Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thất vọng về hệ thống cảnh báo trong thảm họa sóng thần Indonesia

Thứ hai, 15:13 24/12/2018 | Bốn phương

Các cảm biến địa chấn gần núi lửa bị hỏng, tín hiệu báo động không được phát đi khiến người dân ngơ ngác khi sóng thần ập vào.

Cảnh đổ nát ở thị trấn Anyar trên bờ eo biển Sunda sau trận sóng thần hôm 22/12. Ảnh: AP.
Cảnh đổ nát ở thị trấn Anyar trên bờ eo biển Sunda sau trận sóng thần hôm 22/12. Ảnh: AP.

Người dân sống ở nhiều khu vực ven biển gần eo Sunda, miền trung Indonesia tối 22/12 không nhận thấy bất cứ dấu hiệu bất thường nào cho thấy một trận sóng thần sắp ập tới. Khoảng 21h03 tối hôm đó, ngọn núi lửa Anak Krakatau nằm cách bờ biển 80 km bắt đầu phun trào, nhưng không có trận động đất nào xảy ra, nước biển cũng không rút ra ngoài khơi như những đợt sóng thần mà người Indonesia từng gặp trước đây, theo CNA.

Mọi sinh hoạt trên bờ biển vào đêm cuối tuần vẫn diễn ra sôi động và nhộn nhịp như bình thường. Trên bãi biển khu nghỉ dưỡng Tanjung Lesung, ban nhạc Seventeen vẫn say sưa biểu diễn trước hàng trăm khán giả. Nhưng đến 21h27, một bức tường nước dồn dập cuốn vào bờ, xô đổ sân khấu, đổ ào về phía đám đông trước khi rút ra biển.

Riefian Fajarsyah, ca sĩ nhóm Seventeen, nghĩ rằng mình sẽ chết khi bị nước cuốn về phía biển, nhưng sau đó đã tìm cách bơi lại được vào bờ. Nhưng hai thành viên nhóm nhạc của anh đã thiệt mạng, còn vợ anh Dylan và tay trống Andi vẫn đang mất tích. Zack, một thành viên trong nhóm, phải bám vào mảnh gỗ sân khấu mới thoát chết khi bị sóng thần nhấn chìm.

Những người như Fajarsyah và Zack không nghe thấy bất cứ tiếng còi báo động nào cảnh báo họ về trận sóng thần sắp ập vào bờ. Khi nhà chức trách Indonesia bắt đầu chiến dịch tìm kiếm thi thể của ít nhất 281 người thiệt mạng và hàng chục người mất tích, nỗi giận dữ trong dư luận nước này về tính hiệu quả của hệ thống cảnh báo sớm sóng thần một lần nữa lại sôi sục.

Trong thảm họa động đất, sóng thần tấn công đảo Sulawesi hồi tháng 9, nhà chức trách Indonesia cũng gặp nhiều lúng túng trong việc cảnh báo, khi nhiều phao cảnh báo sóng thần trong mạng lưới của họ đã hư hỏng sau nhiều năm không được bảo trì và đầu tư đúng mức. Còn trong trận sóng thần lần này, Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên Cơ quan Ứng phó Thảm họa Quốc gia Indonesia (BNPB) ban đầu còn viết trên Twitter rằng đây chỉ là trận "triều cường" do ảnh hưởng của trăng tròn.

Nugroho sau đó xóa dòng tweet này và thừa nhận sóng thần đã tràn vào bờ. Cơ quan Khí tượng và Địa chất Indonesia (BMKG) ra thông cáo cho biết sóng thần nơi cao nhất là 0,9 m, các nơi khác khoảng 0,3 m, song nhiều nhân chứng cho hay ngọn sóng ập vào khu vực của họ cao 2-3 m. BMKG lúc đầu cho biết cảnh báo sóng thần đã được đưa ra, nhưng sau đó thừa nhận còi báo động đã không vang lên ở nhiều khu vực chịu ảnh hưởng.

Tiến sĩ Simon Boxall đến từ Đại học Southampton dự đoán nhà chức trách Indonesia trong vài ngày tới sẽ phải hứng chịu nhiều lời chỉ trích mạnh mẽ về việc hệ thống cảnh báo sớm sóng thần của họ không hoạt động, đặc biệt là sau thảm họa ở Sulawesi.

Tuy nhiên, giáo sư Dougal Jerram ở Đại học Oslo cho rằng những lúng túng của nhà chức trách Indonesia trong thảm họa lần này là điều dễ hiểu, bởi sóng thần do hoạt động của núi lửa gây ra rất khác so với sóng thần xuất phát từ trận động đất dưới đáy biển và chúng rất khó báo trước.

"Sóng thần có thể sinh ra từ các trận lở đất do hoạt động núi lửa gây ra trên hoặc dưới mực nước biển, cũng có thể do sự phun trào của chính núi lửa", Jerram giải thích với Guardian. "Không giống như sóng thần sau động đất, sóng thần do núi lửa có thể không kích hoạt hệ thống cảnh báo sớm, vốn được thiết kế để ghi nhận tín hiệu từ những chấn động mạnh, nên sẽ không phát tín hiệu báo động".

Theo NYTimes, khi núi lửa Anak Krakatau phun trào, dòng dung nham nóng đỏ sẽ làm suy yếu đáng kể vách núi lửa cao 300 m, khiến một khối lượng đất đá khổng lồ bị sạt lở và đổ ập xuống biển, giống như khi chúng ta ném một bao cát lớn vào bồn tắm, khiến lượng nước lớn bị ép vào bờ gây ra sóng thần.

Tiến sĩ Boxall cũng cho rằng đợt sóng thần tấn công khu vực eo biển Sunda lần này có phạm vi hẹp và để có thể phát hiện những đợt sóng mang tính cục bộ như vậy, Indonesia sẽ phải bố trí hàng nghìn phao cảnh báo sóng thần khắp bờ biển, điều không khả thi với năng lực tài chính và công nghệ của quốc gia này.

Theo giáo sư David Rothery, giảng viên chuyên ngành khoa học địa chất hành tinh tại Đại học Mở của Anh, ngay cả khi Indonesia lắp đặt phao cảnh báo ngay cạnh núi lửa Anak Krakatau, thiết bị này cũng khó có thể giúp họ giảm bớt thiệt hại trong thảm họa.

"Khoảng cách từ núi lửa Anak Krakatau tới bờ biển chỉ là 80 km, quá ngắn so với những đợt sóng thần di chuyển với tốc độ rất cao, khiến thời gian để cảm biến thu thập dữ liệu, truyền về đất liền, phân tích và phát cảnh báo là vô cùng ngắn nên hầu như không còn ý nghĩa", Rothery nói.

Vị trí núi lửa Anak Krakatau và những vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần hôm 22/12. Đồ họa: BBC.
Vị trí núi lửa Anak Krakatau và những vùng bị ảnh hưởng bởi sóng thần hôm 22/12. Đồ họa: BBC.

Trong khi đó, BMKG thừa nhận rằng các thiết bị đo địa chấn của họ xung quanh núi lửa Anak Krakatau đã bị hư hỏng trong đợt phun trào dung nham và không thể gửi tín hiệu về đất liền. Ông Nugroho nói thêm rằng cơ quan này hiện chưa có bất cứ công nghệ nào để có thể phát hiện sóng thần do lở đất dưới biển hay núi lửa phun trào gây ra. "Chúng tôi cần tìm cách phát triển công nghệ này càng sớm càng tốt", ông tuyên bố.

Hệ thống cảnh báo sớm của Indonesia tiếp tục bộc lộ nhược điểm vào hôm qua, khi còi báo động sóng thần hú vang ở vịnh Labuhan trên đảo Lombok, khiến người dân hoảng hốt tháo chạy đến nơi trú ẩn. BMKG sau đó xác nhận báo động này là giả, theo Jakarta Post.

"BMKG không phát đi bất cứ cảnh báo sóng thần nào. Còi báo động sóng thần ở vịnh Lambuhan đã tự kích hoạt mà không có sự can thiệp của BMKG hay BNPB", Nugroho nói. "Nhiều khả năng một sự cố kỹ thuật đã khiến hệ thống còi báo động này tự kêu".

Các chuyên gia cho rằng những sự cố như vậy sẽ càng khiến người dân mất niềm tin vào hệ thống cảnh báo sớm của Indonesia, quốc gia nằm trên "Vành đai lửa Thái Bình Dương" và thường xuyên phải hứng chịu động đất, sóng thần. Sau thảm họa sóng thần năm 2004 khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng, Indonesia đã được cộng đồng quốc tế hỗ trợ xây dựng một mạng lưới cảnh báo sớm, nhưng đến nay nó vẫn chưa hoàn thiện và phát huy hiệu quả.

"Chúng tôi vẫn cần một hệ thống có thể cảnh báo sớm nhiều loại thảm họa khác nhau", Nugroho tuyên bố với CNN. "Và chúng tôi cần rất nhiều hệ thống như vậy".

Theo Thành Nguyễn

VnExpress.net

Kinh hoàng: Con số người chết trong vụ sóng thần tại Indonesia lên đến 280 người, hơn 1.000 nạn nhân bị thương Kinh hoàng: Con số người chết trong vụ sóng thần tại Indonesia lên đến 280 người, hơn 1.000 nạn nhân bị thương

GiadinhNet - Sóng thần kinh hoàng kèm núi lửa phun trào đã cướp đi sinh mạng của 280 người và hàng nghìn nạn nhân bị thương.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 người đàn ông mua 30kg vàng miếng, về nhà phát hiện trong hộp lại là 25kg đá: Cảnh sát ập vào một kho hàng, 2 đối tượng bị bắt giữ

2 người đàn ông mua 30kg vàng miếng, về nhà phát hiện trong hộp lại là 25kg đá: Cảnh sát ập vào một kho hàng, 2 đối tượng bị bắt giữ

Tiêu điểm - 1 giờ trước

Năm 2017, Cục Công an Khu tự trị Tây Tạng (Trung Quốc) nhận được tin trình báo về 2 người đàn ông mua vàng "hoá đá". Theo giá thị trường lúc đó, 25kg vàng bị mất trị giá 6,9 triệu NDT (24 tỷ đồng).

Đi tắm sông với bố, bé trai 6 tuổi bị cuốn chân vào hang động lạ: Cổ vật 2.500 năm được tìm thấy, chính quyền cấm túc cả gia đình

Đi tắm sông với bố, bé trai 6 tuổi bị cuốn chân vào hang động lạ: Cổ vật 2.500 năm được tìm thấy, chính quyền cấm túc cả gia đình

Chuyện đó đây - 9 giờ trước

Biết được ý định của bố mẹ bé trai, chính quyền lập tức vào cuộc, canh chừng ngôi nhà 24/24h, không cho phép ai ra vào.

Hàng trăm chú chim cánh cụt nhảy từ vách băng cao 15m, cảnh tượng chưa từng có được ghi lại khiến nhiều người đau lòng

Hàng trăm chú chim cánh cụt nhảy từ vách băng cao 15m, cảnh tượng chưa từng có được ghi lại khiến nhiều người đau lòng

Tiêu điểm - 14 giờ trước

Trên đỉnh của một khối băng tại Nam Cực, hàng trăm chú chim cánh cụt hoàng đế chen chúc và thay nhau nhảy xuống phía dưới.

Thấy ông cụ ăn mặc giản dị bước vào, nhân viên cửa hàng không thèm tiếp, lúc sau tiếc thì cũng đã muộn

Thấy ông cụ ăn mặc giản dị bước vào, nhân viên cửa hàng không thèm tiếp, lúc sau tiếc thì cũng đã muộn

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Câu nói "Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong" quả là vô cùng chính xác trong trường hợp này.

Tắt nhầm động cơ, phi công lái máy bay đâm sầm xuống cầu cao tốc khiến 48 hành khách thiệt mạng tại chỗ

Tắt nhầm động cơ, phi công lái máy bay đâm sầm xuống cầu cao tốc khiến 48 hành khách thiệt mạng tại chỗ

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Sai lầm của phi công đã gây ra vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng chỉ vài phút sau khi chiếc máy bay TransAsia Airways cất cánh vào ngày 04/02/2005.

Mưa lớn làm lộ hàng loạt thỏi vàng bạc: 'Thợ săn' vào cuộc lần ra kho báu trị giá 100.000 tỷ thất lạc?

Mưa lớn làm lộ hàng loạt thỏi vàng bạc: 'Thợ săn' vào cuộc lần ra kho báu trị giá 100.000 tỷ thất lạc?

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Nhờ cơn mưa lớn, kho báu toàn vàng bạc này cuối cùng cũng được tìm thấy?

Anh nông dân đào được 'vật thể lạ' màu vàng nặng hơn 20kg ở dưới ao rồi đem giấu: Vài ngày sau cảnh sát và chuyên gia tới nhà, suýt bị truy cứu vì phạm trọng tội

Anh nông dân đào được 'vật thể lạ' màu vàng nặng hơn 20kg ở dưới ao rồi đem giấu: Vài ngày sau cảnh sát và chuyên gia tới nhà, suýt bị truy cứu vì phạm trọng tội

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

"Vật thể lạ" mà ông cụ Trung Quốc đào được thực chất là một bảo vật lịch sử có tuổi đời hơn 3000 năm.

Tối nào cũng thấy chó cưng canh cho chủ ngủ, biết lý do người đàn ông xúc động muốn khóc

Tối nào cũng thấy chó cưng canh cho chủ ngủ, biết lý do người đàn ông xúc động muốn khóc

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Câu chuyện này đã từng nổi đình nổi đám vào năm 2017 và nhận được sự đồng cảm và yêu thích của nhiều người yêu thú cưng.

Top