Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thầy cô môn Sử và những suy tư trong Ngày Nhà giáo

Thứ sáu, 11:15 20/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là một ngày vui, ngập tràn của bao thế hệ giáo viên trên khắp cả nước, nhưng với nhiều giáo viên môn Lịch sử, Ngày Nhà giáo năm nay đầy trăn trở bởi “số phận” của môn Sử sẽ ra sao vẫn chưa ai biết được.

 

Theo nhiều nhà giáo, môn Lịch sử đã bị đối xử thiếu công bằng trong thời gian qua, nay có nguy cơ “biến mất”. Ảnh minh họa: Chí Cường.
Theo nhiều nhà giáo, môn Lịch sử đã bị đối xử thiếu công bằng trong thời gian qua, nay có nguy cơ “biến mất”. Ảnh minh họa: Chí Cường.

 

Đầy trăn trở với môn học

Không chỉ thời điểm này mà suốt hơn hai tháng qua, với nhiều giáo viên dạy môn Lịch sử, sự kiện môn học này sắp trở thành môn dạy tích hợp, môn tự chọn đã khiến họ cảm thấy buồn trước sự sống còn của môn học mình đang giảng dạy. Họ không lo chuyện không được đứng trên bục giảng, mà lo môn học được nhiều chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu đánh giá là quan trọng không thể thiếu để giáo dục lòng yêu nước, tự tôn dân tộc với biết bao thế hệ trẻ nay chưa biết “số phận” sẽ đi về đâu.

Cô Nguyễn Kim Dung - Giáo viên dạy môn Sử nhiều năm qua tại Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chia sẻ: “Dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay thú thực tôi cũng thấy buồn so với mọi năm. Theo tôi, môn học Lịch sử phải là môn độc lập, quan trọng trong các nhà trường chứ không thể lồng ghép, tích hợp và mang tính lựa chọn theo thị hiếu của học sinh và gia đình. Môn Sử hiện nay cũng đã lược bớt nhiều phần khó hiểu, khó nhớ để học sinh dễ học. Chỉ cần các em chú tâm là sẽ yêu thích môn học này”.

Tương tự, cô Nguyễn Thị Minh Hải, Giáo viên môn Sử - Trường THPT chuyên Vĩnh Phúc với hơn 20 năm dạy học đã không giấu được nỗi buồn trước thực tế môn Lịch sử hiện nay chưa được đối xử công bằng như những môn học khác. Cô Hải chia sẻ, tại các trường học các em đều được học tập thí nghiệm đối với các môn học như: Sinh học, Vật lý, Hóa học thì môn Lịch sử không hề có kinh phí hỗ trợ để tổ chức cho học sinh tiếp cận với lịch sử. Thiếu kinh phí mà nhiều khi nhà trường không thể tổ chức cho học sinh đi thực địa để nâng cao kiến thức lịch sử và tạo sự hứng thú với lịch sử cho các em. “Bao nhiêu năm giảng dạy, tôi chưa từng thấy học sinh quay lưng với môn Sử, nhưng tôi thấy hiện tượng các em không học để đi thi là đúng vì hiện nay có quá ít trường tuyển sinh khối C. Vì vậy, Bộ GD&ĐT cần phải có những điều chỉnh, những quy định đối xử với môn Lịch sử công bằng hơn. Đổi mới môn Sử là cần thiết, nhưng nếu tích hợp môn Lịch sử trong môn Công dân với Tổ quốc là phá nát môn Lịch sử”, cô Hải chia sẻ thêm.

Mất ăn mất ngủ trước “số phận” môn Sử

Cũng giống như các đồng nghiệp môn Sử, thầy Trần Trung Hiếu - giáo viên dạy Sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) dù đến ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày tôn vinh nghề nghiệp của mình năm nay cũng không giấu được nỗi buồn suốt thời gian qua. Thầy Hiếu tâm sự, từ khi Bộ công khai Dự thảo Chương trình Giáo dục phổ thông, suốt cả 3 tháng qua thầy cảm thấy “ăn không ngon, ngủ không yên giấc”, không chỉ riêng thầy buồn mà rất nhiều giáo viên dạy Sử đều cảm thấy lo lắng, thậm chí thất vọng.

Qua đợt chất vấn tại Quốc hội vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận cũng đã lên tiếng “đảm bảo” cho số phận môn Sử sẽ không bị cắt về mặt khối lượng, thậm chí là sẽ tăng hơn so với cũ, tiếp tục xin ý kiến đóng góp...  Thầy Hiếu cho rằng: “Bộ nói là lấy ý kiến thế thôi nhưng có thể đã quyết rồi, chưa chắc đã thay đổi được gì. Theo tôi, Bộ nên về các trường phổ thông, hỏi xem học sinh đánh giá thế nào về môn Sử, rồi hỏi cả các giáo viên thế nào, chứ giờ xem nhẹ môn Sử khiến giáo viên cảm thấy mình không được trân trọng, hơn nữa giáo viên Sử như tôi sẽ dạy tích hợp kiểu gì?”.

Không chỉ các giáo viên bậc học phổ thông trăn trở cho môn Sử, nhiều chuyên gia, giáo sư đầu ngành cũng bày tỏ nỗi thất vọng khi môn Sử ngày càng bị đối xử thiếu công bằng. Theo GS Sử học Vũ Dương Ninh (ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho biết, trong hàng chục năm qua, đã có sự thiếu công bằng, tùy tiện trong thay đổi chương trình dạy đối với môn Lịch sử như: Lấy lý do “giảm tải” cho học sinh, môn Lịch sử bị loại khỏi kỳ thi tốt nghiệp THPT và trở thành môn tự chọn...

Theo GS Vũ Dương Ninh: “Môn Lịch sử dù chưa “biến mất” nhưng dần dần đã không còn trở thành môn học độc lập, bắt buộc và bình đẳng với một số môn học khác. Hiện tại, Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể với danh nghĩa “tích hợp”, môn Lịch sử đã “biến mất” khỏi chương trình với tư cách một môn khoa học có chức năng riêng biệt và vô cùng quan trọng. Chắc hẳn chưa có quốc gia nào có cái tên môn học “Công dân với Tổ quốc” mà đưa môn Lịch sử tích hợp trong đó”.

 

Trong phiên chất vấn Quốc hội ngày 16/11 vừa qua, trả lời chất vất cử tri, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Vũ Luận khẳng định, môn Lịch sử không bị coi nhẹ, mà ngược lại đã coi trọng môn Lịch sử hơn so với chương trình hiện hành. Nhiều ý kiến đại biểu cho rằng, thời lượng là một khía cạnh, nhưng ai sẽ là người dạy tích hợp, công tác chuẩn bị giáo viên cho việc giảng dạy tích hợp như thế nào. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Phạm Vũ Luận, để độc lập hay tích hợp môn Lịch sử thì vẫn cần phải được bàn luận, xin ý kiến. Động thái “xin ý kiến” nhưng vẫn quả quyết thực hiện theo tích hợp môn Lịch sử khiến nhiều giáo viên, nhà nghiên cứu lịch sử băn khoăn, lo lắng cho môn Lịch sử sắp tới.

Quang Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tin sáng 12/5: Hà Nội đề xuất miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID; tin mới vụ 5 cầu thủ cùng 5 cô gái sử dụng ma tuý trong khách sạn

Tin sáng 12/5: Hà Nội đề xuất miễn phí cấp phiếu lý lịch tư pháp qua VNeID; tin mới vụ 5 cầu thủ cùng 5 cô gái sử dụng ma tuý trong khách sạn

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - UBND thành phố đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định hỗ trợ 100% mức phí phải nộp của công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2 trên ứng dụng VNeID có yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID trên địa bàn Hà Nội; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) Hà Tĩnh vừa có cuộc làm việc với đại diện CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh sau vụ 5 cầu thủ sử dụng ma tuý trong khách sạn.

Người phụ nữ có tài 'xem tướng số, đoán mệnh' chiếm đoạt 268 tỉ đồng

Người phụ nữ có tài 'xem tướng số, đoán mệnh' chiếm đoạt 268 tỉ đồng

Pháp luật - 9 giờ trước

Từ việc đi lễ chùa, hay "xem tướng số" cho nhiều người, Bùi Thị Ninh ở Nam Định đã dụ dỗ nhiều người góp vốn đầu tư kinh doanh rồi chiếm đoạt của họ số tiền 268 tỉ đồng

Hai học sinh lớp 8 chết đuối dưới ao nước ở Bắc Giang

Hai học sinh lớp 8 chết đuối dưới ao nước ở Bắc Giang

Thời sự - 10 giờ trước

Hai học sinh lớp 8 rủ nhau đi tắm ao tại thôn Bói (xã Thượng Lan, thị xã Việt Yên, Bắc Giang) rồi bị chết đuối thương tâm.

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH

35 bệnh nghề nghiệp được đề xuất hưởng BHXH

Đời sống - 11 giờ trước

Dự thảo bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH đã điều chỉnh một số bệnh theo quy định hiện hành. Bộ Y tế cũng đề nghị đơn vị liên quan đề xuất thêm các bệnh mới, đặc thù

Bước qua tháng 4 âm lịch Giáp Thìn, 4 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn nhờ cát tinh soi chiếu

Bước qua tháng 4 âm lịch Giáp Thìn, 4 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn nhờ cát tinh soi chiếu

Đời sống - 12 giờ trước

GĐXH – Chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có những dự báo xem tử vi tháng mới. Bước qua tháng 4 âm lịch Giáp Thìn, dưới đây là top 4 con giáp may mắn, hạnh phúc viên mãn nhờ thu hút vận khí tốt.

Bắt giữ hai thanh niên Quảng Ninh sang Thái Bình trộm cắp cáp điện hàng trăm triệu đồng

Bắt giữ hai thanh niên Quảng Ninh sang Thái Bình trộm cắp cáp điện hàng trăm triệu đồng

Pháp luật - 13 giờ trước

GĐXH - Do không có công ăn việc làm ổn định, cần tiền tiêu xài cá nhân, nên 2 đối tượng nhiều lần thực hiện hành vi trộm cắp cáp điện tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư không có người sinh sống trên địa bàn các huyện và tỉnh thành lân cận.

Không khí lạnh đang tràn xuống, miền Bắc mưa dông kéo dài

Không khí lạnh đang tràn xuống, miền Bắc mưa dông kéo dài

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - Đêm nay và ngày mai (12/5), không khí lạnh sẽ ảnh hưởng đến nước ta, gây mưa rào và dông cho các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ.

Ninh Bình: Một thông tin cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền, người dân cố đô Hoa Lư nên biết sớm

Ninh Bình: Một thông tin cực kỳ quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới túi tiền, người dân cố đô Hoa Lư nên biết sớm

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Ninh Bình đang lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Quyết định ban hành biểu giá tiêu thụ nước sạch tại khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh. Dự kiến thời gian đóng góp ý kiến đối với dự thảo trên kết thúc vào ngày 26/5/2024.

Từ ngày 15/5, một quy định mới về giá điện chính thức có hiệu lực, người dân bị ảnh hưởng như thế nào?

Từ ngày 15/5, một quy định mới về giá điện chính thức có hiệu lực, người dân bị ảnh hưởng như thế nào?

Xã hội - 14 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 15/5/2024 một quy định mới về giá điện chính thức có hiệu lực, điều này ảnh hưởng tới người dân như thế nào?

Va chạm giữa 3 xe máy, 2 thanh niên thương vong

Va chạm giữa 3 xe máy, 2 thanh niên thương vong

Thời sự - 14 giờ trước

3 xe máy do 3 thanh niên từ 15-17 tuổi điều khiển cùng chiều va chạm mạnh với nhau, cả 3 người văng ra đường khiến 1 nạn nhân tử vong tại hiện trường.

Top