là đĩa bay của người ngoài hành tinh (?!) thì ở Nga, các quan chức quốc phòng đang “vò đầu bứt tai” bởi quầng sáng đó không có gì khác ngoài môt vụ thử tên lửa Bulava thất bại. Đó đã là thất bại thứ 8 trong 12 lần thử nghiệm “siêu tên lửa” này.
 
Tổng thống Nga Dmitry Medvedev thăm một tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng
 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mang đầu đạn hạt nhân.
 
Luồng sáng kỳ lạ
 
Báo chí Na Uy cho biết luồng sáng xanh bất ngờ xuất hiện từ phía sau một ngọn núi ở phía Bắc nước này.Các nhân chứng kể rằng luồng sáng đi dần lên cao, sau đó dừng ở giữa trời rồi bắt đầu xoay tròn. Trong vòng vài giây, một vòng xoáy trôn ốc khổng lồ xuất hiện. Tiếp đó một luồng ánh sáng lớn màu xanh da trời trộn lẫn xanh lá cây phát ra từ trung tâm vòng xoáy, kéo dài từ 10 - 12 phút trước khi biến mất hẳn.
 
Khi dư luận Na Uy vẫn đang tranh cãi nhau thì chỉ một ngày sau đó, Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận rằng quầng sáng kỳ lạ đã phát ra từ vụ phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa không thành. Quả tên lửa 3 tầng mang tên Bulava đã được phóng lên từ tàu ngầm Dmitry Donskoi. Hai tầng đầu của tên lửa hoạt động hoàn hảo. Nhưng tới tầng thứ 3, tên lửa đã gặp sự cố về kỹ thuật.
 
Báo chí Nga cho biết Bulava được thiết kế để trở thành tên lửa đạn đạo xuyên lục địa chính trang bị cho hải quân và là một thành phần quan trọng trong chiến lược răn đe hạt nhân của Nga. Song vụ phóng thất bại vừa qua là lần thứ 8 trong số 12 lần thử nghiệm Bulava. Các thất bại liên tiếp đã đặt một dấu hỏi lớn lên việc nghiên cứu, triển khai các tên lửa này cũng như chiến lược hiện đại hóa hải quân của Nga.
 
Tàu ngầm nguyên tử thuộc lớp Borei đang được sản xuất chủ yếu để bắn tên lửa Bulava.
 
Vũ khí chiến lược
 
Quyết định phát triển Bulava được thông qua hồi năm 1998. Giám đốc Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moskva, Yury Solomonov; Thiếu tướng Vladimir Dvorkin, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Trung ương số 4 của Quân đội Nga; Đô đốc hải quân Vladimir Kuroyedov, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Igor Sergeyev, Bộ trưởng Kinh tế Yakov Urinson và Thủ tướng Viktor Chernomyrdin được cho là những người đã khởi xướng ý tưởng xây dựng tên lửa Bulava.
 
Thời điểm đó, Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moskva nói rằng cơ quan ngày có thể phát triển trong một thời gian ngắn một tên lửa đạn đạo cho hải quân. Ý tưởng thiết kế ban đầu là tạo ra một loại tên lửa đạn đạo hiện đại thay thế cho tên lửa Sineva đã lỗi thời, vừa góp phần củng cố sức mạnh hạt nhân của hải quân, vừa có chi phí bảo dưỡng thấp.
 
Người ta cũng quyết định sẽ triển khai Bulava trên tàu ngầm thuộc Dự án 955 Borei (Gió vùng cực). Chiếc tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp này mang tên Yury Dolgoruky hiện đang trong quá trình chạy thử. Hai chiếc tàu ngầm khác cùng loại đang được xây dựng và cơ sở hạ tầng phục vụ việc đóng chiếc thứ 4 sẽ hoàn tất trước năm mới.
 
Bất chấp những nghi ngại về việc Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moskva không có kinh nghiệm sản xuất tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, giới lãnh đạo Nga vẫn bật đèn xanh cho dự án. Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moskva thông báo họ đã thiết kế Bulava dựa trên tên lửa đạn đạo Topol M, nhưng có trọng lượng nhẹ hơn và phức tạp hơn.
 
Cụ thể, Bulava được thiết kế gồm 3 tầng nhiên liệu rắn, trọng lượng 36,8 tấn, dài 12,1m, đường kính 2m. Nó có tầm bắn tối đa lên tới 8.000km và mang được 6 đầu đạn hạt nhân với mỗi đầu đạn mạnh 150 kiloton. Để tiện so sánh, tên lửa Topol M nặng hơn 47 tấn, dài 22,7m, đường kính 1,9m và có tầm bắn 11.000 km. Bulava được trang bị khả năng tránh né tên lửa đánh chặn, triển khai các biện pháp chống tên lửa đánh chặn trong quá trình phóng.
 
Bulava có khả năng thả các mồi nhử tên lửa đánh chặn và đầu đạn được bảo vệ chống lại tác động từ vụ nổ điện từ (EMP). Bulava cũng được thiết kế để vấn có thể chịu được một vụ nổ hạt nhân ở khoảng cách tối thiểu là 500 mét. Với những đặc điểm ưu việt đó, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã tuyên bố Bulava có khả năng xuyên thủng bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào.
 
Tên lửa Bulava được xây dựng trên nguyên mẫu tên lửa Topol M.
 
Liên tiếp thất bại
 
Viện nghiên cứu Công nghệ Nhiệt Moskva hoàn tất việc nghiên cứu động cơ cho Bulava vào cuối năm 2004, sau khi gặp thất bại đầu tiên: động cơ phát nổ trong quá trình thử nghiệm. Viện dự kiến sẽ hoàn tất nghiên cứu trong năm 2006 và chính thức giao Bulava cho hải quân triển khai hàng loạt trong năm 2009. Tuy nhiên tới nay người ta vẫn chưa thể kết thúc giai đoạn thử nghiệm bởi vấp phải quá nhiều thất bại.
 
Các vụ bắn thử trên tàu ngầm đầu tiên diễn ra trong năm 2005. Ngày 27/9 và 21/12 năm đó, từ Dmitry Donskoi, một tàu ngầm hạt nhân thuộc lớp Typhoon, 2 quả Bulava đã được bắn thử thành công. Ba cuộc bắn thử tiếp theo diễn ra ngày 7/9, 25/10 và 24/12/2006 đã kết thúc trong thất bại với 2 tên lửa hỏng tầng đầu và 1 tên lửa hỏng tầng thứ ba.
 
Một cuộc phóng thử tiếp theo diễn ra ngày 28/6/2007 được đánh giá là thành công dù một số báo cáo nói phần đầu đạn của tên lửa gặp sự cố. Ngày 8/5 cùng năm, Nga tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo Bulava. Tuy nhiên chuyện này đã không xảy ra và sau một thời gian xem xét, đánh giá kéo dài, giới lãnh đạo đã quyết định tiếp tục hoạt động bắn thử.
 
Ngày 25/7/2008, tàu Dmitry Donskoi ra khơi để thử hệ thống phóng mới. Cùng năm đó, Hải quân Nga đã tiến hành 3 vụ phóng thử Bulava. Vụ đầu tiên được tiến hành vào ngày 18/9 và thành công khi tên lửa bắn trúng mục tiêu. Vụ phóng thử thứ hai diễn ra vào ngày 28/11 từ một tàu thuộc lớp Typhoon ở Bạch Hải. Lần này, việc thử nghiệm cũng diễn ra thành công. Vụ bắn thử cuối cùng diễn ra vào ngày 23/12 nhưng thất bại do tên lửa bị hỏng tầng 3 và đi chệch quỹ đạo phóng. Đài chỉ huy đã ra lệnh hủy tên lửa.
 
Tháng 12 cùng năm, một quan chức hải quân Nga nói rằng ít nhất 5 vụ phóng Bulava tiếp tục diễn ra trong năm 2009. Hồi tháng 2/2009, có tin các vụ phóng thử sẽ được nối lại trong tháng 3/2009. Tuy nhiên phải tới ngày 15/7, người ta mới phóng tên lửa. Thật không may, lần phóng này tiếp tục gặp thất bại do tầng đầu của tên lửa gặp sự cố. Trong những ngày cuối cùng của tháng 10/2009, Nga dự định phóng một tên lửa Bulava nhưng sau đó lại hoãn lịch phóng. Có tin nói quả tên lửa đã gặp sự cố và không thể rời hệ thống phóng. Ngày 10/12, một vụ phóng nữa cũng diễn ra tại Bạch Hải và thất bại. Nguyên nhân do tầng thứ 3 bị lỗi kỹ thuật
 
Kiên trì phát triển
 
Trước thất bại của Bulava, không ít nhà bình luận quân sự cho rằng việc chế tạo tên lửa này là không cần thiết, do các tên lửa phóng từ tàu ngầm nguyên tử mang tên Sineva, được sản xuất dưới thời Liên Xô (cũ), vẫn đang hoạt động rất tốt. Sineva có nhiều đặc điểm tương đương với Bulava. Đây là loại tên lửa 3 tầng dùng nhiên liệu lỏng với chiều dài 14,8m, đường kính 1,9m, nặng 40,3 tấn. Sineva có tầm bắn lên tới 8.300km và mang theo tối đa được 10 đầu đạn hạt nhân. Nó cũng được đánh giá là có khả năng vượt qua mọi hệ thống phòng thủ tên lửa.
 
Tuy nhiên, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga, Vladimir Popovkin đã lên tiếng bảo vệ Bulava. Ông nhấn mạnh rằng hoàn toàn không có vấn đề gì với việc thiết kế Bulava và những sự cố mà tên lửa này gặp phải phần lớn có liên quan tới việc 650 nhà thầu phụ đã cung cấp các thiết bị với chất lượng quá kém.
 
Tư lệnh Hải quân Nga Vladimir Vysotsky cũng tuyên bố Nga không thể hủy bỏ việc nghiên cứu Bulava. Theo ông, không thể thay thế Bulava bằng một loại tên lửa khác. “Chúng ta cần tiếp tục nghiên cứu Bulava. Hãy thử nghĩ xem, làm sao nó có thể bị thay thế bằng một loại tên lửa khác” -  ông nói với hãng tin Itar-Tass. Khi được hỏi liệu có khả thi khi triển khai một tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân khác thay thế cho Bulava hoặc đơn giản là kéo dài thời gian sử dụng tên lửa chiến lược Sineva, ông Vysotsky đã cho rằng đó là “chuyện không thể”.
 
Hôm 16/12, trang tin Ria Novosti dẫn nguồn tin từ một quan chức cao cấp của quân đội Nga cho biết, cuộc phóng tên lửa Bulava tiếp theo sẽ diễn ra trong tháng 1/2010. Quan chức trên cũng nói rằng sau thất bại mới nhất, Nga đã thành lập một ủy ban quốc gia để xem xét lại toàn bộ tiến trình phát triển Bulava, với hy vọng sẽ tìm thấy sai sót để có thể hoàn tất việc phát triển loại tên lửa chiến lược này.
 
Hương Giang
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 2 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 3 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 14 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Giao đồ ăn tới showroom, nam shipper đòi đeo thử đồng hồ khiến nhân viên bối rối: Chiếc đó hơn 300 triệu!

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Khi nghe nam shipper ngỏ ý muốn đeo thử chiếc đồng hồ vàng trị giá hơn 300 triệu, nhân viên bán hàng có phần chần chừ.

Top