Hà Nội
23°C / 22-25°C

Thanh Hóa: Gần 300 tỷ đồng đầu tư xử lý chất thải y tế

Thứ sáu, 11:27 06/11/2015 | Y tế

GiadinhNet - Trong 5 năm (2011 - 2015)và giai đoạn đến 2020, cùng với ngân sách Trung ương, tỉnh Thanh Hóa đã đầu tư gần 300 tỷ đồng xử lý chất thải rắn và lỏng tại 37 bệnh viện công lập. Việc chú trọng đầu tư mới, nâng cấp, sửa chữa kịp thời hệ thống xử lý chất thải đã góp phần tạo nên một môi trường xanh- sạch- đẹp,nâng cao chất lượng sống cho người dân.

 

Khu xử lý chất thải rắn và lỏng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn. Ảnh: Ngọc Hưng
Khu xử lý chất thải rắn và lỏng tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn. Ảnh: Ngọc Hưng

 

Tăng cường giám sát

Thực hiện đề án “Tổng thể xử lý chất thải y tế” giai đoạn 2011-2015 và định hướng tới 2020, Sở Y tế Thanh Hóa đã chủ động kết hợp với các ban, ngành liên quan, tăng cường giám sát, đảm bảo việc quản lý chất thải y tế đúng quy trình, cung cấp đủ, kịp thời các phương tiện chuyên dụng, đạt tiêu chuẩn cho việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý.

Trung bình mỗi ngày, các bệnh viện tại Thanh Hóa phát sinh khoảng 7.372 tấn chất thải y tế, trong đó có khoảng 1.452 tấn chất thải nguy hại. Hầu hết các bệnh viện đã được đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Thời gian từ 2011 đến đầu năm 2015, số tiền 149.272 triệu đồng từ nguồn vốn sự nghiệp bảo vệ môi trường của Trung ương và địa phương đã được "rót" để Thanh Hóa nâng cao chất lượng công tác này!

Đối với hệ thống xử lý chất thải rắn y tế, các bệnh viện đã được đầu tư lò đốt chất thải rắn theo mô hình Dự án khoa học công nghệ. Tuy nhiên, do đầu tư xây dựng quá lâu, một số lò đã xuống cấp, không đáp ứng được nhu cầu xử lý hàng ngày.

Nhằm cải thiện, nâng cao việc quản lý chất thải, hiện Thanh Hóa  đã được đầu tư gần 200 tỷ đồng  bằng nguồn vốn vay từ Ngân hàng Thế giới để nâng cấp cho 5 hệ thống xử lý chất thải lỏng và xây mới 9 hệ thống xử lý chất thải rắn tại 9 cụm để xử lý rác thải y tế cho cả tỉnh. Khi các dự án trên hoàn thành, được đưa vào hoạt động sẽ góp phần cải thiện môi trường sống của hàng vạn người dân.

ThS Lê Đăng Khoa - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa) cho biết: “Hệ thống xử lý chất thải rắn trước đây không đáp ứng được nhu cầu thực tế tại bệnh viện nên chúng tôi quyết định đầu tư lò đốt hiện đại nhập từ Ý. Với lò đốt này, rác thải được nghiền nát, sau đó được diệt khuẩn bằng nhiệt độ cao. Ngoài ra, chúng tôi còn hỗ trợ xử lý chất thải cho một số cơ sở y tế  xung quanh”.

Về chất thải lỏng, trước kia bệnh viện xử lý bằng bể sinh học lắng lọc, năm 2013, bệnh viện đã đầu tư thêm một hệ thống xử lý nước thải hiện đại, trị giá trên 20 tỷ đồng. Hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng được đầu tư mới tới 43 tỷ đồng. Hàng năm, Sở TN&MT, Công an môi trường tỉnh luôn có những đợt kiểm tra định kỳ, tất cả các chỉ số đều đạt tiêu chuẩn.

Tất cả vì môi trường trong lành

Ông Lê Văn Lâm - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Sơn cho biết thêm: Bệnh viện có quy mô 100 giường bệnh, 13 khoa, phòng. Bệnh viện đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần vệ sinh môi trường tỉnh để thu gom xử lý các chất thải rắn thông thường. Còn các chất thải rắn nguy hại (khoảng 30kg/1 ngày) bao gồm bơm tim, dây truyền dịch… được thu gom và đốt tại lò của bệnh viện. Xỉ tro sau khi đốt sẽ được chôn tại hố đạt tiêu chuẩn. Một tuần, trung bình bệnh viện đốt 3 - 4 lần, không khu nào để quá 24 giờ.

"Hàng năm, tỉnh hỗ trợ 100 triệu đồng, bệnh viện đã đầu tư thêm hơn 100 triệu đồng nữa để duy trì hoạt động thường xuyên của hai cơ sở xử lý chất thải. Công tác thu gom, xử lý đảm bảo những điều kiện theo quy định. Tuy nguồn kinh phí của bệnh viện còn khó khăn nhưng chúng tôi luôn ưu tiên đầu tư cho hệ thống xử lý chất thải", ông Lê Văn Lâm chia sẻ thêm.

Thời gian qua, ngành Y tế đã cùng với Sở TN&MT, tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành Quyết định 1448/QĐ-UBND (ngày 15/5/2014) về kế hoạch xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trên địa bàn tỉnh. Thanh Hóa phấn đấu đến hết năm 2015 sẽ xử lý dứt điểm11 bệnh viện gây ô nhiễm, giao cho Sở Y tế là chủ đầu tư các dự án xử lý chất thải các bệnh viện.

Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp từ Trung ương tới địa phương, công tác xử lý chất thải ở các bệnh viện Thanh Hóa đã có những chuyển biến tích cực, đáp ứng đầy đủ những điều kiện, quy định của cơ quan chức năng. Tuy nhiên, Thanh Hóa là một địa phương có diện tích rộng, việc đầu tư xử lý chất thải rắn của các bệnh viện theo mô hình cụm không khả thi nên ngành Y tế tỉnh đã đề nghị được đầu tư tại chỗ - tại các bệnh viện huyện”.

Ông Lê Hữu Uyển - Trưởng Phòng nghiệp vụ - Sở Y tế Thanh Hóa cho hay: “Đối với mô hình Xử lý chất thải rắn tập trung, tỉnh Thanh Hóa chỉ áp dụng với các đơn vị đóng trên địa bàn thành phố và các huyện phụ cận. Tuy nhiên, khó khăn nhất hiện nay là nhiều khu xử lý chất thải đang quá tải do đầu tư đã lâu, không đồng bộ. Đây cũng là vấn đề khó khăn trong xử lý vận hành. Ngành Y tế tỉnh đã đề xuất lãnh đạo địa phương bố trí kinh phí để 100% bệnh viện công lập có hệ thống xử lý chất thải y tế đúng quy định. Bên cạnh đó do chi phí cho việc vận hành, xử lý hệ thống chất thải khá cao, đề nghị Bộ Y tế phối hợp với các ngành chức năng cho phép các bệnh viện được bổ sung việc thu phí xử lý chất thải y tế vào danh mục thu viện phí”.

 

- Tăng cường phối hợp liên ngành, tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát công tác quản lý chất thải y tế để bảo vệ môi trường; kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, gắn với trách nhiệm của người đứng đầu bệnh viện.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục phổ biến chính sách, pháp luật về quản lý chất thải y tế. Tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn về quản lý chất thải y tế cho đội ngũ cán bộ và nhân viên y tế.

(Trích Chỉ thị 05/CT/BYT của Bộ Y tế về tăng cường quản lý chất thải y tế trong bệnh viện)

 

Sự phối hợp liên ngành chặt chẽ

Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Lê Văn Bình- Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường thuộc Sở TN&MT tỉnh Thanh Hóa cho biết: Sở Y tế đã lập các dự án xây dựng hệ thống chất thải rắn y tế cho cụm các bệnh viện trên địa bàn tỉnh bằng nguồn hỗ trợ từ Ngân hàng Thế giới. Đến nay đã có 8 bệnh viện được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống này và đi vào vận hành. 8 bệnh viện trên đã được Giám đốc Sở TN&MT tỉnh ra quyết định rút khỏi danh mục các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ba bệnh viện còn lại đang rốt ráo triển khai xây dựng công trình xử lý. Dự kiến đến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành và đưa công trình vào vận hành.

Ngọc Hưng/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Bảo đảm người dân được tiếp cận thuốc kịp thời, có chất lượng, an toàn và chi phí hợp lý

Y tế - 2 giờ trước

Chiến lược quốc gia phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 nhấn mạnh đến phát triển công nghiệp dược, dược liệu sản xuất trong nước đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc biệt dược gốc, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, thuốc sinh học...

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Quảng Bình: Bé gái 11 tháng tuổi ngộ độc chì do 'thuốc cam'

Y tế - 3 ngày trước

Các bác sĩ Bệnh viện hữu nghị Việt Nam-Cuba Đồng Hới vừa cứu sống một bé gái 11 tháng tuổi bị ngộ độc chì và asen.

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Sự cố khi ăn cơm khiến người phụ nữ ho ra máu, phải đi cấp cứu

Y tế - 3 ngày trước

Suốt một tuần trước khi ho ra máu phải vào viện cấp cứu, người phụ nữ bị sốt, khó thở nhẹ. Bác sĩ phát hiện mảnh xương thức ăn ẩn náu trong phổi trái của chị 25 năm nay.

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Câu lạc bộ Bí thư Đoàn thanh niên ngành Y tế động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Đại diện CLB Bí thư đoàn ngành Y đã đến thăm và động viên nữ bác sĩ Bệnh viện K bị tai nạn hi hữu.

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Thái Bình: 1 người tử vong, nhiều người phải nhập viện sau khi ăn tiết canh dê

Y tế - 6 ngày trước

Một người tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau khi ăn bữa cỗ có món tiết dê tại TP Thái Bình, nghi do ngộ độc thực phẩm.

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

2 học sinh ở TPHCM nhập viện sau khi ăn mì Ý sốt cà ở trường

Y tế - 6 ngày trước

Sau khi ăn món mì Ý sốt cà tại trường, 2 học sinh có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, phải nhập viện vì nghi ngờ ngộ độc thực phẩm. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm lại không phát hiện tác nhân gây bệnh.

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai: Chuyển bé 5 tuổi nguy kịch lên Bệnh viện Nhi đồng 1

Y tế - 1 tuần trước

Thêm bệnh nhi rất nặng liên quan vụ hơn 500 người ngộ độc bánh mì ở tỉnh Đồng Nai được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM.

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu tiếp tục được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Y tế - 1 tuần trước

Hôm nay, 4/5 tại Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Y Hà Nội Tạ Thành Văn đã công bố Nghị quyết của Hội đồng trường và trao Quyết định bổ nhiệm lại Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đối với PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu.

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Cô gái 17 tuổi bị thủy đậu biến chứng nặng, suýt tử vong do điều trị sai cách

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhân được đưa vào viện trong tình trạng rất nặng, sốt cao 41 độ, mụn nước và nhiều mụn mủ toàn thân, loét miệng họng, ý thức chậm…

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Tự đắp lá vào vết thương, nam bệnh nhân 17 tuổi suýt bị hoại tử cánh tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Sau khi bị thương, người bệnh đã được người nhà nhai lá cây và tự ý đắp vào tổn thương theo kinh nghiệm dân gian khiến cho vết thương tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử gây nguy hiểm cho người bệnh.

Top