Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19, chuyên gia lý giải về tác dụng và cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh

GiadinhNet – Hiện nay dịch COVID – 19 đang diễn biến phức tạp trên toàn cầu khi số người mắc ngày càng tăng. Các nước trên thế giới vẫn đang nỗ lực nghiên cứu ra Vắc xin phòng COVID – 19.

Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 1,5 triệu người tử vong vì các bệnh truyền nhiễm có thể phòng ngừa bằng vắc xin. Nhiều dịch bệnh đã được phòng ngừa hiệu quả nhờ có Vắc xin. Khoảng 85% – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh. Nhờ đó, mỗi năm vắc xin giúp ngăn ngừa 3 triệu ca tử vong và giúp hàng trăm ngàn người thoát khỏi nguy cơ tàn tật vĩnh viễn vì di chứng của các bệnh truyền nhiễm trên toàn cầu.

Tuy nhiên, dịch bệnh COVID – 19 xuất hiện mới đây vẫn chưa có vắc xin đặc hiệu. Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp ở nhiều nước trên thế giới, đặc biệt tại các nước châu Âu, châu Mỹ…. Đến chiều ngày 30/7, thế giới đã có 17.187.414 người mắc, 670,202 người tử vong. Ngay ở nước ta, sau gần 100 ngày không xuất hiện ca mắc COVID – 19 trong cộng đồng, đến nay cũng đã ghi nhận nhiều ca ở các tỉnh thành Đà Nẵng, Hà Nội, TP HCM và Đắc Lắk.

Thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19, chuyên gia lý giải về tác dụng và cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh - Ảnh 2.

Thế giới vẫn mong ngóng Vắc xin phòng COVID - 19. Ảnh: Reuters


Hiện giờ, cả thế giới mong ngóng Vắc xin phòng COVID – 19 vì chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Và các biện pháp phòng bệnh rất khó khăn, phải phong tỏa, giãn cách xã hội, ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Đã có những nước thực hiện miễn dịch cộng đồng nhưng lại gây thiệt hại rất lớn vì số mắc, tử vong cao và phải quay lại giải pháp phong tỏa.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm Đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (Bộ Y tế), một bệnh truyền nhiễm chưa có thuốc điều trị đặc hiệu và phương pháp phòng bệnh tối ưu thì không gì bằng vắc xin. Và thực tế trong lịch sử vắc xin đã cứu sống rất nhiều người vượt qua các bệnh truyền nhiễm như đậu mùa, bại liệt… Nhiều người bệnh nếu không được tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh sẽ dễ mắc bệnh, để lại di chứng nặng nề, thậm chí tử vong.

Vắc xin điều trị đặc hiệu COVID – 19 hiện rất nhiều nước tham gia sản xuất, đặc biệt những nước tiên tiến như Anh, Mỹ, Nga… Việt Nam cũng tham gia. Để làm ra một vắc xin rất phức tạp. Theo đó, các nhà khoa học phải tiến hành nuôi cấy, phân lập được virus, thử nghiệm trên động vật và sau khi đạt an toàn trên động vật thí nghiệm mới đưa ra thử nghiệm lâm sàng. Việc thử nghiệm lâm sàng cũng có rất nhiều bước.

Độ an toàn và tính hiệu quả là hai yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định một vắc xin có được áp dụng rộng rãi trên người hay không. Nhưng tìm ra vắc xin điều trị COVD – 19 vẫn còn là cuộc đua của các nước, chúng ta vẫn chờ đợi.

Về cơ chế của vắc xin trong phòng chống dịch bệnh, theo Trung tâm tiêm chủng VNVC, vắc xin là chế phẩm có chứa kháng nguyên (có thể là các vi rút hoặc vi khuẩn sống, giảm độc lực, hay bị bất hoạt, giết chết) dùng để kích thích cơ thể tạo miễn dịch nhằm chống lại tác nhân gây bệnh. Vắc xin kích thích cơ thể tạo nên miễn dịch "bắt chước" giống nhiễm trùng tự nhiên.

Khi đưa vào cơ thể vắc xin sẽ nhận diện nó như là "vật lạ", kích thích hệ thống miễn dịch sản sinh ra kháng thể trung hòa tác nhân gây bệnh, giống như nhiễm trùng tự nhiên. Quá trình tạo kháng thể thường mất khoảng vài tuần, có thể gây nên một số triệu chứng nhẹ như sốt. Nhưng đây là biểu hiện bình thường và được coi như là dấu hiệu đáp ứng miễn dịch của cơ thể.

Sau khi quá trình nhiễm trùng "bắt chước" này kết thúc, cơ thể sẽ tạo ra các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch, sẵn sàng đáp ứng nhanh khi gặp lại các tác nhân gây bệnh trong những lần sau giúp cơ thể chủ động chống lại tác nhân gây bệnh khi bị phơi nhiễm.

P.Thuận

P.Thuận
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 5 phút trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 14 giờ trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 16 giờ trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

7 thức uống giúp cấp ẩm, chống nắng, trẻ hóa da từ bên trong

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH - Tăng cường uống nước lọc, trà xanh, trà thảo mộc để tăng mức độ hydrate hóa cho làn da, giúp da trẻ trung, mịn màng, chống nắng tốt hơn.

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Bài tập hỗ trợ trị tăng động giảm chú ý

Sống khỏe - 22 giờ trước

Tăng động giảm chú ý là một rối loạn phát triển thần kinh ảnh hưởng đến khả năng tập trung chú ý và kiểm soát hành vi. Những bài tập luyện cho người bệnh tập trung khắc phục và hạn chế tình trạng này.

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Đũa dùng sai cách sẽ thành 'ổ vi khuẩn' huỷ hoại sức khoẻ, từ loét dạ dày, bệnh gan đến ung thư đều có thể 'gõ cửa'

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Đũa là vật dụng phổ biến trong mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, nếu lựa chọn và sử dụng sai cách có thể dẫn đến nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

5 cách điều trị viêm nướu tại nhà

Sống khỏe - 1 ngày trước

Viêm nướu là tình trạng viêm do mảng bám và vi khuẩn trên răng, nướu gây ra, gây chảy máu hoặc sưng nướu…

Top