Hà Nội
23°C / 22-25°C

Tết Việt, lá rụng về cội

Thứ năm, 07:21 19/02/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Tết là ngày mở đầu năm mới, là thời điểm thiêng nhất trong diễn tiến thời gian bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông. Về quê ăn Tết, sum họp gia đình, cúng lễ tổ tiên, hỏi han, chúc tụng nhau trong nhà, ngoài ngõ và nếu không thể về, thì dù ở khắp bốn phương trời, cũng một lòng khắc khoải nhớ quê, vẫn cố công biện một cái Tết xa quê, vào cữ giao thừa, thành kính thắp hương trên bàn thờ gia tiên dựng tạm nơi đất khách…Những cử chỉ tâm linh này đã thành nhu cầu tình cảm ăn sâu vào tiềm thức người Việt, đặc biệt là người Việt xa xứ, vì nhiều lý do riêng tư mà phải tha hương mãi tận trời Tây xa ngái.

 

Du học sinh Việt Nam với cành đào, mai tự làm để hưởng trọn không khí Tết quê nhà. ảnh: TL
Du học sinh Việt Nam với cành đào, mai tự làm để hưởng trọn không khí Tết quê nhà. ảnh: TL

 

Lần đầu ăn Tết ta xa nhà

Năm Bính Dần 1986, tôi du học, làm nghiên cứu sinh ở Đại học Sân khấu Điện ảnh Âm nhạc Quốc gia Leningrag (LGITMIK - Liên Xô). Lúc đó đã cuối thu đầu đông. Lần đầu tôi nếm trải mùi vị xa xứ, khi những hàng cây nước Nga vào mùa trút lá, lá phong vàng rụng đầy như tấm thảm màu tươi vàng xao xác dưới chân. Mùa đông Nga. Chấp chới bay những bông tuyết xiên chéo ngàn ngạt muốt trắng ngoài cửa sổ. Tôi băng ngang vườn cây đã trút chẳng còn một chiếc lá trên cành, sang chơi bạn bên kí túc xá trường Đại học Mỏ gần đấy. Dấu giày tôi in đậm trên tuyết trắng phau. Trên không trắng xám trời mây, vẫn không ngừng rơi những bông tuyết lạnh trên đôi má nóng bừng. Chưa bao giờ lưu học sinh người Việt chúng tôi, nhất là kẻ lần đầu du học nước Nga Xôviết như tôi, lần đầu biết ăn Tết Tây và sau đó, là lần đầu ăn Tết Ta xa nhà, tha hương…

Sau 6 cái Tết Việt ở Liên Xô, nhất là cái Tết đầu tiên, tôi và bạn bè người Việt mới biết thẩm thấu mùi Tết tha hương. Bà giáo tiếng Nga của tôi, cô Olga Nhicolaievna tròn xoe mắt, long lanh như hai viên ngọc xám tro, khi tôi mời cô đến ăn Tết Việt với chúng tôi ở kí túc xá của trường, trên đảo Vaxili lộng gió mùa đông. “Ô, Việt Nam có Tết riêng ư?”. Tôi giải thích Việt Nam bao giờ cũng ăn Tết chậm hơn lịch dương, có khi đến cả tháng, nếu là năm nhuận. Cô Olga vỡ lẽ, cười giòn tan, ra chiều thích thú: “Và phong tục Tết Việt chắc là thú vị lắm. Thử kể tôi nghe?”. Tôi lắc đầu, ra chiều bí mật “xin cô cứ đến, rồi cô sẽ biết”.

Thế là cô giáo Nga của tôi và một thầy nữa dạy môn hình thể sân khấu được mời ăn Tết Việt, uống rượu Lúa mới, chúc nhau những lời “có cánh”, tặng quà, khiêu vũ, hát dân ca Nga, dân ca Việt… trong đêm giao thừa Tết Việt. Năm 1987 xa xôi ấy, không thể có điện thoại di động gọi về nhà ở Việt Nam, cũng không phong lưu tiền bạc gọi về nhà, chúng tôi chỉ cố mô phỏng nghi lễ giao thừa, cùng xắn tay làm cỗ Việt. Chúng tôi cùng lập một bàn thờ đại diện trong căn phòng được bà phụ trách kí túc xá đồng ý cho mượn. Không có bài vị thờ, chúng tôi lấy gạo tẻ đong đầy cốc thủy tinh để cắm chân nhang, rồi bày hoa quả Nga lên bàn thờ là tấm gỗ thông giản dị gắn trang trọng trên tường. Tôi thắp ba nén hương trầm, nhớ lại những lời khẩn cầu tổ tiên của mẹ, của bà nội mà lầm rầm khấn vái: Ông bà phù hộ độ trì gia đình ở quê nhà và ở đây, cho những đứa con xa xứ được an lành học hành giỏi giang, sau này về lại quê hương phụng sự đất nước và nền sân khấu Việt Nam…

Tất cả chủ nhà người Việt chúng tôi đều cúi đầu kính cẩn khấn nguyện trước bàn thờ Việt khiến thầy Anton và cô Olga cũng tiến đến cạnh tôi cúi đầu thầm thì bằng tiếng Nga chúc mừng năm mới Việt tốt lành cho những  nghiên cứu sinh xa xứ .

 

Bày cỗ bàn thờ trong đêm giao thừa, 
dù xa hay gần, cũng đều trang trọng thành kính.
Bày cỗ bàn thờ trong đêm giao thừa, dù xa hay gần, cũng đều trang trọng thành kính.

 

Đêm ấy, chúng tôi say sưa uống rượu Việt rượu Nga, hát dân ca Việt, dân ca Nga, những “Bèo dạt mây trôi”, “Người ơi người ở đừng về”, “Hoa thơm bướm lượn” với “liễu xanh xanh, soi mình trên hồ nước trong”, với câu hỏi day dứt: “Tình yêu của em ơi, người ở nơi đâu?”. Rồi những bài tình ca hiện đại của Alla Pugacheva, của Sophia Rotaru được cô Olga hát lại, đã quyến rũ tôi học hát tiếng Nga với rất nhiều khắc khoải nhớ nhung tiếng Việt, sao tôi thấy ca khúc Việt-Nga rất giống nhau khi thể hiện những giai điệu tâm hồn của tính cách Việt và tính cách Nga…

Sau 3 cái Tết Việt ở Nga, tôi về thăm con gái ở Hà Nội, tôi về chậm, đã không thể dự đám tang bác ruột tôi, NSND Thương Huyền, mà theo lòng yêu thiên lệch của tôi, đó là người nghệ sĩ hát dân ca hay nhất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Bà theo kháng chiến chống Pháp lên hát tại Đài TNVN ngay từ những ngày đầu chiến khu Việt Bắc, hát dân ca, hát mới, giọng nữ cao đa tình, quyến rũ, trong vắt, du dương…khiến rất nhiều thính giả nghe đài trong và ngoài nước, giữa những ngày kháng chiến 9 năm gian khổ ấy đều phải lòng tiếng hát của bà. Sau năm 1989, tôi được tiêu chuẩn nghiên cứu sinh ở riêng một phòng 6m2, cạnh gian bếp sinh viên tầng 5, kí túc xá trường tôi, phố Apatrnhina, đảo Vaxili. Tôi lập tức mang di ảnh bác Huyền tôi từ Việt Nam sang và lập bàn thờ bác trong căn phòng nhỏ xíu ấy, và chỉ dám thắp hương tượng trưng, bởi kỉ luật khắt khe của kí túc xá, cấm ngặt đốt lửa khói trong phòng riêng. Ngẫm ra, tôi đã mang theo hành trang xa xứ cái dễ mang theo nhất, đó là những giai điệu dân gian trong tiếng hát của bác Huyền tôi. Chẳng phải bà đã hát bài dân ca “Ru con” Nam Bộ đoạt giải nhì cuộc thi hát dân ca quốc tế gồm hàng trăm nước tham dự, ngay sau hòa bình lập lại năm 1954 trên miền Bắc Việt Nam đấy ư?

Thấm thoắt đã gần 30 năm tôi thờ bác Huyền tôi, từ nước Nga Xôviết, trở về TPHCM, rồi về lại Thủ đô Hà Nội. Mồng Một, ngày Rằm, ngày Tết đều thắp hương cúng hoa quả trên bàn thờ bác Huyền. Mấy năm nay lại thêm ảnh mẹ và người chú (em bố) mất từ năm 20 tuổi vì tai nạn giao thông. Tôi vẫn tin những người thân yêu ấy luôn ở cạnh tôi và trở về trong những giấc mơ của tôi thật đằm thắm, thân thương…

Nhớ tết Việt ở Pháp  năm Nhâm Ngọ 2002

 

TS.Nguyễn Thị Minh Thái (giữa) cùng cô giáo Nga Nhicolaevna (phải) cùng một người bạn Cuba đón Tết tại Leningrag 
(ảnh do tác giả cung cấp).

TS.Nguyễn Thị Minh Thái (giữa) cùng cô giáo Nga Nhicolaevna (phải) cùng một người bạn Cuba đón Tết tại Leningrag (ảnh do tác giả cung cấp).

 

Tôi có hai cô bạn thân ở Pháp, một nữ ca sĩ người Vũng Tàu hát opera, hát dân ca Nam Bộ đều hay và sáng sân khấu. Cô sang Pháp từ tuổi thơ cùng gia đình đã hơn nửa thế kỉ. Một nữ nghệ sĩ chơi đàn dương cầm, người Hà Nội, sang Pháp cùng con gái, lấy chồng ở Pháp đã gần 30 năm. Cả hai đều giữ rất kĩ phong tục gia đình ngày giỗ Tết.

Nữ ca sĩ ở nhà riêng, gần ngoại ô Paris, có vườn rộng, trồng hoa Pháp, trồng cà chua và rau thơm Việt. Khi tôi đến chơi nhà, nữ ca sĩ chuẩn bị đãi khách, một chàng người Pháp, tôi được giới thiệu tên, song tôi cứ gọi vui là Oliu (quả olive) sẽ đệm piano cho nàng hát trong Tết người Việt tại Paris. Đãi bánh xèo Nam Bộ phải có rau xà lách ăn kèm, mà phải kèm rau thơm vườn nhà. Cô ca sĩ sai chàng Pháp ra vườn hái rau thơm trồng thành luống tươi tốt và hơn hớn trong gió đông không tuyết rơi. Cô nàng dặn đi dặn lại, đi nhẹ, nói khẽ, hái nương tay và hái in ít thôi, sợ cây đau. Thế mà anh chàng cả tin vào “vạn vật hữu linh” theo lời cô bạn tôi, đi rõ khẽ, nói rõ nhẹ, hái một nắm rau thơm vừa tay đã rối rít đủ rồi, hái nhiều cây nó dỗi thì tôi buồn lắm, không được mời ăn nem rán, bánh xèo Việt Nam thì đời tôi tàn mất…

Đãi đằng bạn Pháp và tôi xong, hai vợ chồng đưa tôi đến nhà má vợ, ăn cỗ Tết ngày Rằm tháng Giêng. Thế mới biết nhà nữ ca sĩ này, có dâu Pháp, rể Pháp, ở Pháp nửa thế kỉ vẫn giữ kĩ lề thói cổ truyền của ngày giỗ ngày Tết Việt, nhất là Tết Nguyên đán Việt, ngay giữa lòng thành phố Paris hoa lệ cổ điển bậc nhất Tây Âu…

Rồi tôi sang chơi nhà nữ nghệ sĩ dương cầm người Hà Nội ở cách Paris chừng 90km, ở ngôi làng có cái tên như tên con Rồng Việt: Longơ thì phải? Nhà ấy có một vườn hồng, táo và cũng có luống rau thơm Việt, dù chủ nhân rất ít bày biện nấu nướng ăn uống, suốt ngày chỉ luyện đàn và ngơi tay là dịch sách. Cắt cỏ, tưới cây, chăm hoa hồng, chụp ảnh tuyết và bây giờ cầu kinh niệm Phật là những niềm vui nhỏ ngoài niềm vui lớn nhất là chơi đàn piano, vừa là nghề lại vừa là nghiệp.

Lúc đưa tôi trở lại Paris, trước giờ lên xe nhà tự lái, cô bạn đánh đàn dương cầm tháo bao tay dẫn tôi lên gác áp mái tầng 2 của ngôi nhà, vốn lọt thỏm trong khu vườn rộng 5.000m2 bao quanh. Nàng bảo khẽ “mình lên thắp hương cho các cụ và ông anh”. Nàng có người anh đi bộ đội và mất ở Trường Sơn những tháng năm chống Mỹ. Bàn thờ được sắp đặt rất truyền thống và rất đẹp. Hoa quả vườn nhà tươi rói nàng tự tay hái từ sớm mai, và thắp hương khấn nguyện từ tinh mơ. Tôi thắp hương, cúi đầu nhận ngay ra hai cụ thân sinh đều là họa sĩ nổi tiếng Hà Nội, khi các cụ chưa về cõi, tôi vẫn đến chơi và chuyện trò cùng các cụ. Bên cạnh tôi, bạn tôi khẽ khàng: “Tôi đi đâu, ở đâu cũng mang theo di ảnh và lập bàn thờ các cụ, các anh, tôi xin gì các cụ cũng cho. Tôi chỉ xin cho con đánh đàn có người tri âm, ra được nhiều CD độc tấu. Tôi đã ra được gần 20 CD riêng rồi bồ ạ!”. Tôi nghĩ thầm, bố mẹ chẳng bao giờ bỏ con, cũng như ta là người Việt thì chẳng bao giờ nguôi nhớ thương đất mẹ, nơi cha sinh mẹ đẻ ở Hà Nội. Khi về đến Paris, bạn tôi cười nhẹ, bảo tôi, hôm nay có thờ có thiêng có kiêng có lành, cha mẹ, anh ruột phù hộ độ trì cho tôi đưa bạn đi đến nơi về đến chốn…

Thảo nào, trong tập truyện ngắn ra mắt cuối năm 2013, nhà văn Hồ Anh Thái đặt tên đầy ngụ ý: “Người bên này trời bên ấy” (NXB Trẻ 2013), với tựa đề lấy từ vở chèo Lưu Bình Dương Lễ: “Tình hoài vọng kể sao xiết kể/Thân một nơi lòng để một nơi”. Trang bìa 4 do chính Hồ Anh Thái viết, biện giải tinh tế cho nỗi sầu xứ của mình, hiện đang công cán ở nước ngoài với tư cách một cán bộ ngoại giao: “Chuyến đi dài nhất chính là cả cuộc đời, cuộc xê dịch triền miên trên cõi tạm. Qua các vùng địa lý, các vùng khí hậu, các vùng văn hóa và sắc tộc. Lên Bắc xuống Nam, Đông sang Tây và Tây trở về Đông. Gửi lại nơi đó những kỉ niệm, và đi đâu thì cũng mang theo trong lòng nỗi niềm hoài nhớ cố hương. Người đang ở bên này, bầu trời trên đầu cũng là trời bên này, nhưng ám ảnh hoài niệm khiến cho cảnh sắc chợt hóa thành bầu trời ở bên ấy…Như mọi chuyến đi, đi là trở về với bầu trời xứ sở mình, dù có khi chỉ là trở về trong hoài niệm”.

Như thế, những người Việt sống tha hương, nỗi lòng họ đều như nước chảy về chỗ trũng là nơi bản quán, đều như lá phải rụng về cội rễ quê hương.

TS Nguyễn Thị Minh Thái

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người ngoại tình chia sẻ lý do khó tưởng tượng khiến họ lạc lối

Người ngoại tình chia sẻ lý do khó tưởng tượng khiến họ lạc lối

Chuyện vợ chồng - 29 phút trước

GĐXH - "Chỉ là sự ham muốn do nội tiết xui khiến và tôi thực sự thấy hối hận" - một người viết.

Điều gì xảy ra với các đứa trẻ 'thần đồng', IQ cực cao khi lớn lên? Nghiên cứu 47 năm tìm ra câu trả lời

Điều gì xảy ra với các đứa trẻ 'thần đồng', IQ cực cao khi lớn lên? Nghiên cứu 47 năm tìm ra câu trả lời

Nuôi dạy con - 1 giờ trước

Một nghiên cứu kéo dài 47 năm với 5.000 "thần đồng" đã trả lời câu hỏi: Những đứa trẻ IQ cao liệu lớn lên có thành công không?

Cậu bé cầu xin bố hãy trở về nhà sau khi tranh cãi với mẹ gây bão CĐM: "Mỗi lần cãi nhau, bố đều bỏ đi, còn mẹ thức dậy với đôi mắt đỏ hoe vì khóc"

Cậu bé cầu xin bố hãy trở về nhà sau khi tranh cãi với mẹ gây bão CĐM: "Mỗi lần cãi nhau, bố đều bỏ đi, còn mẹ thức dậy với đôi mắt đỏ hoe vì khóc"

Gia đình - 10 giờ trước

"Hơn 10 năm qua, mỗi lần cãi nhau, bố đều đóng sầm cửa bỏ nhà đi. Sáng hôm sau, mẹ luôn làm bữa sáng cho con với đôi mắt đỏ hoe vì khóc", lời tâm sự của cậu thiếu niên khiến nhiều người xem rơi lệ.

Vợ trang điểm, nói là đến bệnh viện: Chồng lần theo định vị, "nóng mắt" khi thấy cảnh trong khách sạn

Vợ trang điểm, nói là đến bệnh viện: Chồng lần theo định vị, "nóng mắt" khi thấy cảnh trong khách sạn

Gia đình - 11 giờ trước

Vốn tin tưởng người vợ của mình nên khi phát hiện ra sự thật, người đàn ông này không thể giữ được bình tĩnh.

Cô dâu 88 tuổi lần đầu mặc váy cưới, kết hôn với mối tình thời thanh xuân

Cô dâu 88 tuổi lần đầu mặc váy cưới, kết hôn với mối tình thời thanh xuân

Chuyện vợ chồng - 14 giờ trước

Elaine Hall hạnh phúc trong lần đầu tiên mặc váy cưới ở tuổi 88. Bà kết hôn cùng mối tình thời thanh xuân sau nhiều thập kỷ xa cách.

5 chòm sao nam yêu vợ điển hình

5 chòm sao nam yêu vợ điển hình

Gia đình - 14 giờ trước

GĐXH - Trong vòng tròn hoàng đạo, có 5 chòm sao nam nổi tiếng là một ông bố mẫu mực thương con, một người chồng tốt yêu chiều vợ.

6 'quy luật thiên nhiên' cha mẹ áp dụng càng sớm con càng thành công sớm

6 'quy luật thiên nhiên' cha mẹ áp dụng càng sớm con càng thành công sớm

Nuôi dạy con - 15 giờ trước

GĐXH - Trong tự nhiên có những quy luật nếu các bậc cha mẹ hiểu và áp dụng được vào dạy dỗ con cái, chúng rất dễ thành công.

Cảm động tình yêu của cô gái kém 50 tuổi, bác sĩ U80 có màn tỏ tình bất ngờ

Cảm động tình yêu của cô gái kém 50 tuổi, bác sĩ U80 có màn tỏ tình bất ngờ

Gia đình - 19 giờ trước

Sau khi kể câu chuyện lãng mạn, vị bác sĩ lấy từ trong ngăn kéo ra một chiếc gương và nói nhỏ với Han Shilan: "Tôi cũng có một chiếc gương nhỏ tặng cho em".

Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Cha dượng nghỉ việc ở nhà dù lương hơn 50 triệu, biết lý do tôi thấy phục ông vô cùng

Gia đình - 1 ngày trước

Nghe dượng tâm sự xong, tôi thấy mừng vì mẹ đã gửi gắm tình cảm đúng người.

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gửi con ngày cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận 'hóa đơn' đòi tiền từ em gái

Gia đình - 1 ngày trước

Gửi con đến nhà em gái cuối tuần, người mẹ sốc khi nhận được hóa đơn yêu cầu thanh toán các khoản chi tiêu cho bé.

Top