Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thắt lòng nhìn con mòn mỏi với "bệnh mồ côi"

Chủ nhật, 08:00 08/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Bệnh hiếm hay còn gọi là “bệnh mồ côi” có số người mắc không nhiều nhưng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dân số. Bệnh nặng, thuốc hiếm, đắt đỏ, một nửa số ca mắc phải là trẻ em phải điều trị cả đời, nhưng 30% số đó không sống quá tuổi lên 5.

 

Em Nguyễn Tuệ M (đầu tiên từ trái qua) chụp ảnh cùng mẹ và các thành viên trong CLB bệnh hiếm tại Bệnh viện Nhi Trung ương (ảnh bệnh viện cung cấp).
Em Nguyễn Tuệ M (đầu tiên từ trái qua) chụp ảnh cùng mẹ và các thành viên trong CLB bệnh hiếm tại Bệnh viện Nhi Trung ương (ảnh bệnh viện cung cấp).

 

Bệnh hiếm, phát hiện khó, thuốc hiếm và đắt

Từ lúc mang thai đến lúc sinh con ra, hai mẹ con chị T.H.N (Nghệ An) đều rất khỏe mạnh. Chị sinh thường, đủ ngày, đủ tháng và bé Q.N được 3,6kg. Khi Q.N tròn một tháng tuổi, chị H.N phát hiện phần xương thắt lưng của cháu hơi nhô ra nên chị cho cháu đi khám. Không phát hiện ra bệnh, chị lại tiếp tục cho cháu đi khám tiếp. Kết quả, cháu bị gù cột sống lưng bẩm sinh, không có biện pháp can thiệp.

Ba tháng sau, chị đưa con đi khám tại Khoa Nội tiết – Chuyển hóa – Di truyền thuộc Bệnh viện Nhi Trung ương. BS Vũ Chí Dũng- Trưởng khoa - là người trực tiếp khám bệnh cho bé. “Tôi còn nhớ như in những lời của bác sĩ lúc đó: Chúng tôi nghi ngờ con chị mắc bệnh rối loạn chuyển hóa Mucopolysacclcrd tuyp 1, bệnh hiếm này vẫn đang được nghiên cứu nhưng chưa có thuốc điều trị ở Việt Nam. Căn bệnh này liên quan và làm ảnh hưởng, suy giảm nhiều cơ quan khác nhau trên cơ thể cháu…”, chị H.N kể lại thời khắc kinh hoàng đó, cách đây tròn 5 năm.

Đúng như lời bác sĩ nói, sức khỏe của bé Q.N ngày một suy giảm. Các khớp chân, tay ngày càng cứng, tai nghe giảm, thị lực kém, đường thở hẹp, khó thở, gan to… Chiều cao bé cũng không phát triển nữa. Ngoài việc đi khám định kỳ theo lịch hẹn điều trị ngoại trú ở Bệnh viện Nhi Trung ương, cứ 1 - 2 tháng, chị phải đưa cháu đi khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương, do cháu bị Glocom bẩm sinh, rồi lại khám ở Bệnh viện Tai - Mũi – Họng Trung ương do thường xuyên bị viêm tai, mũi, họng.

Bệnh hiếm, thuốc hiếm, mọi thứ đều hiếm. Mà dẫu có thuốc đi chăng nữa thì số tiền để mua điều trị cho con là quá lớn. May mắn cho bé Q.N, Bệnh viện Nhi Trung ương đã tìm được nguồn tài trợ cho bé điều trị. Cuối năm 2014, khi bé đã phải chịu đựng bệnh 4,5 năm trời, bé được truyền Enzyme thay thế. “Con nhanh nhẹn hơn, ít bị viêm tai mũi họng và da cũng mềm hơn”, chị H.N nói trong nước mắt.

Một em bé may mắn khác được nguồn thuốc tài trợ điều trị bệnh hiếm là em Nguyễn Tuệ M (Hà Nội). Chị Cung Thị T.H, mẹ bé cho hay, khi bé M tròn 1 tuổi, dù ăn ngủ điều độ, chăm sóc đầy đủ nhưng rất xanh xao, yếu ớt, chậm lớn. Con đi khám, nhập viện cả tháng chỉ để làm đủ loại xét nghiệm nhưng chỉ được chẩn đoán bị thiếu máu chưa rõ nguyên nhân. Bác sĩ cho về nhà theo dõi, tái khám, nhập viện, lại xét nghiệm… 3 lần, mỗi lần 1 tháng ròng rã hai mẹ con ôm nhau “tạm cư” ở viện. Cuối cùng, bác sĩ cũng kết luận: Con bị bệnh hiếm gặp di truyền – Gaucher. Thuốc vừa hiếm, vừa đắt, lại phải điều trị suốt đời, tôi gần như suy kiệt. Là bệnh di truyền, có nghĩa là nếu vợ chồng tôi muốn có con nữa, xác suất bị bệnh là 25%. Đã có lúc vợ chồng tôi suy nghĩ bế tắc, tính chuyện chia tay nhau…”, chị T.H kể lại.

Ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng dân số

Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh tuy là nhóm bệnh hiếm gặp ở trẻ sơ sinh (tỉ lệ 1/dưới 2.000 trẻ), nhưng hậu quả đối với sự phát triển, cuộc sống của trẻ lại đặc biệt nghiêm trọng cũng như ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng dân số.

Theo BS Vũ Chí Dũng, rối loạn chuyển hóa bẩm sinh chỉ là một vài bệnh lý hiếm gặp trong số khoảng 7.000 loại bệnh hiếm khác nhau mà y học thế giới đã phát hiện. Các nhóm bệnh thường gặp như: Suy tuyến giáp bẩm sinh, tăng sản thượng thận bẩm sinh, loạn dưỡng cơ Duchenne, thoái hóa cơ tủy, xương thủy tinh, hội chứng Turner, hội chứng Prader Willi, tiểu đường sơ sinh, ly thượng bì bóng nước bẩm sinh, Gaucher...

BS Vũ Chí Dũng cho biết, với những người không may mắc bệnh Gaucher, nếu không được dùng thuốc, tế bào máu sẽ bị tấn công, ảnh hưởng đến các bộ phận như xương, gan, lá lách, tế bào thần kinh trung ương, não, khả năng tử vong chực chờ. Về bệnh rối loạn chuyển hóa bẩm sinh, trước và trong thời gian mang thai, thai nhi và bà mẹ hoàn toàn bình thường, nhưng khoảng 24 - 48 giờ sau khi bú sữa mẹ hoặc ăn sữa nhân tạo, cháu bé khóc nhiều hơn, li bì, thậm chí hôn mê, bú kém, co giật, rối loạn nhịp thở, ngừng thở, có khi bị suy gan, suy thận...

GS.TS Lê Thanh Hải cho biết: Các bệnh hiếm gặp tác động bất lợi đối với nhiều cơ quan trong cơ thể bệnh nhân nên cuộc sống của họ rất khó khăn. Việt Nam hiện chưa có thống kê về số bệnh nhân bị bệnh hiếm gặp. Bệnh viện Nhi Trung ương đang theo dõi trên 30 nhóm bệnh, với khoảng gần 2.000 trẻ. Theo GS Nguyễn Công Khanh, Chủ tịch Hội Nhi khoa Việt Nam, do thuộc nhóm các bệnh hiếm gặp nên những bệnh này rất dễ bị bỏ qua. Bệnh lại đa dạng, khó chẩn đoán, khó nhận biết. Hơn hết, chi phí thuốc men vô cùng đắt đỏ nên bảo hiểm y tế mới chỉ có thể trả một số thuốc điều trị cho một vài loại bệnh. “Trẻ em mắc bệnh hiếm là gánh nặng của các gia đình. Thế giới đang áp dụng một số phương pháp điều trị hiệu quả là dùng enzyme thay thế hoặc phẫu thuật thay tủy, song phương pháp dùng enzyme rất đắt, lên đến hàng tỷ đồng/năm. Còn thay tủy thì cần cơ sở vật chất, chuyên môn cao, không dễ áp dụng cho nhiều trường hợp”,  GS Nguyễn Công Khanh chia sẻ. Do đó, không ít gia đình không may có trẻ mắc bệnh hiếm gặp chỉ biết phó mặc cho số phận hoặc trông chờ vào sự hỗ trợ của các tổ chức từ thiện.

 

GS.TS Lê Thanh Hải, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh hiếm ngày càng nhiều. Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh là một căn bệnh như thế. Nó đã trở thành nỗi ám ảnh của không ít bậc cha mẹ và cả thầy thuốc. Đã có lúc trước đây, các bác sĩ không thể lý giải nổi những cái chết bất thường của các bé sơ sinh.

Cách đây hơn 10 năm, tại Bệnh viện Nhi Trung ương, một gia đình có 3 con trai đều mất vào ngày thứ 5 sau khi chào đời. Bé trai thứ 4 được chuyển đến bệnh viện vào ngày thứ 2 sau sinh, nhưng cũng rơi vào tình trạng li bì, hôn mê sâu rồi tử vong. Phải 2 tháng sau khi mẫu bệnh phẩm của cháu được gửi ra nước ngoài, các bác sĩ mới biết cháu bị rối loạn chuyển hóa bẩm sinh. Năm 2014, cũng mắc bệnh này, một bé trai nhập viện sau khi hai anh của cháu đã tử vong trước đó. May mắn là bé trai này được cấp cứu kịp thời, cháu khỏe lại và phát triển bình thường.

Thu Nguyên/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 2 giờ trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 3 giờ trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Đau đầu kéo dài nhiều tuần, bé gái 9 tuổi được phát hiện bị u màng não

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH – Khi thấy con có biểu hiện đau đầu kéo dài, tăng dần cả cường độ và tần suất trong thời gian dài, gia đình quyết định đưa con đi khám và phát hiện bệnh.

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Thông tin mới nhất vụ 328 người bị ngộ độc nghi ăn bánh mì ở Đồng Nai: 2 bệnh nhi trở nặng, phải lọc máu

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Cả hai cháu nhập viện trong tình trạng bị suy hô hấp, sốc nhiễm trùng đường tiêu hóa. Trong đó, 1 cháu có thời điểm bị ngưng tim, ngưng thở nhưng đã được các bác sĩ tiến hành hồi sức và tim cháu đã đập trở lại.

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

328 người nhập viện sau khi ăn bánh mì: 2 trẻ sốc nặng thở máy, mở thêm đơn vị cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

Theo UBND TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai, tính đến chiều 2-5, đã có 328 người nhập viện cấp cứu sau khi ăn bánh mì tại tiệm Băng ở phường Xuân Bình

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Uống nhầm vitamin D của người lớn, trẻ 6 tháng tuổi nhập viện cấp cứu

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Khi được bác sĩ thông báo trẻ bị ngộ độc vitamin D và đối chiếu với lọ thuốc trẻ uống, gia đình mới phát hiện ra sự nhầm lẫn.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 3 ngày trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Suýt liệt vĩnh viễn do sử dụng phương pháp dân gian trị đau cột sống

Y tế - 6 ngày trước

Bệnh nhân nữ 53 tuổi, thường trú tại Ba Đồn, Quảng Bình vào viện trong tình trạng yếu nặng 2 chân, nằm liệt giường, tiểu không tự chủ, loét bỏng 2 gan bàn chân.

Top