Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy giáo cả đời đi 'xin xỏ' để lo cho học trò

Thứ sáu, 07:45 05/05/2017 | Xã hội

Hai lần chuyển trường, thầy Nguyễn Duy Quy đều phải học cách đi xin để cho tròn chữ tâm của người đưa đò.

Thầy Nguyễn Duy Quy - Hiệu trưởng trường chuyên biệt Tương Lai TP Đà Nẵng - cho hay trong cuộc đời làm nghề giáo, thầy gặp nhiều học trò đặc biệt.

Hai lần chuyển trường, thầy Quy đều phải học cách... đi xin để mang đến cho các em một tương lai tươi sáng.

'Xin chữ' của trò

Thầy Quy vốn là giáo viên dạy Toán, sau khi ra trường về công tác tại một trường cấp 2 ở huyện Đại Lộc (tỉnh Quảng Nam). Năm 1999, thầy xin chuyển ra Đà Nẵng để gần gia đình.

“Khi ấy, tôi không hề biết mình được bố trí vào dạy ở trường chuyên biệt Nguyễn Đình Chiểu - nơi tập trung các em khiếm thị. Hồi đó, thông tin ít nên chẳng thể hình dung ra các em học như thế nào chứ đừng nói đến chuyện đứng lớp. Bởi, tôi chưa có ngày nào được đào tạo dạy học sinh mù, cũng không biết chữ braille”, thầy Quy nhớ lại.

Trước mặt thầy là những khuôn mặt non nớt, ngây ngô, tay lần mò trên dòng chữ braille.


Ngay từ lúc mới về trường, thầy Quy đã đi xin máy làm hương về cho các em học nghề. Ảnh: Thanh Trần/Tiền Phong.

Ngay từ lúc mới về trường, thầy Quy đã đi xin máy làm hương về cho các em học nghề. Ảnh: Thanh Trần/Tiền Phong.

“Chưa bao giờ tôi cảm thấy mình và học trò lại có một rào cản lớn đến vậy”, thầy nhớ như in cảm giác của buổi lên lớp đầu tiên cách đây 17 năm. Hôm nào cũng vậy, khi hết giờ dạy, thầy lại ôm cặp xuống bàn từng trò để “xin chữ”. Thầy nhờ các em dạy cách ghép, đọc chữ, các dạng viết trong chữ braille…

Suốt nhiều tháng trời vừa làm thầy dạy Toán vừa làm trò học chữ khiếm thị, cộng thêm sự quyết tâm luyện tập ở nhà, thầy Quy cũng chinh phục được loại chữ này.

Vượt qua rào cản về chữ braille, thầy lại trằn trọc “ước chi các em thấy được hình tròn, hình vuông nó như thế nào để học toán dễ hơn”. Suốt hai năm trời, thầy lân la tới các tiệm đồng nát tìm mua thiết bị cũ để chế cho bằng được chiếc bảng từ.

Đó là một miếng tôn gắn nam châm phía dưới, trên mặt có lớp gỗ để bảo vệ, sau đó thầy uốn những thanh kim loại thành hình vuông, hình tam giác, hình tròn… đặt lên chiếc bảng. Chúng bị nam châm hút nên khi các em chạm tay vào hình, chúng vẫn cố định, không bị xô lệch. Từ đó, học sinh có thể cảm nhận và hiểu rõ hơn các hình.

Bảng từ thô sơ ấy đạt giải nhất trong hội thi đồ dùng dạy học toàn quốc năm 2004. Đến nay, các lớp giáo dục đặc biệt vẫn dùng chiếc bảng này để minh họa cho việc dạy học sinh khiếm thị.

'Cho trò tôi một cái nghề'

Năm 2014, thầy được phân công về làm hiệu trưởng trường chuyên biệt Tương Lai Đà Nẵng - ngôi trường của các em chậm phát triển trí tuệ, tự kỷ, khiếm thính… Khi vừa tới trường, thầy thấy hai lớp học nghề may và thủ công mỹ nghệ đơn điệu.

“Nghề này thật nhẹ nhàng đối với các em song lại khó ứng dụng khi các em ra đời. Chúng ta cần dạy cho các em những nghề mà chúng có thể làm được, đáp ứng nhu cầu của thị trường”, thầy băn khoăn.

Mấy hôm sau, thầy tới một tổ chức phi chính phủ để xin máy làm hương cho trò. "Các anh hãy giúp cho trò tôi một cái nghề”, thầy thuyết phục.

Lời “xin xỏ” từ trái tim ấy đã đổi được cái gật đầu của tổ chức phi chính phủ. Chỉ sau vài tháng, những bó "hương thơm tương lai" được làm từ bột quế đã đến tay phụ huynh và các hộ dân xung quanh trường.


Thầy Quy sáng chế ra cây gậy dò đường hỗ trợ người khiếm thị khi tham gia giao thông. Ảnh: Tiền Phong.

Thầy Quy sáng chế ra cây gậy dò đường hỗ trợ người khiếm thị khi tham gia giao thông. Ảnh: Tiền Phong.

Nói về tấm bảng “Rửa xe” được treo ngay cổng trường, thầy Quy chia sẻ: “Mỗi ngày, thầy trò rửa được ba, bốn xe. Mỗi chiếc được từ 10.000-15.000. Số tiền này được sung vào quỹ, còn trả công cho các em 5.000”.

Chiếc máy rửa xe cũng là do thầy hiệu trưởng đi xin về rồi chỉ cho học trò cùng làm.

Thầy tiếp lời: “Trò tôi mai này sẽ làm đầu, làm móng nữa!”. Khi thấy những đội tình nguyện tới trường cắt tóc cho trò, thầy hỏi dò họ, mạnh dạn ngỏ lời gửi học trò tới học nghề và nhận được sự đồng ý từ các tiệm đầu.

Nhìn những đứa con ngây ngô, thầy chia sẻ rằng chuyện học nghề không chỉ là ánh sáng cho tương lai sau này, mà ngay bây giờ đã có tác động tích cực. Công việc làm hương giúp các em chậm phát triển trí tuệ vừa vận động thô (tạo cây hương, đếm hương), vừa vận động tinh (dùng kỹ xảo để làm cây hương đẹp hơn).

Thầy tin những tác động nhỏ đó lâu ngày sẽ bồi đắp thành kỹ năng tốt để các em có thể sử dụng khi cần. Được biết, 50 chiếc giường các bé nằm ngủ mỗi ngày cũng do thầy đi xin về, vì thương các con trải chiếu nằm trên nền gạch quanh năm.

Thầy còn “liều” làm điều chưa từng có trong tiền lệ của trường. Đó là giữ các em ở lại. Học sinh chậm phát triển sau khi học xong chương trình lớp 5 sẽ ra trường theo quy định, nhưng thầy đã xây dựng tiếp chương trình giảng dạy để các em tiếp tục được ở lại trường học chữ, học nghề.

Thầy nói chương trình không có gì cao siêu, chỉ giúp các em biết thêm tính toán, một số kỹ năng để ra đời tốt hơn. Năm 2015 - năm đầu tiên “phá lệ” - thầy bị rất nhiều phía phản đối.

“Nhưng một phía luôn cổ vũ tôi và là nơi tôi luôn hướng về. Đó chính là các học trò kém may mắn của tôi cùng gia đình các em. Các em sẽ làm gì khi không tìm được một mái trường nào đó để học? Gia đình chúng sẽ khổ hơn nếu mỗi ngày phải cử một người ở nhà để trông con, cháu. Tôi biết nhà trường sẽ gặp nhiều khó khăn. Nhưng mình là người thầy, phải trọn chữ tâm với học trò của mình chứ”, thầy Quy tâm sự.

Vài năm qua, tầng 3 của ngôi trường có thêm lớp học C6, C7, lớp của những học sinh “tiếp tục được học”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hằng - phụ huynh em Nguyễn Chí Hiếu - cảm kích: “Nếu thầy Quy không giữ các cháu lại, gia đình không biết gửi con vào đâu, bởi hiện tại chưa có thêm trường nào nhận học sinh chậm phát triển trí tuệ sau lớp 5 cả.

Mới đây, tôi còn lo con sẽ làm gì khi trường không dạy nữa. May mắn có thầy Quy về, con tôi được tiếp tục học và rèn luyện kỹ năng sống. Chúng tôi vô cùng cảm kích trước tấm lòng của thầy, vừa thương trò, vừa thấu hiểu cho phụ huynh. Hiếm người thầy nào làm được”.

17 năm cống hiến cho thành phố Đà Nẵng bằng tấm lòng thương trò vô hạn, tâm huyết với nghề, đặc biệt là sáng kiến ra nhiều thiết bị hỗ trợ cho người khuyết tật được áp dụng vào thực tế, thầy Nguyễn Duy Quy được vinh danh là một trong 20 công dân tiêu biểu của thành phố bên sông Hàn.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Tin sáng 8/5: Người đọc Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ đã khóc khi thấy trời đổ mưa; Miền Bắc chuẩn bị đón không khí lạnh

Xã hội - 6 phút trước

GĐXH - "Trước khi vào lễ, trời đổ mưa, tôi và các anh em trong đội nhìn các khối bị dầm mưa nhưng vẫn nghiêm trang đứng đó. Chúng tôi đã khóc..."; Từ rạng sáng nay, không khí lạnh yếu bắt đầu ảnh hưởng đến thời tiết nước ta, gây mưa dông diện rộng cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, vùng núi có mưa to đến rất to.

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Vụ sạt lở vùi lấp nhiều công nhân ở Hà Tĩnh: Đại diện chủ đầu tư lý giải nguyên nhân

Thời sự - 25 phút trước

Theo đại diện chủ đầu tư, vụ sạt lở xảy ra là do thiên tai, không phải do sự cố thi công.

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Kẻ hiếp dâm cụ bà 75 tuổi bị khởi tố

Pháp luật - 39 phút trước

GĐXH - Qua nhà bà L. chơi, thấy nạn nhân ở nhà một mình, Bảo dùng vũ lực để thực hiện hành vi hiếp dâm. Toàn bộ sự việc được camera an ninh ghi lại.

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

10 ngư dân Quảng Bình mất tích trên biển: Những người vợ trắng đêm chờ chồng về

Đời sống - 40 phút trước

Đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích 10 ngư dân mất tích sau vụ 4 tàu cá gặp nạn trên biển, những người phụ nữ đã khóc cạn nước mắt chờ tin chồng.

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Hà Nội sẵn sàng cho hơn 200.000 học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10

Giáo dục - 57 phút trước

Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội năm nay học sinh thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào lớp 10 đều đạt con số trên 100.000.

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Một học sinh lớp 6 rơi lầu chung cư sau tin nhắn “con tự tử”

Xã hội - 10 giờ trước

Ngày 7-5, lãnh đạo phường Hòa Thọ Đông (quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng) xác nhận vừa có vụ việc học sinh lớp 6 rơi lầu trên địa bàn.

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Kênh mương Kẻ Khế ở Hà Nội tràn ngập rác, nguồn nước đen kịt tiềm ẩn nguy cơ dịch bệnh

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Dự án cống hóa mương Kẻ Khế chảy qua phường Đội Cấn và Kim Mã, quận Ba Đình, TP Hà Nội dù đã được phê duyệt từ năm 2008 nhưng đến nay vẫn "án binh bất động", trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt, nguồn nước đục ngầu gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ bệnh tật.

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Sau cú điện thoại, người phụ nữ cao tuổi mất 15 tỷ đồng

Pháp luật - 10 giờ trước

GĐXH - Nhận cuộc gọi từ người tự xưng là công an, bà P bị đưa vào “bẫy” và mất 15 tỷ đồng.

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Bảng lương của giáo viên có gì thay đổi từ ngày 1/7/2024?

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - Theo chính sách cải cách tiền lương, bảng lương của giáo viên có sự thay đổi theo quy định. Vậy bảng lương của giáo viên thay đổi thế nào từ ngày 1/7/2024?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Chuyên gia nói gì về việc sổ đỏ có thể in mã QR trong thời gian tới?

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Theo chuyên gia, đề xuất in mã QR vào sổ đỏ là một xu thế tất yếu của chuyển đổi số và phù hợp với công nghệ 4.0. Từ đó, giúp giải quyết được nhiều vấn đề trong công tác quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước.

Top