Hà Nội
23°C / 22-25°C

Boeing tái đấu Airbus trong dự án máy bay chiến lược

Thứ năm, 08:09 24/09/2009 | Bốn phương

Giadinh.net - Hai gã khổng lồ hàng không Boeing và Airbus đã bắt đầu một cuộc chiến mới liên quan tới một hợp đồng sản xuất máy bay tiếp dầu trị giá 40 tỉ USD cho Không lực Hoa Kỳ.

Vũ khí chiến lược

Ngày 22/7/1948, 3 chiếc máy bay B-29 của Mỹ cất cánh từ căn cứ không quân David Mongson tiến hành bay thử nghiệm vòng quanh thế giới. Trong quá trình bay, có 2 chiếc hạ cánh 8 lần, mất 15 ngày mới hoàn thành 32.187km vòng quanh thế giới. 9 năm sau, ngày 16/1/1957, 5 chiếc máy bay B- 52B cất cánh từ căn cứ quân sự Kasier bang California, chỉ mất 3 ngày đã hoàn thành chuyến bay vòng quanh Trái đất, trong đó thời gian bay chỉ mất 45 giờ 19 phút. Để có được sự tiến bộ này là nhờ công nghệ tiếp dầu trên không.
 
Mẫu KC-10, được giới thiệu lần đầu vào năm 1981 và đang được trang bị
với số lượng ít trong quân đội Mỹ.

Không chỉ đóng vai trò tiếp liệu, một nghiên cứu của quân đội Mỹ cho thấy máy bay tiếp dầu còn giúp các máy bay chiến đấu triển khai nhanh tới các chiến trường nằm cách căn cứ một quãng đường xa và giúp chúng hoạt động lâu hơn, qua đó tăng tối đa hiệu quả chiến dịch quân sự. Đôi khi máy bay tiếp dầu còn vận chuyển khí cụ và bệnh nhân trong các nhiệm vụ sơ tán khẩn cấp. Vì những lợi ích trên, Không lực Hoa Kỳ đã sớm trang bị một phi đoàn máy bay tiếp dầu, phần lớn là mẫu KC-135 Stratotankers.

Các mẫu KC- 135 đầu tiên được chuyển tới tay quân đội vào năm 1957. Lô sản phẩm cuối cùng ra lò vào năm 1965. Hồi đầu năm nay, Bộ Quốc phòng Mỹ từng thống kê cho biết độ tuổi hoạt động trung bình của các máy bay trong phi đoàn KC-135 là 45 - 48 năm. Những máy bay này thường xuyên được nâng cấp, tu bổ, bao gồm cả việc thay các động cơ mới, nhưng thời gian hoạt động quá lâu của chúng vẫn  khiến giới chức Mỹ lo ngại.

Mẫu máy bay KC-X

Từ năm 1996, nhưng quan ngại liên quan tới “tuổi tác” của các mẫu KC-135 đã được đề cập tới tại Quốc hội Mỹ. Năm 2002, nhằm giảm bớt sự lo lắng, Quốc hội Mỹ đã thông qua một số đạo luật cho phép Không lực Mỹ thuê tới 100 máy bay Boeing 767, 4 chiếc Boeing 737 để biến đổi chúng trở thành các máy bay tiếp dầu. Thời gian thuê sẽ kéo dài khoảng 10 năm. Các máy bay thuê được sẽ thay thế cho những mẫu KC-135 cổ lỗ và có khả năng hoạt động kém nhất. Tuy nhiên việc thuê máy bay chỉ là giải pháp tạm thời.
 
KC-135, mẫu máy bay tiếp dầu “cổ lỗ” của quân đội Mỹ.

Năm 2006, chính phủ Mỹ đã có một đánh giá kỹ về phi đoàn KC-135 và thấy giải pháp thay thế toàn bộ những máy bay này là hướng đi hiệu quả, tiết kiệm nhất, thay vì tiếp tục sửa chữa, nâng cấp để chúng hoạt động.
 
Theo sau nghiên cứu trên, năm 2007, Không lực Hoa Kỳ đưa ra đề xuất chính thức về việc thay 179 chiếc KC-135 trong trang bị bằng mẫu KC-X mới. Boeing đã lập tức gửi cho Không lực Hoa Kỳ đề xuất mẫu KC-767, một máy bay chở dầu biến đổi từ máy bay thương mại Boeing 767-200. Trong khi đó liên minh EADS (Cơ quan mẹ của Airbus)- Northrop Grumman gửi đề xuất về mẫu KC-30 (sau gọi là KC- 45) dựa trên mẫu máy bay thương mại Airbus 330-200.

Ngày 29/1/2008, Không lực Hoa Kỳ chọn liên minh EADS - Northrop và lấy mẫu máy bay KC- 45 của họ làm cơ sở sản xuất phi đoàn máy bay tiếp dầu KC-X trong tương lai. Tháng 3 cùng năm, Boeing đệ đơn kiện lên Cơ quan Giải trình Chính phủ (GAO), phản đối việc EADS - Northrop chiến thắng trong hợp đồng KC- X. Tháng 6/2008, GAO chấp thuận đơn kiện của Boeing và đề nghị Không lực Hoa Kỳ mở lại các cuộc đàm phán với hai nhà thầu, định giá lại chương trình KC- X và tổ chức chọn lựa lại.
Tháng 7/2008, Bộ Quốc phòng Mỹ tuyên bố bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là người thay Không lực Hoa Kỳ lựa chọn nhà thầu cho chương trình KC- X. Bộ Quốc phòng hy vọng sẽ thông qua một hợp đồng mới vào 12/2008. Song tới tháng 9 cùng năm, cơ quan này đã tuyên bố hủy một cuộc đấu thầu thứ 2 liên quan tới dự án KC- X do không có đủ thời gian chuẩn bị. Phải tới tận ngày 16/9 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates mới tuyên bố chính phủ đã bắt đầu tái khởi động chương trình KC-X.
 
Hình ảnh các mẫu KC-767 thử nghiệm của Boeing.

“Miếng bánh” 40 tỉ USD

Những đề xuất ban đầu của chương trình KC-X kiến nghị việc thay thế mẫu máy bay KC-135 theo 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu gồm 179 chiếc của Không lực Hoa Kỳ. Hồi tháng 3/2009, GAO đã ra báo cáo cho biết hoạt động thay thế các máy bay trên có chi phí khoảng 35 tỉ USD, tức khoảng 195 triệu USD/chiếc máy bay. Nhưng trong tuyên bố tái khởi động chương trình KC-X, ông Gates đã nâng tổng số tiền lên 40 tỉ USD.

Hiện chưa rõ ai là bên nắm lợi thế trong cuộc cạnh tranh mới. Xét về mặt chính trị, Boeing có lợi thế hơn EADS và Airbus. Công ty có nhiều đại diện quyền lợi trong các “thành lũy của đảng Dân chủ”, nằm tại những bang như Illinois, Connecticut, Washington. Họ có thể dựa vào lực lượng này để vận động Quốc hội ngả về phía mình. Có thể thấy điều này trong lá thư của TNS Patty Murray, đại diện tiểu bang Washington, gửi tới Tổng thống Barack Obama: “Tôi khẩn thiết đề nghị ngài đưa ra những hành động mạnh nhất có thể để ngăn chặn những việc gây hại tới ngành công nghiệp hàng không Hoa Kỳ”.

Không ngồi yên chịu trận, những người ủng hộ Airbus ở các bang như Alabama cũng đang gây sức ép với chính quyền Obama. Họ nói rằng thông qua việc bỏ rơi EADS, nước Mỹ có thể phát động một cuộc chiến tranh thương mại với châu Âu. Trong lá thư gửi tới Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk, TNS Richard Shelby của bang Alabama cảnh báo về “một sai lầm nghiêm trọng có thể gây hại tới nền kinh tế và quan hệ thương mại” nếu không ra quyết định chính xác trong hợp đồng KC- X.
 
Bản vẽ mẫu KC-30 của Airbus.
 
Chưa thấy hồi kết

Trong lúc các nhà vận động hành lang đang ra sức công kích đối thủ, giới phân tích cho rằng Không lực Mỹ sẽ chỉ chọn mẫu máy bay nào có nhiều ưu điểm nhất. Trước đây, người ta thích mẫu Airbus nhưng Boeing đang rất tích cực sửa đổi mẫu máy bay ban đầu của họ.
 
Các nhà phê bình gọi những sửa đổi này là chắp vá và đắt đỏ, đặt biệt danh cho chiếc máy bay của Boeing là “Frankentanker”. Boeing phản pháo lại bằng tuyên bố mẫu máy bay tiếp dầu cuối cùng của họ sẽ hoàn toàn mới mẻ và hoàn thiện hơn bất kỳ mẫu Airbus nào. “Chúng tôi không tạo nên những chiếc “Frankentanker”” - Rick Lemaster, Giám đốc chương trình sản xuất máy bay tiếp dầu của Boeing tuyên bố.

Dự kiến trong vài tuần tới, Không lực Hoa Kỳ  sẽ gửi những yêu cầu cụ thể liên quan tới mẫu KC-X cho các nhà thầu. Nếu quân đội chỉ muốn một chiếc máy bay có thể mang được nhiều dầu nhất, giới nghiên cứu tin rằng Boeing sẽ chiến thắng. Hãng đã tuyên bố mẫu máy bay tiếp dầu dựa trên chiếc Boeing 777 có thể mang nhiều nhiên liệu hơn 25% so với mẫu Airbus A330 của EADS. Nhưng nếu người ta không chỉ muốn một chiếc máy bay tiếp dầu chỉ để... chở dầu, mà còn muốn nó làm nhiều nhiệm vụ khác, EADS/Northrop sẽ giành chiến thắng.

Đó là chưa kể tới việc nếu Bộ Quốc phòng Mỹ muốn chiếc máy bay tiếp dầu tương lai phải hoạt động trên đường băng ngắn (dài khoảng 2,1 km), mẫu Airbus chắc chắn sẽ hạ đối thủ. Nhưng nếu quân đội chỉ sử dụng đường băng thông thường (dài khoảng 3,6 km), chưa biết mèo nào sẽ cắn mỉu nào.

Một số nhà phân tích từng dự đoán rằng do những yếu tố chính trị nằm xung quanh dự án KC - X, cuối cùng Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ phải chia đôi hợp đồng cho cả Airbus lẫn Boeing. Trong khi chính Gates và một số quan chức quân đội đã phản đối việc chia đôi hợp đồng do quá tốn kém, họ có thể sẽ nhận ra rằng đôi khi thỏa hiệp lại mang tới những kết quả tốt nhất.
 
Hương Giang
hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Thảm họa Aberfan qua hình ảnh: Câu chuyện có thật về thảm kịch chấn động xứ Wales năm 1966

Chuyện đó đây - 2 giờ trước

Năm 1966, một thảm kịch kinh hoàng đã xảy ra tại Aberfan, một ngôi làng nhỏ ở Xứ Wales, và làm rung chuyển cả nước Anh.

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Màn cầu hôn lãng mạn của cơ trưởng với tiếp viên hàng không xinh đẹp trên máy bay thu hút hàng triệu người quan tâm

Bốn phương - 6 giờ trước

GĐXH - Trên chuyến bay khởi hành từ thủ đô Warsaw đến Krakow, cơ trưởng Hanc đã ngỏ lời cầu hôn người yêu là tiếp viên hàng không và nhận được sự đồng ý của ‘nửa kia’.

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Phát hiện kho báu hơn 10.000 vật bằng vàng dưới sông, chuyên gia hút nước 4 tháng liên tục mới lấy được

Chuyện đó đây - 7 giờ trước

Theo ước tính của các nhà khảo cổ, giá trị của kho báu lên tới hơn 12.000 tỷ đồng.

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Bé trai 3 tuổi bị bỏ quên trong ô tô suốt 2 tiếng ngày nắng nóng, tử vong thương tâm ngay ở sân nhà mà không ai biết

Tiêu điểm - 18 giờ trước

Do quá bận rộn, mẹ của cậu bé không phát hiện ra sự cố đáng tiếc xảy ra với con trai của mình.

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng gay gắt ở Philippines, nhiều trường học chuyển sang học trực tuyến

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ở Philippines vào tháng 3, 4 và 5 là giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm nhất, do ảnh hưởng từ hiện tượng El Nino nên thời tiết năm nay càng trở nên khắc nghiệt hơn.

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

'Thời đại trà sữa' tạo ra hàng loạt tỷ phú ở Trung Quốc

Bốn phương - 1 ngày trước

GĐXH - Ít nhất 6 tỷ phú ở Trung Quốc được tạo ra bởi sự bùng nổ của trà sữa trân châu trong những năm qua.

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Cầm một thứ trên tay, người đi bộ khiến tài xế nào cũng nể, lập tức nhường đường

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Dự án thí điểm hài hước được đưa ra áp dụng vào dịp Cá Tháng Tư tại Canada nhưng lại nhận được sự ủng hộ của khá nhiều người.

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Top 10 người phụ nữ giàu nhất thế giới, lần đầu tiên có một “nữ cường nhân” từ châu Á

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Đây là lần đầu tiên có một người phụ nữ tới từ châu Á xuất hiện trong danh sách đáng mơ ước này.

Top