Hà Nội
23°C / 22-25°C

Các bé gái chôn đời trong khói thuốc

Chủ nhật, 14:28 25/03/2012 | Bốn phương

GiadinhNet - Tại một miền quê xa xôi của Ấn Độ, hàng trăm bé gái phải lao động vất vả, trong một ngành công nghiệp được xem là độc hại như thuốc lá.

Sự nghèo đói và vô tâm của người lớn khiến cơ hội thoát khỏi cuộc sống khổ sở này của các bé đã gần như bằng không.
 

Sagira (giữa) đang miệt mài cuộn thuốc bên cạnh anh chị ruột.


Những "nghệ nhân nhí" trong ngành công nghiệp thuốc lá

Mới chỉ 11 tuổi nhưng Sagira thuộc về một đội ngũ đông đảo các lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp thuốc lá ở bang Tây Bengal. Sagira, cô bé có đôi mắt nâu sâu thẳm và một nụ cười tươi, đã giúp việc cho gia đình từ năm 7 tuổi. Hồi đầu, khi chưa quen việc, cô bé chỉ cuộn phần thân điếu thuốc giúp các anh chị. Cuối cùng cô bé cuộn cả điếu thuốc hoàn chỉnh. Năm ngoái, Sagina đã hoàn tất khóa học để có thể cuốn thuốc với tốc độ cao. Và cô bé không phải là duy nhất. Người bạn thân Amira của bé cũng là thợ cuộn thuốc lá. Tương tự là Wasima và Jaminoor, cũng như phần lớn các bé gái vùng Tây Bengal.

Các bậc phụ huynh và con cái họ cuộn thuốc lá ngay trên sàn nhà, tại các con hẻm, bên cạnh xa lộ. Thậm chí một người phụ nữ làm việc sau nhà Sagira còn cho con bú trong khi cuộn thuốc. 95% số dân ở đây đang sống nhờ nghề cuộn thuốc lá. Sagira đủ lành nghề tới mức ngay cả khi đang nói chuyện với người khác, các ngón tay của cô bé vẫn thoăn thoắt cắt lá thuốc và cuộn điếu. Cô bé biết công việc có thể khiến mình bị ốm, ho, sốt. Đầu và các ngón tay của Sagira thường xuyên đau buốt, nhưng cô bé vẫn phải lao động.
 
Làm ơn hay bóc lột lao động trẻ em?

Manu Seikh – 66 tuổi, "ông vua thuốc lá" trong vùng - đang ngồi chễm chệ trên một chiếc ghế bành. Trước mặt ông ta đầy những xấp tiền lẻ, gồm những đồng 10, 50 và 100 rupee. Dưới chân là hàng bao tải tiền xu rupee. Bản thân Seikh cũng có khởi đầu là một công nhân cuộn thuốc lá khi mới 16 tuổi. Thời đó, thuốc lá còn được cuộn trên sàn các nhà máy. Năm 1986, một đạo luật đã cấm trẻ em dưới 14 tuổi cuốn thuốc lá và tham gia công việc trong các ngành công nghiệp độc hại. Tuy nhiên nó lại để lộ ra một kẽ hở lớn, trong đó cho phép trẻ em hỗ trợ gia đình làm việc ở nhà.
 
Kể từ đó, dù thuốc lá được đập, cắt và pha trộn trong các nhà máy, nhưng việc cuộn chúng lại thường được giao cho Seikh cùng các trung gian khác để phân phối tới những gia đình như Sagira. Những điếu thuốc sau đó sẽ được nhà máy mua lại để sấy, đóng gói và bán hàng. Một bó thuốc thô có giá 6 rupee (0,12 USD). Tính chất không chính thức của công việc khiến người ta rất khó tìm hiểu xem có bao nhiêu lao động trong 7 triệu người cuộn thuốc lá là trẻ em. Tuy nhiên các ước tính cho thấy con số này giao động từ 250.000 - 1 triệu.

Seikh nói rằng ông ta không phải kẻ bóc lột lao động trẻ em, đổ lỗi cho Chính phủ đã không ra tay giúp đỡ. "Tôi rất quan ngại việc trẻ con không tới trường và đánh mất tương lai. Nhưng chúng tôi bất lực thôi" - ông nói. Trong nhà máy gần đó, tay trung gian Ranjan Choudhary, 37 tuổi, cũng không muốn nhận trách nhiệm, cho dù cạnh anh ta, một số đứa trẻ từ 7-8 tuổi vẫn đang miệt mài xếp thuốc lá vào các túi nilon. Cho dù người khác đánh giá ra sao, Choudhary nói rằng ngành công nghiệp này đang nuôi sống dân nghèo. "Nó ảnh hưởng tới lũ trẻ, nhưng cũng là thứ nuôi sống chúng. Cuốn thuốc lá là công việc duy nhất ở đây, chẳng có nguồn thu nào khác cả" - Choudhary nói.
 
Một tương lai đóng kín

Trở lại trường hợp của gia đình Sagira. Ông của Sagira là người đầu tiên làm nghề cuộn thuốc, rồi tới lượt cha đẻ Mahmood Ansari cũng tham gia cuốn thuốc khi mới 12 tuổi. Giờ thì, cứ 8h sáng hàng ngày, Sagira, người anh trai 17 tuổi và chị gái 14 tuổi đã bắt đầu làm việc. Trong 14 tiếng đồng hồ sau đó, họ làm việc cật lực, chỉ ngừng một chút để tắm và ăn trưa. Ông Ansari nói rằng nhờ thuốc lá, 7 đứa con của ông đã khá khẩm hơn thời ông còn nhỏ. Gia đình ông kiếm được tổng cộng 150 USD/tháng. Số tiền đó đủ để chi cho 3 bữa ăn mỗi ngày, thậm chí mỗi tuần còn có thêm chút trứng hoặc cá. Cách đây vài tháng, Ansari đã vay tiền để sửa sang lại nhà.

Nhưng tương lai của Sagira vẫn là con số không tròn trĩnh. Cô bé chỉ đi học 2 lần trong tháng qua vì quá bận. Mỗi khi tới trường, Sagina bị bạn bè trêu chọc, chế nhạo, thậm chí bắt nạt vì nghỉ học quá lâu. Sagina chẳng nhận được chữ nào vào đầu. Cô bé giờ không thể làm toán, nhưng biết đếm tới số 25, bằng với số điếu thuốc trong một bó thuốc lá thô. 

Cá nhân Sagira, trong những giấc mơ xa xôi, có lúc cô bé mơ ngày nào đó trở thành giáo viên. Nhưng rồi Sagira lại ước mình sẽ có thể cuộn thuốc lá nhanh hơn, bởi điều này hứa hẹn việc cô bé sẽ có cơ hội lấy chồng. Và như một "truyền thống" thường diễn ra ở đây, chồng Sagira sẽ ngừng làm việc, để vợ con trở thành những người kiếm tiền duy nhất, dĩ nhiên là bằng nghề cuộn thuốc lá. 
 
Gia Bảo (Theo AP)
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

'Hàng xóm của tôi không phải người sống': Người đàn ông sợ hãi phát hiện nhiều gia đình thành phố chọn mua nhà chung cư để làm nơi lưu trữ tro cốt người thân

Chuyện đó đây - 9 giờ trước

"Trong cộng đồng cư dân, các tầng nhà hoặc thậm chí các tòa nhà có thể có nhiều tro cốt người chết hơn người sống", anh Vương trả lời phóng viên.

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 17 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 21 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 22 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top